hchungkt80
Dịch giả Vietpet
Cấp xã, phường đều băn khoăn: Lấy ai đi bắt chó không đăng ký? Chỗ đâu nuôi? Lỡ chó chết lấy tiền đâu mà đền?...Như Pháp Luật TP.HCM ngày 15-8 đưa tin, theo Thông tư 48 hướng dẫn các biện pháp phòng chống bệnh dại ở động vật của Bộ NN&PTNT, từ ngày 19-9 tới, trừ khu vực vùng sâu, vùng xa, các hộ gia đình nuôi chó trên cả nước phải đăng ký để UBND cấp xã lập sổ quản lý chó.
Sẽ biết ai là chủ chó để bắt đền
Chị Nguyễn Thanh Hà, phường 15, quận Bình Thạnh (TP.HCM) cho biết rất đồng tình với quy định tổ chức, cá nhân nuôi chó phải đăng ký với phường, xã để được cấp sổ quản lý vật nuôi.
“Trước giờ, tôi thấy người ta nuôi chó giữ nhà hoặc làm cảnh đều rất lộn xộn, nhiều người cứ thả chó ra đường cho đi rông, chạy nhảy tự do, ị bậy tùm lum rất mất vệ sinh. Nếu người nào không may bị chó cắn ngoài đường thì cũng chẳng ai phải chịu trách nhiệm vì biết chủ của con chó là ai mà bắt thường” - chị Hà nói.
Đồng tình, anh Trần Mạnh Dũng, phường 14, quận 8 cũng cho rằng nuôi chó phải đăng ký để quản lý chặt chẽ là điều nên làm. “Nhiều người nuôi chó nhưng chẳng bao giờ nhớ phải đưa đi chích ngừa định kỳ, đến khi lỡ chó cắn ai đó thì mới cuống cuồng đi chích thuốc. Vừa lo lắng vừa tốn tiền, lại hại cho sức khỏe. Nếu mỗi con chó có một sổ lý lịch thì chủ nuôi dù bận việc đến mấy cũng sẽ không quên lịch chích các loại vắc-xin cho chúng, rất yên tâm” - anh Dũng nói.
Theo chị Nguyễn Thị Thu Ngân, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, khi đã tính tới việc quản lý chó thì cũng nên tính phải làm thế nào cho khoa học. Con chó được đăng ký thì có sổ nhưng sổ chủ chó giữ. Trong trường hợp chó đi lạc hoặc có vấn đề gì, nó làm sao... chứng minh được rằng “tôi đã có lý lịch”.
Chưa thực tế với nông thôn
Khi được hỏi ý kiến, ông Phạm Văn Triệu (xã Bình Lợi, huyện Bình Chánh, TP.HCM) cho biết bản thân ông thấy việc thực hiện quy định này không khả quan mấy.
Theo ông Triệu, tâm lý thông thường sẽ thấy ngại vì nuôi một con chó mà phải đăng ký đầu này đầu kia, phiền phức quá. Riêng về quy định chó ra đường phải có người dắt dây xích và có rọ mõm chỉ phù hợp trong đô thị hoặc với những con chó dữ chứ ở nông thôn thì không phù hợp lắm...
Cùng nỗi băn khoăn, ông Đình Nguyễn (xã Việt Hồng, huyện Thanh Hà, Hải Dương) nhận xét: “Hiện nay, việc tiêm phòng cho chó có người còn không thực hiện thì việc đăng ký xem chừng khó lắm. Vùng quê tôi, người dân ở tản mát nên việc đi đăng ký nuôi chó cũng ngại. Nếu quy định bắt buộc phải đăng ký thì có khi người ta bán quách đi hoặc giết thịt không chừng. Theo tôi, quy định này chỉ phù hợp với TP vì người TP nuôi chó để chơi, làm cảnh nên họ nuôi lâu chứ nhà quê nuôi lớn là đem bán hoặc giết thịt...”
Lấy ai đi bắt chó chui?
Ông Phạm Ngọc Châu, Chủ tịch UBND xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh (TP.HCM) nêu ra nhiều băn khoăn xung quanh quy định giao cấp xã quản lý việc đăng ký nuôi chó và xử lý vi phạm.
“Thông tư giao xã phải bắt giữ chó nếu chủ nuôi không đăng ký, vậy thì lực lượng nào sẽ đi bắt chó? Đâu phải ai cũng có thể bắt được vì không khéo người bắt lại bị chó cắn. Rồi lấy phương tiện gì để bắt? Ngay cả bắt được rồi thì một loạt vấn đề nảy sinh như chỗ nuôi, ai nuôi và chăm sóc những con chó đã bắt, nếu chúng chết thì xã có phải đền? Nếu phải đền thì tiền đâu mà đền, vì có những con chó cũng khá đắt tiền...” - ông Châu đặt một loạt câu hỏi.
Cũng theo ông Châu, phải có văn bản pháp luật nêu rõ mức phạt cụ thể đối với những hành vi vi phạm chứ giao địa phương tự quy định mức phạt thì rất khó. “Việc quản lý nuôi chó là rất cần thiết. Tuy nhiên, phải có hướng dẫn một cách cụ thể, rõ ràng thì địa phương mới thực hiện được” - ông Châu nói.
Bà Nguyễn Trường Giang, Phó Chủ tịch UBND xã Long Thới, huyện Nhà Bè (TP.HCM), cũng có cùng ý kiến. “Việc quản lý chó, mèo theo tôi là cần nhưng thông tư phải quy định rõ ràng hơn thì xã mới thực hiện được. Cụ thể là lực lượng nào bắt chó, kinh phí ở đâu để nuôi những con vật bị bắt. Nếu người dân vi phạm không đăng ký khi nuôi nhiều chó thì ai là người phạt, mức phạt ra sao...”
Chưa rõ phạt theo quy định nào
Ông Lê Tấn Tài, Chủ tịch UBND phường 6, quận 5, cho biết thực tế hiện nay ở cấp phường không có đủ phương tiện, lực lượng cũng như chuyên môn để bắt, giữ và chăm sóc chó trong thời gian tạm giữ. Việc này phải do cán bộ thú y thực hiện sẽ phù hợp hơn. Lâu nay ở TP vẫn có đội bắt chó rông của Chi cục Thú y TP có đủ phương tiện, nghiệp vụ để thực hiện. Nếu phường có tham gia vào việc này thì cũng chỉ có thể phối hợp chứ không có chuyên môn đi bắt chó rông, không may bị chó cắn thì ai chịu trách nhiệm. Hơn nữa, phường cũng lấy đâu ra chỗ để giữ chó.
Ông Tài cũng phân tích, về việc xử phạt thì chưa thấy quy định mức phạt bao nhiêu, thẩm quyền phạt do ai và thủ tục, cách thức phạt... Theo ông Tài, hiện có hai quy định có thể xử phạt liên quan đến việc quản lý chó. Một là Nghị định 150/2005 quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội. Hai là Nghị định 40/2009 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y. Phạt theo nghị định nào cũng cần hướng dẫn cụ thể.
“Trước khi triển khai thực hiện việc này, cần lấy ý kiến ở cơ sở để làm rõ những thắc mắc của cấp thực hiện. Sau đó có một hướng dẫn thống nhất, rõ ràng thì mới có thể triển khai được” - ông Tài kiến nghị.
Phạt từ 60.000 đến 500.000 đồng
Ngày 11-6-2009, Chi cục Thú y TP.HCM ra thông báo về việc xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi thả rông động vật nơi công cộng và chưa tiêm phòng bệnh dại. Theo đó, kể từ ngày 15-6, chủ của động vật thả rông bị bắt tạm giữ bị xử phạt cụ thể như sau:
- Phạt từ 60.000 đến 100.000 đồng đối với hành vi thả rông trâu, bò, ngựa, chó hoặc động vật khác trong TP, thị xã hoặc nơi công cộng. Mức phạt này theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 7 Nghị định 50/2005 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội.
- Phạt từ 100.000 đến 500.000 đồng đối với hành vi không thực hiện việc tiêm phòng vắc-xin hoặc các biện pháp phòng bệnh bắt buộc khác cho động vật... Cụ thể là trường hợp chủ vật nuôi không xuất trình được giấy chứng nhận tiêm phòng bệnh dại hợp lệ do cơ quan thú y cấp theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 9 Nghị định số 40/2009 về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y.
- Ngoài ra chủ vật nuôi phải nộp chi phí lưu giữ, tiêm phòng bệnh dại cho chó (nếu có) theo quy định.
Theo Nhóm phóng viên (Pháp Luật TPHCM)
Sẽ biết ai là chủ chó để bắt đền
Chị Nguyễn Thanh Hà, phường 15, quận Bình Thạnh (TP.HCM) cho biết rất đồng tình với quy định tổ chức, cá nhân nuôi chó phải đăng ký với phường, xã để được cấp sổ quản lý vật nuôi.
“Trước giờ, tôi thấy người ta nuôi chó giữ nhà hoặc làm cảnh đều rất lộn xộn, nhiều người cứ thả chó ra đường cho đi rông, chạy nhảy tự do, ị bậy tùm lum rất mất vệ sinh. Nếu người nào không may bị chó cắn ngoài đường thì cũng chẳng ai phải chịu trách nhiệm vì biết chủ của con chó là ai mà bắt thường” - chị Hà nói.
Việc nuôi chó thả rông còn khá phổ biến ở thành phố, huống chi ở vùng nông thôn (Ảnh chụp trên đường Hồ Thị Kỷ, quận 10, TP.HCM ngày 16-8 - Ảnh: HTD)
Đồng tình, anh Trần Mạnh Dũng, phường 14, quận 8 cũng cho rằng nuôi chó phải đăng ký để quản lý chặt chẽ là điều nên làm. “Nhiều người nuôi chó nhưng chẳng bao giờ nhớ phải đưa đi chích ngừa định kỳ, đến khi lỡ chó cắn ai đó thì mới cuống cuồng đi chích thuốc. Vừa lo lắng vừa tốn tiền, lại hại cho sức khỏe. Nếu mỗi con chó có một sổ lý lịch thì chủ nuôi dù bận việc đến mấy cũng sẽ không quên lịch chích các loại vắc-xin cho chúng, rất yên tâm” - anh Dũng nói.
Theo chị Nguyễn Thị Thu Ngân, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, khi đã tính tới việc quản lý chó thì cũng nên tính phải làm thế nào cho khoa học. Con chó được đăng ký thì có sổ nhưng sổ chủ chó giữ. Trong trường hợp chó đi lạc hoặc có vấn đề gì, nó làm sao... chứng minh được rằng “tôi đã có lý lịch”.
Chưa thực tế với nông thôn
Khi được hỏi ý kiến, ông Phạm Văn Triệu (xã Bình Lợi, huyện Bình Chánh, TP.HCM) cho biết bản thân ông thấy việc thực hiện quy định này không khả quan mấy.
Theo ông Triệu, tâm lý thông thường sẽ thấy ngại vì nuôi một con chó mà phải đăng ký đầu này đầu kia, phiền phức quá. Riêng về quy định chó ra đường phải có người dắt dây xích và có rọ mõm chỉ phù hợp trong đô thị hoặc với những con chó dữ chứ ở nông thôn thì không phù hợp lắm...
Cùng nỗi băn khoăn, ông Đình Nguyễn (xã Việt Hồng, huyện Thanh Hà, Hải Dương) nhận xét: “Hiện nay, việc tiêm phòng cho chó có người còn không thực hiện thì việc đăng ký xem chừng khó lắm. Vùng quê tôi, người dân ở tản mát nên việc đi đăng ký nuôi chó cũng ngại. Nếu quy định bắt buộc phải đăng ký thì có khi người ta bán quách đi hoặc giết thịt không chừng. Theo tôi, quy định này chỉ phù hợp với TP vì người TP nuôi chó để chơi, làm cảnh nên họ nuôi lâu chứ nhà quê nuôi lớn là đem bán hoặc giết thịt...”
Lấy ai đi bắt chó chui?
Ông Phạm Ngọc Châu, Chủ tịch UBND xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh (TP.HCM) nêu ra nhiều băn khoăn xung quanh quy định giao cấp xã quản lý việc đăng ký nuôi chó và xử lý vi phạm.
“Thông tư giao xã phải bắt giữ chó nếu chủ nuôi không đăng ký, vậy thì lực lượng nào sẽ đi bắt chó? Đâu phải ai cũng có thể bắt được vì không khéo người bắt lại bị chó cắn. Rồi lấy phương tiện gì để bắt? Ngay cả bắt được rồi thì một loạt vấn đề nảy sinh như chỗ nuôi, ai nuôi và chăm sóc những con chó đã bắt, nếu chúng chết thì xã có phải đền? Nếu phải đền thì tiền đâu mà đền, vì có những con chó cũng khá đắt tiền...” - ông Châu đặt một loạt câu hỏi.
Cũng theo ông Châu, phải có văn bản pháp luật nêu rõ mức phạt cụ thể đối với những hành vi vi phạm chứ giao địa phương tự quy định mức phạt thì rất khó. “Việc quản lý nuôi chó là rất cần thiết. Tuy nhiên, phải có hướng dẫn một cách cụ thể, rõ ràng thì địa phương mới thực hiện được” - ông Châu nói.
Bà Nguyễn Trường Giang, Phó Chủ tịch UBND xã Long Thới, huyện Nhà Bè (TP.HCM), cũng có cùng ý kiến. “Việc quản lý chó, mèo theo tôi là cần nhưng thông tư phải quy định rõ ràng hơn thì xã mới thực hiện được. Cụ thể là lực lượng nào bắt chó, kinh phí ở đâu để nuôi những con vật bị bắt. Nếu người dân vi phạm không đăng ký khi nuôi nhiều chó thì ai là người phạt, mức phạt ra sao...”
Chưa rõ phạt theo quy định nào
Ông Lê Tấn Tài, Chủ tịch UBND phường 6, quận 5, cho biết thực tế hiện nay ở cấp phường không có đủ phương tiện, lực lượng cũng như chuyên môn để bắt, giữ và chăm sóc chó trong thời gian tạm giữ. Việc này phải do cán bộ thú y thực hiện sẽ phù hợp hơn. Lâu nay ở TP vẫn có đội bắt chó rông của Chi cục Thú y TP có đủ phương tiện, nghiệp vụ để thực hiện. Nếu phường có tham gia vào việc này thì cũng chỉ có thể phối hợp chứ không có chuyên môn đi bắt chó rông, không may bị chó cắn thì ai chịu trách nhiệm. Hơn nữa, phường cũng lấy đâu ra chỗ để giữ chó.
Ông Tài cũng phân tích, về việc xử phạt thì chưa thấy quy định mức phạt bao nhiêu, thẩm quyền phạt do ai và thủ tục, cách thức phạt... Theo ông Tài, hiện có hai quy định có thể xử phạt liên quan đến việc quản lý chó. Một là Nghị định 150/2005 quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội. Hai là Nghị định 40/2009 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y. Phạt theo nghị định nào cũng cần hướng dẫn cụ thể.
“Trước khi triển khai thực hiện việc này, cần lấy ý kiến ở cơ sở để làm rõ những thắc mắc của cấp thực hiện. Sau đó có một hướng dẫn thống nhất, rõ ràng thì mới có thể triển khai được” - ông Tài kiến nghị.
Phạt từ 60.000 đến 500.000 đồng
Ngày 11-6-2009, Chi cục Thú y TP.HCM ra thông báo về việc xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi thả rông động vật nơi công cộng và chưa tiêm phòng bệnh dại. Theo đó, kể từ ngày 15-6, chủ của động vật thả rông bị bắt tạm giữ bị xử phạt cụ thể như sau:
- Phạt từ 60.000 đến 100.000 đồng đối với hành vi thả rông trâu, bò, ngựa, chó hoặc động vật khác trong TP, thị xã hoặc nơi công cộng. Mức phạt này theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 7 Nghị định 50/2005 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội.
- Phạt từ 100.000 đến 500.000 đồng đối với hành vi không thực hiện việc tiêm phòng vắc-xin hoặc các biện pháp phòng bệnh bắt buộc khác cho động vật... Cụ thể là trường hợp chủ vật nuôi không xuất trình được giấy chứng nhận tiêm phòng bệnh dại hợp lệ do cơ quan thú y cấp theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 9 Nghị định số 40/2009 về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y.
- Ngoài ra chủ vật nuôi phải nộp chi phí lưu giữ, tiêm phòng bệnh dại cho chó (nếu có) theo quy định.
Theo Nhóm phóng viên (Pháp Luật TPHCM)