Nhiều người vì quá thương yêu con vật nuôi nên thường cho chúng ngủ chung, điều đó về mặt y khoa là hoàn toàn không nên!
Hình ảnh nội soi tai của bệnh nhân Đ. cho thấy ve và trứng ở ống tai
Thương quá thành hại
Đời sống phát triển, nhiều người ngoài sở thích chơi cây kiểng, còn thích nuôi những con vật trong nhà. Nhiều người xem con vật nuôi như là "bạn thân", để chăm chút, vui chơi giải trí cùng với chúng trong những lúc rảnh rỗi. Có những người vì quá thương con vật nên cho chúng ngủ chung với mình. Tuy nhiên, bác sĩ Trương Vĩnh Long (Trưởng khoa Nội, Bệnh viện Hoàn Mỹ 2, TP.HCM) cảnh báo, việc đam mê và yêu thương, cận kề vật nuôi quá mức sẽ gặp những rắc rối, thậm chí là bệnh tật phát sinh cho thân chủ từ những cử chỉ âu yếm đó. Mới đây, một phụ nữ ở TP.HCM phải vào Bệnh viện Hoàn Mỹ 2 (TP.HCM) chữa trị bởi con vật nuôi của mình truyền nguồn gây bệnh. Đó là trường hợp của bà T.Đ (ngụ ở Q.Tân Bình, TP.HCM) bị viêm ống tai hết sức nguy hiểm sau một thời gian ngủ chung với những chú chó cưng của mình. Qua thăm khám, hỏi bệnh, bác sĩ biết được 2 năm nay bà Đ. có nuôi 3 con chó kiểng, ngoài việc thường xuyên chăm sóc các chú chó cưng, bà Đ. còn để chúng ngủ chung với mình, trong đó có một con có thói quen nằm ở vùng đầu, cổ bệnh nhân.
Ca bệnh điển hình
(1) Rhipicephalus sanguineus
đẻ trứng
(2) Rhipicephalus sanguineus trước và sau khi hút máu
Theo bác sĩ Trương Vĩnh Long, bà Đ. vào viện trong tình trạng bị đau đầu, chóng mặt. Bệnh nhân cho biết, bệnh khởi phát trước nhập viện khoảng 2 tháng, với triệu chứng chóng mặt, và tình trạng này ngày càng tăng lên, nhất là những khi thay đổi tư thế từ nằm sang ngồi, hay nghiêng đầu qua phải, nhưng khi nằm nghiêng bên trái thì giảm tình trạng chóng mặt; ngoài ra bệnh nhân còn kèm đau đầu âm ỉ ở vùng đỉnh và vùng thái dương bên phải, đau liên tục, đôi lúc có cảm giác ù tai bên phải. Bệnh nhân tự mua thuốc chữa trị 2 tháng, nhưng bệnh không thuyên giảm, mà còn bị chóng mặt và nhức đầu nhiều hơn, nên đã vào cấp cứu tại Bệnh viện Hoàn Mỹ 2 (TP.HCM).
Các bác sĩ cho bà Đ. nhập viện để tìm bệnh. Lúc này, bệnh nhân vẫn còn bị chóng mặt, đau đầu vùng đỉnh và thái dương bên phải kèm cảm giác ngứa ở tai phải, bệnh nhân dùng tay ngoáy tai gây chảy máu. Qua nội soi tai mũi họng, các bác sĩ đã phát hiện có rất nhiều trứng và cả những chú ve chó đang sống trong ống tai phải của bà Đ., gây chảy máu ở ống tai. Bác sĩ gắp ra những con ve (có tên khoa học là Rhipicephaluss sanguineus) - một loại thường sống trên cơ thể các chú chó. Sau điều trị 3 ngày với các thuốc kháng sinh, nhỏ tai, chống viêm, giảm đau, bệnh nhân hết đau đầu chóng mặt và được xuất viện.
Theo các bác sĩ, ve chó có thể truyền một số bệnh nguy hiểm, đồng thời còn là ký chủ trung gian của loại giun chỉ Dirofilaria sống ký sinh ở chó.
Nguồn:www.thanhnien.com.vn
Hình ảnh nội soi tai của bệnh nhân Đ. cho thấy ve và trứng ở ống tai
Thương quá thành hại
Đời sống phát triển, nhiều người ngoài sở thích chơi cây kiểng, còn thích nuôi những con vật trong nhà. Nhiều người xem con vật nuôi như là "bạn thân", để chăm chút, vui chơi giải trí cùng với chúng trong những lúc rảnh rỗi. Có những người vì quá thương con vật nên cho chúng ngủ chung với mình. Tuy nhiên, bác sĩ Trương Vĩnh Long (Trưởng khoa Nội, Bệnh viện Hoàn Mỹ 2, TP.HCM) cảnh báo, việc đam mê và yêu thương, cận kề vật nuôi quá mức sẽ gặp những rắc rối, thậm chí là bệnh tật phát sinh cho thân chủ từ những cử chỉ âu yếm đó. Mới đây, một phụ nữ ở TP.HCM phải vào Bệnh viện Hoàn Mỹ 2 (TP.HCM) chữa trị bởi con vật nuôi của mình truyền nguồn gây bệnh. Đó là trường hợp của bà T.Đ (ngụ ở Q.Tân Bình, TP.HCM) bị viêm ống tai hết sức nguy hiểm sau một thời gian ngủ chung với những chú chó cưng của mình. Qua thăm khám, hỏi bệnh, bác sĩ biết được 2 năm nay bà Đ. có nuôi 3 con chó kiểng, ngoài việc thường xuyên chăm sóc các chú chó cưng, bà Đ. còn để chúng ngủ chung với mình, trong đó có một con có thói quen nằm ở vùng đầu, cổ bệnh nhân.
Ca bệnh điển hình
(1) Rhipicephalus sanguineus
đẻ trứng
(2) Rhipicephalus sanguineus trước và sau khi hút máu
Theo bác sĩ Trương Vĩnh Long, bà Đ. vào viện trong tình trạng bị đau đầu, chóng mặt. Bệnh nhân cho biết, bệnh khởi phát trước nhập viện khoảng 2 tháng, với triệu chứng chóng mặt, và tình trạng này ngày càng tăng lên, nhất là những khi thay đổi tư thế từ nằm sang ngồi, hay nghiêng đầu qua phải, nhưng khi nằm nghiêng bên trái thì giảm tình trạng chóng mặt; ngoài ra bệnh nhân còn kèm đau đầu âm ỉ ở vùng đỉnh và vùng thái dương bên phải, đau liên tục, đôi lúc có cảm giác ù tai bên phải. Bệnh nhân tự mua thuốc chữa trị 2 tháng, nhưng bệnh không thuyên giảm, mà còn bị chóng mặt và nhức đầu nhiều hơn, nên đã vào cấp cứu tại Bệnh viện Hoàn Mỹ 2 (TP.HCM).
Các bác sĩ cho bà Đ. nhập viện để tìm bệnh. Lúc này, bệnh nhân vẫn còn bị chóng mặt, đau đầu vùng đỉnh và thái dương bên phải kèm cảm giác ngứa ở tai phải, bệnh nhân dùng tay ngoáy tai gây chảy máu. Qua nội soi tai mũi họng, các bác sĩ đã phát hiện có rất nhiều trứng và cả những chú ve chó đang sống trong ống tai phải của bà Đ., gây chảy máu ở ống tai. Bác sĩ gắp ra những con ve (có tên khoa học là Rhipicephaluss sanguineus) - một loại thường sống trên cơ thể các chú chó. Sau điều trị 3 ngày với các thuốc kháng sinh, nhỏ tai, chống viêm, giảm đau, bệnh nhân hết đau đầu chóng mặt và được xuất viện.
Theo các bác sĩ, ve chó có thể truyền một số bệnh nguy hiểm, đồng thời còn là ký chủ trung gian của loại giun chỉ Dirofilaria sống ký sinh ở chó.
Nguồn:www.thanhnien.com.vn