Đã nhiều lần, tôi được các bạn yêu thích chim vành khuyên hỏi cách phòng và chữa trị bệnh tiêu chảy cho chim vành khuyên nói riêng và các loại chim khác nói chung, nhưng do kinh nghiệm có hạn và ít khi gặp trường hợp nuôi chim bị bệnh, nên tôi phải nhờ đến nghệ nhân Cao Niềm, là người am hiểu và có nhiều kinh nghiệm giới thiệu cách chữa trị chim bị tiêu chảy :
Dưới đây là cách phòng và chữa bệnh tiêu chảy của nghệ nhân Cao Niềm :
Chim vành khuyên còn gọi là chim khoen. Chim vành khuyên rất bé nhỏ yếu ớt chỉ cân nặng khoảng 10g. Một khi đã bị bệnh rất khó chữa trị, làm bối rối cho người nuôi. Nhất chim bị bệnh lại là chú chim khuyên Ba Son ( là khuyên xanh sinh sống trong sở thú gần cảng Ba Son – Sài Gòn)luyến láy tuyệt vờ imê hoặc, thì chủ chim lại càng ăn không ngon, ngủ không yên, lo tìm chạy thuốc để cứu con chim yêu quý của mình.
Khổ nỗi, ở nước ngoài điều kiện chữa trị cho chim có Bác sĩ thú y giúp sức rất thuận lợi, còn ở ta, chủ nuôi chim tự tìm cách chữa lấy có khi không biết hỏi ai, mỗi người chữa mỗi cách rất khó có kết quả tốt được, thường là thất bại nhiều hơn thành công.
Chim vành khuyên bị tiêu chảy, biểu hiện chim bị bệnh đường tiêu hóa với rất nhiều nguyên nhân, vì thế cũng có rất nhiều cách điều trị khác nhau.
1. Bênh ký sinh trùng :
Chim bị giun sán sống ký sinh ở đường ruột. Chim kém ăn,ốm, khát nước, xù lông, xệ cánh, đi phân lỏng có mùi hôi không màu. Cách chữa :
- 1- 2 mg Pipérazine hoặc 2mg bột trái cau già ( cau ăn trầu );
- 15ml nước pha đường 25% ;
Cho chim uống liên tục trong 2 ngày ( liều trên dùng trong 1 ngày ).
2. Bệnh tiêu chảy do E.coli :
Do chim đề kháng kém, dư đạm, béo, tiêu hóa không hết tạo cho chủng E.coli gây bệnh tiêu chảy, phân thay đổi màu. Cách chữa :
- 1 – 2 mg Ampicilin;
- 15ml nước pha đường 25%;
Cho chim uống liên tục trong 3 ngày .
3. Bệnh tụ huyết trùng ( vi khuẩn ):
Chim cứ rũ, lim rim, khó thở, chân co rút, đi phân chảy có nhớt và màu xanh. Cách chữa :
- 1 – 2 mg Streptomycine hay Kanamycine hoặc Teramycine;
- 15ml nước pha đường 25%;
Cho chim uống liên tục trong 4 ngày .
4. Bệnh do vi rút :
Chim bệnh thường rút cổ, ngủ gục, bỏ ăn, khó thở, sút cân nhanh, run rẩy, đi phân lỏng, trắng, dính xung quanh hậu môn. Cách chữa :
- Chủng ngừa bằng vaccin;
- Điều trị bằng vitamin hoặc mật ong pha loãng dùng cho tới khi chim hết bệnh.
5. Bệnh do bị “ Sốc “ :
Chim phản ứng với bất kỳ lý do nào bằng việc đi phân lỏng, nhưng sức khỏe trông như bình thường. Điều trị bằng cách đưa chim trở lại tinh thần ổn định và bồi dưỡng cho chim sẽ hết bệnh mà không phải dùng thuốc, như dùng thêm sữa, đường, mật ong .
- Việc sử dụng thuốc khánh sinh đều cẩn trọng về liều lượng và theo dõi kỹ lưỡng, tránh bị phạm thuốc hay quá liều.
- Khi cho chim uống thuốc để ý chim có uống không, nếu không chim sẽ chết khát.
- Vài lần khuấy thuốc bị lắng đọng ở đáy cóng.
- Nếu cho chim uống hết thuốc thì cho thêm nước tuyệt đối không để thiếu nước.
- Cho chim ăn bình thường, không cho ăn trái cây xanh, chua hoặc giảm chất đạm, béo như bột có nhiều trứng để chim sớm bình phục.
- Tách chim bệnh nuôi riêng ra nếu ở lồng tập thể để tránh lây lan qua chim khỏe mạnh.
- Làm vệ sinh lồng và khu vực nuôi chim.
- Cho các chim khỏe mạnh còn lại uống liều thuốc phòng ngừa .
( Phần sau : Nguyên nhân và phòng ngừa )
Chim vành khuyên còn gọi là chim khoen. Chim vành khuyên rất bé nhỏ yếu ớt chỉ cân nặng khoảng 10g. Một khi đã bị bệnh rất khó chữa trị, làm bối rối cho người nuôi. Nhất chim bị bệnh lại là chú chim khuyên Ba Son ( là khuyên xanh sinh sống trong sở thú gần cảng Ba Son – Sài Gòn)luyến láy tuyệt vờ imê hoặc, thì chủ chim lại càng ăn không ngon, ngủ không yên, lo tìm chạy thuốc để cứu con chim yêu quý của mình.
Khổ nỗi, ở nước ngoài điều kiện chữa trị cho chim có Bác sĩ thú y giúp sức rất thuận lợi, còn ở ta, chủ nuôi chim tự tìm cách chữa lấy có khi không biết hỏi ai, mỗi người chữa mỗi cách rất khó có kết quả tốt được, thường là thất bại nhiều hơn thành công.
Chim vành khuyên bị tiêu chảy, biểu hiện chim bị bệnh đường tiêu hóa với rất nhiều nguyên nhân, vì thế cũng có rất nhiều cách điều trị khác nhau.
Triệu chứng và chữa trị
1. Bênh ký sinh trùng :
Chim bị giun sán sống ký sinh ở đường ruột. Chim kém ăn,ốm, khát nước, xù lông, xệ cánh, đi phân lỏng có mùi hôi không màu. Cách chữa :
- 1- 2 mg Pipérazine hoặc 2mg bột trái cau già ( cau ăn trầu );
- 15ml nước pha đường 25% ;
Cho chim uống liên tục trong 2 ngày ( liều trên dùng trong 1 ngày ).
2. Bệnh tiêu chảy do E.coli :
Do chim đề kháng kém, dư đạm, béo, tiêu hóa không hết tạo cho chủng E.coli gây bệnh tiêu chảy, phân thay đổi màu. Cách chữa :
- 1 – 2 mg Ampicilin;
- 15ml nước pha đường 25%;
Cho chim uống liên tục trong 3 ngày .
3. Bệnh tụ huyết trùng ( vi khuẩn ):
Chim cứ rũ, lim rim, khó thở, chân co rút, đi phân chảy có nhớt và màu xanh. Cách chữa :
- 1 – 2 mg Streptomycine hay Kanamycine hoặc Teramycine;
- 15ml nước pha đường 25%;
Cho chim uống liên tục trong 4 ngày .
4. Bệnh do vi rút :
Chim bệnh thường rút cổ, ngủ gục, bỏ ăn, khó thở, sút cân nhanh, run rẩy, đi phân lỏng, trắng, dính xung quanh hậu môn. Cách chữa :
- Chủng ngừa bằng vaccin;
- Điều trị bằng vitamin hoặc mật ong pha loãng dùng cho tới khi chim hết bệnh.
5. Bệnh do bị “ Sốc “ :
Chim phản ứng với bất kỳ lý do nào bằng việc đi phân lỏng, nhưng sức khỏe trông như bình thường. Điều trị bằng cách đưa chim trở lại tinh thần ổn định và bồi dưỡng cho chim sẽ hết bệnh mà không phải dùng thuốc, như dùng thêm sữa, đường, mật ong .
Ghi nhớ :
- Việc sử dụng thuốc khánh sinh đều cẩn trọng về liều lượng và theo dõi kỹ lưỡng, tránh bị phạm thuốc hay quá liều.
- Khi cho chim uống thuốc để ý chim có uống không, nếu không chim sẽ chết khát.
- Vài lần khuấy thuốc bị lắng đọng ở đáy cóng.
- Nếu cho chim uống hết thuốc thì cho thêm nước tuyệt đối không để thiếu nước.
- Cho chim ăn bình thường, không cho ăn trái cây xanh, chua hoặc giảm chất đạm, béo như bột có nhiều trứng để chim sớm bình phục.
- Tách chim bệnh nuôi riêng ra nếu ở lồng tập thể để tránh lây lan qua chim khỏe mạnh.
- Làm vệ sinh lồng và khu vực nuôi chim.
- Cho các chim khỏe mạnh còn lại uống liều thuốc phòng ngừa .
( Phần sau : Nguyên nhân và phòng ngừa )