chienvet
Chuyên gia thú y
Nhiễm độc chì ở chó
Ngộ độc chì ở chó xuất hiện khi hàm lượng chì tích tụ trong máu đạt đến mức biểu hiện thành triệu chứng.. Chó hay liếm, ăn phải các mảng sơn có chì hoặc bụi bẩn trong khi sửa những ngôi nhà cũ. Nó có thể nhiễm khi chó ăn các thứ có chứa chì như đồ chơi, vải đã xử lí, cá đã sử lí, bi chì và gạch ngói. Một vài dạng của chất cách điện cũng có thể là nguyên nhân gây ngộ độc chì nếu chó ăn phải. Nước từ những cái ống làm bằng chì có thể mang chì đến, như nước đựng trong những cái bát tráng men không đúng kĩ thuật. Thông thường có thể quan sát thấy triệu chứng sau khi chó ăn vượt quá lượng cần thiết trong một khoảng thời gian ngắn, như là liếm vết sơn có chì bẩn trên lông một ngày hoặc hai ngày. Tuy nhiên ăn với lượng nhỏ trong một thời gian dài cũng gây ra ngộ độc cho cơ thể.
Triệu chứng
Ngộ độc chì ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể đặc biệt là hện thống dạ dày ruột và thần kinh. Triệu chứng bao gồm: giảm tính ngon miệng, buồn nôn, đau bụng, táo bón sau đó là ỉa chảy, hàm nhai khó khăn, mù, tai biến mạch máu, sự co thắt cơ, thay đổi hành vi, đi vòng quanh, mất thăng bằng.
Chẩn đoán
Nguồn gốc sự phơi nhiễm với chì là cơ sở để chẩn đoán ban đầu, là dấu hiệu để chẩn đoán, và tìm ra hướng điều trị đặc hiệu. Độc tố chì có khả năng duy trì suốt đời con vật ( ở người cũng vậy). Nó biểu hiện ra ở cả 2 hệ thống dạ dày ruột và thần kinh. Thí dụ có thể quan sát thấy sự bất thường ở các tế bào máu dưới kính hiển vi, mặc dù đây không phải là cách chẩn đoán mang tính quyết định. Phương pháp quyết định là kiểm tra nồng độ chì trong máu. Nếu con chó đã chết thì nồng độ chì trong gan có thể là chẩn đoán quyết định.
Điều trị
Việc điều trị nhằm loại bỏ sự tồn tại của chì ở trong ống tiêu hoá bằng cách gây nôn, nếu như sự biểu hiện vừa xảy ra, hoặc phải phẫu thuật nếu như cần thiết. Triệu chứng như nôn cũng là phương pháp cần thiết. Liệu pháp điều trị đặc hiệu với ngộ độc chì là tạo chelat hoá( tạo phức) với Ca2Na2EDTA. Phương pháp khác bao gồm dùng Penicilin ( sửa thành: Penicillamine- BSGV ) và vitamin B1. Sau khi điều trị , hàm lượng chì trong máu sẽ được kiểm tra để chắc chắn rằng nó đã quay lại mức độ bình thường.
Phòng ngừa
Việc phòng ngừa nhằm mục đích không cho chó tiếp xúc, ăn phải chì. Ví dụ, nếu bạn dùng sơn có chì, thì hãy không cho chó vào khu vực đó, sự phòng ngừa thích hợp là ngăn cản sự tiếp xúc của người với chì ( Nâng cao nhận thức về sức khoẻ cộng đồng ở địa phương bạn). Những mảng sơn có chì và bụi có thể bị chó ăn phải nếu chúng liếm lông, mà có bụi bẩn trên đó. Bất kì đồ vật nào có chứa chì đều phải để xa tầm với của chó ( và trẻ con). Nếu một con chó trong nhà bị nhiễm độc chì, thì cần thiết phải kiểm tra hàm lượng chì trong máu của tất cả chó và người trong nhà, đặc biệt là trẻ nhỏ.
Dịch theo http://www.peteducation.com/article.cfm?c=2+2090&aid=1522
Trái: hồng cầu bình thường- Phải: Hồng cầu bị nhiễm độc chì ở chó.
Hãy cẩn thận với trang sức có chì, nguy hiểm cho cả người và chó.
Ngộ độc chì ở chó xuất hiện khi hàm lượng chì tích tụ trong máu đạt đến mức biểu hiện thành triệu chứng.. Chó hay liếm, ăn phải các mảng sơn có chì hoặc bụi bẩn trong khi sửa những ngôi nhà cũ. Nó có thể nhiễm khi chó ăn các thứ có chứa chì như đồ chơi, vải đã xử lí, cá đã sử lí, bi chì và gạch ngói. Một vài dạng của chất cách điện cũng có thể là nguyên nhân gây ngộ độc chì nếu chó ăn phải. Nước từ những cái ống làm bằng chì có thể mang chì đến, như nước đựng trong những cái bát tráng men không đúng kĩ thuật. Thông thường có thể quan sát thấy triệu chứng sau khi chó ăn vượt quá lượng cần thiết trong một khoảng thời gian ngắn, như là liếm vết sơn có chì bẩn trên lông một ngày hoặc hai ngày. Tuy nhiên ăn với lượng nhỏ trong một thời gian dài cũng gây ra ngộ độc cho cơ thể.
Triệu chứng
Ngộ độc chì ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể đặc biệt là hện thống dạ dày ruột và thần kinh. Triệu chứng bao gồm: giảm tính ngon miệng, buồn nôn, đau bụng, táo bón sau đó là ỉa chảy, hàm nhai khó khăn, mù, tai biến mạch máu, sự co thắt cơ, thay đổi hành vi, đi vòng quanh, mất thăng bằng.
Chẩn đoán
Nguồn gốc sự phơi nhiễm với chì là cơ sở để chẩn đoán ban đầu, là dấu hiệu để chẩn đoán, và tìm ra hướng điều trị đặc hiệu. Độc tố chì có khả năng duy trì suốt đời con vật ( ở người cũng vậy). Nó biểu hiện ra ở cả 2 hệ thống dạ dày ruột và thần kinh. Thí dụ có thể quan sát thấy sự bất thường ở các tế bào máu dưới kính hiển vi, mặc dù đây không phải là cách chẩn đoán mang tính quyết định. Phương pháp quyết định là kiểm tra nồng độ chì trong máu. Nếu con chó đã chết thì nồng độ chì trong gan có thể là chẩn đoán quyết định.
Điều trị
Việc điều trị nhằm loại bỏ sự tồn tại của chì ở trong ống tiêu hoá bằng cách gây nôn, nếu như sự biểu hiện vừa xảy ra, hoặc phải phẫu thuật nếu như cần thiết. Triệu chứng như nôn cũng là phương pháp cần thiết. Liệu pháp điều trị đặc hiệu với ngộ độc chì là tạo chelat hoá( tạo phức) với Ca2Na2EDTA. Phương pháp khác bao gồm dùng Penicilin ( sửa thành: Penicillamine- BSGV ) và vitamin B1. Sau khi điều trị , hàm lượng chì trong máu sẽ được kiểm tra để chắc chắn rằng nó đã quay lại mức độ bình thường.
Phòng ngừa
Việc phòng ngừa nhằm mục đích không cho chó tiếp xúc, ăn phải chì. Ví dụ, nếu bạn dùng sơn có chì, thì hãy không cho chó vào khu vực đó, sự phòng ngừa thích hợp là ngăn cản sự tiếp xúc của người với chì ( Nâng cao nhận thức về sức khoẻ cộng đồng ở địa phương bạn). Những mảng sơn có chì và bụi có thể bị chó ăn phải nếu chúng liếm lông, mà có bụi bẩn trên đó. Bất kì đồ vật nào có chứa chì đều phải để xa tầm với của chó ( và trẻ con). Nếu một con chó trong nhà bị nhiễm độc chì, thì cần thiết phải kiểm tra hàm lượng chì trong máu của tất cả chó và người trong nhà, đặc biệt là trẻ nhỏ.
Dịch theo http://www.peteducation.com/article.cfm?c=2+2090&aid=1522
Trái: hồng cầu bình thường- Phải: Hồng cầu bị nhiễm độc chì ở chó.
Hãy cẩn thận với trang sức có chì, nguy hiểm cho cả người và chó.