• Chào mừng bạn Khách đến với diễn đàn, chúc bạn vui vẻ sinh hoạt cùng cộng đồng Vietpet.
    Diễn đàn đã có sẵn cơ sở dữ liệu tương đối lớn về các vấn đề thường gặp như thú y, huấn luyện, chăm sóc thú cưng..., bạn Khách vui lòng tìm đọc kỹ trước khi gửi câu hỏi.
    Lưu ý: Diễn đàn không chấp nhận ngôn ngữ chat, bài viết không có nội dung ( bài spam).

Ngàn năm chó đá

TaiVenh

Active Member
Người buôn chó đá.



Ông Đức và những con chó đá của mình. (Thanh Niên)

Ngôi nhà sàn nằm ẩn mình sau một dãy phố tráng lệ cuối đường Vĩnh Phúc, quận Ba Đình, Hà Nội. Bên bức tường đá ong nham nhở, dựng la liệt nào tượng, nào nghê đá, chó đá, cối đá đủ loại.
Lại thêm cánh cổng gỗ to tướng, nặng nề như cổng miếu, dán chi chít những tấm ảnh chân dung... những người đầu cạo trọc lốc, mắt đeo kính cận tròn xoe. Một trong những nhân vật trọc lốc, tròn xoe đó là họa sĩ Thành Chương. Còn Mạnh Đức, chủ nhân của ngôi nhà là em trai của Thành Chương, con trai nhà văn nổi tiếng Kim Lân, tác giả Vợ nhặt lừng lẫy một thời.

Trong khuôn viên ngôi nhà sàn không lấy gì làm rộng, ông Đức xếp ngổn ngang chum, vại, cối đá. Đấy cũng là một thú chơi kỳ lạ của họa sĩ Đức. "Tôi nghiệm ra rằng theo thời gian, những vật dụng của người nghèo hôm nay sẽ biến thành của người giàu trong tương lai. Nhất là những đồ làm bằng tay". Thế là chum sành được ông Đức khuân về từ khắp mọi miền, nhỏ chỉ như hũ gạo, lớn thì cao đến 1,5 mét!

"Đây vừa là một thú chơi vừa là nghề kiếm sống", ông Đức nói. Năm 1997, trong một phi vụ kinh doanh, ông mang vào Sài Gòn gần 500 pho tượng giả cổ, tính mở triển lãm rồi sau đó mở xưởng chế tác, kinh doanh. Tượng vào đến nơi, cái rụng đầu, cái gãy cẳng, đang cho người sửa chữa thì công an ập đến lập biên bản vì tội buôn đồ cổ. Nói rằng đây là hàng mới, không tin cứ chẻ ra mà xem. Công an không nghe, mời thanh tra văn hóa, thanh tra văn hóa nói đúng là đồ mới, họ vẫn không chịu.

Ông Đức bấy giờ mới thủng thẳng: "Nếu các ông không tin, thì chọn bất cứ mẫu tượng nào trong số này, tôi cam kết sẽ làm ngay 1.000 cái khác y như thế, nếu không giống, tôi đi tù. Nếu đúng, các ông phải mua". Bấy giờ mấy anh công an phường mới chịu thu quân.

Biếu sếp bằng... chó đá!

Lây cái "máu chó đá" của cha là nhà văn Kim Lân, cả hai anh em Thành Chương, Mạnh Đức đều "say chó đá". Nhà cụ Kim Lân ở xóm Hạ Hồi góc đường Quang Trung - Trần Hưng Đạo không rộng, nhưng cũng lừng lững mấy con chó đá giữ nhà. "Phủ Thành Chương" của họa sĩ Thành Chương trên Sóc Sơn nổi tiếng một phần cũng vì ở đó có vài trăm con chó đá bày đặt đủ kiểu. Nhưng không mấy người biết được rằng những con chó đá của Thành Chương lại do chính ông em ruột thu mua và cung cấp.



Chó đá xếp bên chân nhà sàn.

"Tôi thích chó đá từ bé, nên đi đâu cũng sưu tầm. Sau rồi tôi tìm được một số tay buôn đồ cổ, rồi đến đám ve chai đồng nát. Người ta đi khắp nơi gom về, tôi mua lại. Có lẽ hàng nghìn con chó đá đã qua tay tôi", ông Đức nói với một nụ cười đầy tự hào.

"Ông Chương nhà tôi rành chó đá, hiểu biết chơi đã đành, nhiều người không dính gì đến văn nghệ cũng máu chó đá mới lạ chứ. Có cô An Trinh bên Gia Lâm, sang đây vần hàng trăm con rồi đến cô Tú Anh, một doanh nhân trong Sài Gòn, mua của tôi gần bốn trăm chó, bày đầy sân nhà ở Phú Nhuận. Ông Lê Thiết Cương, ông Quách Đông Phương, toàn những tay họa sĩ cự phách, cũng đã chơi chó đá từ năm 1995, có tay người Pháp, chủ quán Chim Sáo ở Ngõ Huế cũng đến bê mấy con. Lạ nhất là họa sĩ ông Đào An Khánh, tôi không rõ tung tích cho lắm, nhưng mua rất nhiều, có gần 500 con. Không chỉ bày chơi, mà mua để làm gì nữa biết không? Để biếu các sếp. Điều này thì tôi chịu, phong bì, rượu ngoại không đưa, lại mang chó đá đi hối lộ thì tôi thua rồi!", ông Đức cười sảng khoái.

Nhìn mặt chó, biết bụng người!

"Con chó tuy bằng đá nhưng cũng có tính cách như con người ông ạ", họa sĩ Đức kể. Có con vui tươi, có con u sầu, con ngốc nghếch, con quỷ quyệt. Con thì oai vệ phương phi, con khệnh khạng ra dáng ông đây, có con còi cọc nhưng nguy hiểm, nhìn biết ngay! Trừ người am hiểu, lạ một cái là trong số khách đại trà, ông Đức nghiệm ra người thế nào thì thích con chó như thế ấy!

Con chó đẹp là con chó có tinh thần. Nó phải vui hoặc buồn, hoặc khôn khéo, gian ngoan. Chán nhất là anh chó to, nhưng mặt mũi, dáng vẻ chẳng hồn vía gì cả. Vì thế giá chó đá trước hết tùy thuộc vào việc nó có đẹp hay không, to hay nhỏ chỉ là tiêu chí thứ hai. Cũng là chó đá, nhưng có con bán tới 2,5 triệu đồng, có con chỉ 50 nghìn. Trung bình 3-4 trăm nghìn đồng, con rẻ nhất thì là cho không!

Theo ông Đức, vùng Bắc Ninh, Hà Tây, Hải Dương hay chơi chó đá. Người đẽo chó có thể là thợ chuyên nghiệp, có khi là người nhà đẽo bày chơi. Loại chó này hiếm và quý lắm, ngoài chuyện độc bản, thì cái mặt... chó của nó không giống bất cứ cái nào! "Người xưa đẽo chó đá cũng lạ lắm. Con có chân, con có... chim, có con thì chỉ có mỗi cái đầu với đôi tai nhú lên, nhưng mình vẫn nhận ra con này là Capi, thằng nọ là Décbinô (các nhân vật chó trong tiểu thuyết Không gia đình của nhà văn H.Malo). Cá biệt tôi còn gặp một số con chó được đẽo trong tư thế nằm. Loại này rất hiếm", ông Đức kể.

Còn chó đá là vật tâm linh, nó như kẻ gác cổng để xua đuổi tà ma, giữ yên cõi âm cho gia chủ. Người ta ít đẽo chó nằm là như thế, vì chó nằm là lúc vô dụng. Thế nên mới có cái chuyện ông Khánh trong một lần đến ngõ Xã Đàn (Hà Nội) để nhờ một bà già xem bói. Nhận lễ của ông Khánh xong, bà lão khấn vái một hồi rồi trả lễ lại, nói rằng: "Nhà ông tôi không thể vào được. Không biết trong ấy có âm binh gì mà kinh thế". Ông này bảo, không có âm binh, chỉ bày có bốn trăm con chó đá thôi! Đấy, khiếp không!", ông Đức chép miệng...
(Theo Thanh Niên)​
 

TaiVenh

Active Member
Giữa Sài Gòn "nuôi" trăm con chó đá

(VietNamNet) - Trong mảnh vườn nhà chị Tú Anh, những chú chó đá bị hắt hủi ở các vùng quê, nay lại có chỗ để nghếch mõm thi gan cùng tuế nguyệt giữa đất Sài Gòn.

Muôn vẻ... chó đá

Một đàn chó đá giữa chốn thị thành

Người ta nuôi chó Nhật, chó tây, chị Tú Anh "nuôi" chó ta, mà lại là chó đá! Chẳng có ai như chị, đặt vào chỗ làm việc của mình một ... con chó đá. Gọi "cún đá" thì đúng hơn - nhỏ nhắn, nũng nịu chẳng khác chi chó thật. Chị bảo chị yêu nhất chú cún con này nên chú ta mới được ưu tiên thế. Đồng loại của chú, chị đặt thành hàng, thành lớp ngoài sân vườn.

Căn theo quan niệm chó là con vật thiêng, có nơi gọi bằng ông hoàng thạch thì chị có phần thất kính vì dám xếp các cụ hoàng thạch ngoài vườn. Còn căn theo quan niệm chó đá trừ tà ma, thì với bầy chó cả trăm con này, có lẽ đến yêu tinh cũng không dám mò vào nhà chị.


Cún buồn
"Đối với tôi, chó đá thật gần gũi, là biểu tượng của những gì tốt đẹp, an bình. Tôi chỉ nghĩ, chó đá có mặt trong đời sống người dân xưa cũng đơn giản như vườn nhà bao giờ cũng có chuối, có chanh vậy". Cái nhìn không vướng bận những quan điểm truyền đời trong dân gian lẫn sách vở ấy đã giúp việc sưu tầm chó đá của chị trở nên nhẹ nhàng hơn. Không vì một điều to tát nào cả".

Tú Anh nói chị sưu tầm chó đá vì... bản thân chị. Nhưng nếu thấy chó đá đã gần như "tuyệt chủng" ở nông thôn Bắc Bộ thì mới hiểu chị không chỉ giữ chó đá cho riêng mình. Chừng nào chóđá còn được "nuôi", thì hình bóng một nét văn hóa độc đáo ngàn xưa còn tồn tại.


Yêu chó đá, đôi chân phụ nữ của chị đã rong ruổi khắp miền Bắc để cứu những con chó sắp vào lò nung vôi hoặc bị lún dần xuống dưới lớp bê tông của làng quê thời đô thị hóa. Chưa thể đưa hết những chú cún đá đáng yêu về Sài Gòn, chị đành gửi lại một số ở quê nhà.


Đất Sài Gòn dường như chỉ có chị sưu tầm chó đá. Hà Nội còn có anh em nhà họa sĩ Thành Chương. Chẳng mấy ai biết chị có một bầy chó đá, thế nên mới có chuyện ban tổ chức đường hoa xuân TP.HCM Tết Bính Tuất này phải vời một họa sĩ ở Hà Nội đưa chó đá vào để trưng bày.


Tập thể... chó

Nũng nịu

Chó đá không chỉ quẩn quanh chuyện ông hoàng thạch hay vật trừ tà. Mỗi chú chó như một thực thể. Con ngang tàng, con hiền lành; con buồn rầu, con vui vẻ v.v... Đó là cả một tập thể ... chó sống động.


Người ta cho rằng vẻ mặt, dáng hình buồn vui của chúng như thế nào tùy thuộc tâm trạng của người tạo tác ra chúng. Chó đá chủ yếu được tạc từ đá xanh, đá vôi. Những bàn tay của nghệ nhân dân gian không tên đã tạo hình những chú chó đá thật sinh động. Song cũng có những chú chó đá được đục đẽo sơ sài, thậm chí chỉ là một cục đá có dáng dấp chú chó đang ngồi mà vị chủ nhà nào đó nhặt về đặt trước nhà.


Bộ sưu tập của chị Tú Anh hầu hết là chó để thờ, giữa bụng có đục lỗ để nhét bùa chú vào. Thân hình chú nào cũng loang lổ những đốm vôi trắng, dấu vết của nhiều đợt "tân trang" mà gia chủ tiến hành trên thân các chú chó mỗi lần năm hết Tết đến trong quá khứ. Đặc biệt bộ sưu tập của chị có một chú chó mang trên mình mấy chữ Thạch cẩu đô úy, tức là một chú chó mang chức quan to thời phong kiến.

[FONT=Verdana, Arial, Helvetica, sans-serif]"Đường làng quê tôi đã bê tông hóa. Chú chó đá tuổi thơ của tôi bị chôn ngập đến hông. Tết trước đây thôi chỉ còn thấy đôi tai nhỏ nhắn nhô lên. Chẳng biết Tết này về có còn thấy chú nữa không? Thôi thì để chú trở về với đất...", chị Tú Anh tâm sự.[/FONT]

Tượng lân, tượng hổ đã dần thay thế chức năng trấn giữ của tượng chó. Đến hôm nay, hình ảnh chú chó đá trước cổng đình, chùa, nhà dân cũng đã dần biến mất. Bây giờ người ta giữ nhà bằng tường rào kiên cố, chào khách bằng đủ loại chó kiểng, chứ chẳng còn chỗ nào dành cho chó đá cả.

Dạo trước, những chú chó đá nhà chị còn đứng nằm ngổn ngang ngoài vườn phơi nắng mưa. Chủ nhân của chúng bận bịu công việc, hơn nữa ỷ lại chuyện chó bằng đá thì chẳng hư hao gì. Năm Tuất sắp đến, các chú cún đá của chị đã được đưa lên kệ để đàng hoàng đón Tết...

Chó đá bị hắt hủi ở những vùng quê, nay lại có chỗ để nghếch mõm lên thi gan cùng đất trời và thời gian giữa chốn thị thành.
  • V. Tiến
 

hoasentrang

New Member
Xin góp thêm với chú taivenh mấy cái ảnh chó đá:

Hội quân:




Vũ khí:




Phương tiện cớ giới cho vận chuyển:






Đội hậu cần:




Chiến lợi phẩm




Nhậu nhẹt:

 

TaiVenh

Active Member
Vì sao tôi yêu chó đá?

"Đường làng quê tôi đã được bê tông hóa. Chú chó đá tuổi thơ của tôi bị chôn ngập đến hông. Tết trước đây thôi chỉ còn thấy đôi tai nhỏ nhắn nhô lên. Chẳng biết Tết này về có còn thấy chú nữa không? Thôi thì để chú trở về với đất...", chị Tú Anh tâm sự.

Chị Tú Anh đang "trò chuyện" với chú chó đá trong vườn nhà

"Tại sao tôi mê chó đá và làm thế nào để có cả mấy trăm con chó đá? Tại sao tôi lại sưu tầm chó đá trong khi hình như đó là thú sưu tập của cho đàn ông? Chỉ bấy nhiêu câu hỏi thôi mà tôi không thể trả lời trong một đôi dòng. Vì đó là cả một câu chuyện từ thời thơ ấu của tôi...

Theo quốc lộ 1, đến dốc Sủi, Trâu Quỳ, rẽ trái, là con đường dẫn về quê nội tôi, một thôn nhỏ của huyện Gia Lâm. Dù nằm sát Hà Nội nhưng quê nội tôi vẫn giữ được nếp quê. Năm nào tôi cũng được về nhà nội.


Trước cửa nhà nội tôi có chú chó đá ngồi xổm. Trẻ con chúng tôi rất thích nô đùa với chúng. Mấy đứa con gái thích ngồi lên lưng chó, còn mấy thằng con trai thì lại “tè” lên chú chó để bọn con gái bị “ê”. Tôi thích chú chó đá ấy từ thuở bé thơ và chẳng bao giờ thắc mắc vì sao nó lại nằm ở đó và để làm gì. Tôi cứ mặc nhiên cho rằng đó là người bạn của tôi, của riêng tôi. Con chó đá của tôi đã đứng đó từ đời ông cố của nội tôi, đến tôi là đời thứ sáu.


Cún con

Đường làng tôi từ hơn 10 năm nay đã được bê tông hóa, dù chưa nhiều lắm. Chú chó của tôi bị chôn ngập đến hông. Mỗi năm về lại thấy chú chó lún sâu hơn vào trong lòng bê tông. Tết trước đây thôi chỉ còn thấy đôi tai nhỏ nhắn nhô lên. Tôi day dứt mãi trong lòng mà không dám đặt vấn đề xin chú chó cho riêng mình. Chẳng biết Tết này về có còn thấy chú nữa không? Thôi thì để chú trở về với đất. Không biết những người bạn của tôi từng chơi đùa với chú ngày xưa có còn nhớ đến chú?

Người ta đã thay những chú chó đá bằng những chú chó ngoại nhập bằng thạch cao, có đôi mắt điện tử đỏ long lanh.Chó đã bị rao bán hoặc bị đem nung vôi. Còn chú chó đá ngày xưa ở nhà nội thì đang dần biến khỏi cuộc đời tôi. Tôi sưu tập chó đá từ đây. Nhiều người động lòng với tình yêu chó đá của tôi mà nhượng lại cho tôi những bộ sưu tập quý...

Tôi đã trưởng thành và lập gia đình. Đã có mấy trăm chú chó đá, và sẽ còn tiếp tục sưu tầm để nâng số lượng cho bộ sưu tập của mình. Nhưng chú chó đá ngồi lún mình cam chịu trong bê tông đến tận tai ở quê nội tôi sẽ vẫn mãi là chú chó đá đẹp nhất, quý nhất của tôi."

Tú Anh (Vietnamnet)
 

TaiVenh

Active Member
Chó đá ở Phai Món

Nhiều hộ gia đình người dân tộc Nùng Cháo ở đây có tục chọn ngày tốt để đặt con chó đá trước cửa. Nó có ý nghĩa trừ những điều không hay, không tốt và chó đá giúp con người trông nom cửa nhà...

Phố Phai Món (phường Hoàng Văn Thụ, TP Lạng Sơn) được coi là phố cổ của người xứ Lạng. Nơi đây còn lưu giữ được nhiều ngôi nhà trình tường với mái ngói âm dương cổ kính, rêu phong. Phố Phai Món tập trung đồng bào người dân tộc thiểu số đến sinh sống nhiều đời và những phong tục, tập quán được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Nhiều hộ gia đình người dân tộc Nùng Cháo ở đây có tục chọn ngày tốt để đặt con chó đá trước cửa. Nó có ý nghĩa trừ những điều không hay, không tốt và chó đá giúp con người trông nom cửa nhà...

Bà Hà Thị Lý dân tộc Nùng Cháo đến bên góc cửa bên phải hiên nhà, tay cầm một gói kẹo để trước tượng một con chó bằng đá. Sau khi đỏ hương nghi ngút, bà Lý lầm rầm khấn: Mở bài khai khẩu oóc chào xuân/ Tiếng cạ duyên cần mì xuân sắc/ Sị tử xo chào lỉn sắc xuân (Mở bài khấn này ra chào xuân/ Cho rằng duyên người có thân thương/ Cầu rằng duyên người có xuân sắc/ Tôi cúi xin chào để vui xuân).

Hồi lâu bà cầm lấy kẹo phát cho con trẻ. Năm nào cũng vậy, cứ dịp Tết đến, xuân về, bà Lý lại làm một công việc thường niên là thắp hương cúng kẹo cho con chó đá gia đình đặt trước cửa... Quay lại ngồi bên chén rượu Mẫu Sơn ấm nồng, gia đình bà Lý cho biết: “Không chỉ ngày 30 Tết, cúng ông Công, ông Táo lên giời mà trong những ngày lễ trọng của gia đình như lễ cưới, hỏi, cúng rằm, con chó đá đều được gia chủ quan tâm đặc biệt.

Nhất là ngày Tết, chó đá được “tắm” bằng lá bưởi đun nóng, sau đó được gia chủ quàng trên cổ những vòng vải đỏ hoặc giấy hồng điều...”. Bà Lý tiết lộ: Từ khi có con chó đá để trước cửa, bà đi làm ăn yên tâm hẳn…

Con chó đá đã về gia đình bà Hà Thị Lý kể từ mùa xuân 1998. Nó do một nghệ nhân người Nùng ở Bản Thí (Chi Lăng, Lạng Sơn) tạc, nặng 40 kg, 3 người đi thồ về mới nổi vì phải đưa rước nó thật cẩn thận theo chỉ dẫn của thầy mo, tránh va chạm, xô đập...

Nghệ sĩ ưu tú dân tộc Nùng Triệu Thuỷ Tiên - Nguyên Trưởng đoàn nghệ thuật Lạng Sơn - cho hay: “Chó đá dịch ra tiếng Tày - Nùng là Ma hin. Không chỉ là vấn đề tâm linh mà nó còn là vật trang trí nhà cửa rất đẹp.

Nhiều nơi còn tục thờ con chó đá như: Chi Lăng, Đồng Mỏ, Khòn Lèng, Phai Món, Thất Khê, Tràng Định, Đồng Đăng, Cao Lộc...”. Nói rồi nghệ sĩ Triệu Thuỷ Tiên dẫn tôi đến bên một con chó của ngôi nhà cạnh gia đình chị và nói: “Thường thì con chó đá nặng 30 - 35 kg, nhưng cũng có gia đình đặt làm to hơn.

Ngày Tết, ngoài việc cúng kẹo, cúng cơm cho chó đá. Khi đến nhà chúc tết, mọi người có thể “phong bao” mừng tuổi cho chó đá để tỏ lòng biết ơn nó đã trông giữ yên bình trong một năm cho gia chủ và cho láng giềng...”.

...Theo sự chỉ dẫn của gia đình bà Hà Thị Lý, chúng tôi tìm đến bản Nà Khuất (Yên Trạch, Cao Lộc) nơi có khoảng gần chục người làm chó đá. Họ chủ yếu là người Tày - Nùng sống trên những triền đồi, hẻm núi. Anh Lương Văn Hộ, 31 tuổi chỉ cho chúng tôi hai con chó đá để góc cửa, cạnh bên đống đồ nghề gồm những cây đục bằng sắt tốt đủ các kích cỡ và búa, dao...


Trang trí chó đá chuẩn bị đón xuân. Ảnh: N.D.C

Anh Hộ theo học nghề được 3 năm nay do ông Lương Hải Cường - Bố anh - truyền dạy. Anh Hộ cho biết: “Chỉ có đá xanh mới tạc được chó còn các loại đá núi có nhiều chất tạp lẫn vào lại có nhiều thớ hay bị nứt, vỡ...

Trời phú cho bản làng Yên Trạch có vùng đá xanh quý. Nhiều nhất là ở khe Phai Nghiều, thuộc bản Nà Khuất. Mà đá ở đây lại có rất nhiều màu, có màu ngả đỏ, có màu chuyển vàng nâu, màu đen...
Điều đáng nói là đá xanh thường có ở hang sâu, ở tầng đất kín. Muốn lấy được đá phải mất công đào, tìm. Khi mang được đá cũng phải “tạc phác” cho đỡ nặng mới vác về nhà. Từ nhà anh Hộ đến nơi có đá cũng mất 2 tiếng đồng hồ đi bộ...

Ông Lương Hải Cường là người có uy tín nhất ở bản Nà Khuất với 20 năm làm nghề tạc chó đá và hiện có 5 “đệ tử” học việc ở các bản lân cận. Chó đá dưới bàn tay của ông nom rất có hồn, hợp với mọi yêu cầu của gia chủ. Ông Cường làm được 4 - 5 kiểu chó, có con làm kỳ công như tay giơ chào ngang tai, chó phủ phục, chó dướn người...

Anh Lương Văn Hộ tâm sự với tôi: “Nghề làm chó đá tuy vất vả, nhưng khi làm rất đam mê. Phải thuộc từng thớ đá và yêu những nét chạm. Nếu làm chó đẹp chừng 5 ngày mới xong. Nhiều người đặt phải làm đến tận khuya. Mỗi năm anh làm được trên dưới 100 con, ngoài người đặt chó tự đến tận Nà Khuất để lấy thì thời gian rảnh rỗi, gia đình anh đèo ra chợ Kỳ Lừa, Giếng Vuông ở thành phố Lạng Sơn bán, giá giao cũng được tầm 50-60 ngàn đồng/con...”.

Nhìn ra mé núi xanh thẳm nơi biên giới, người nghệ nhân đục đá nói nhỏ: “Cứ đến dịp giáp tết, nhiều người đặt chó đá. Kể từ tháng 8 âm lịch là chúng tôi làm cả ngày. Tiền thu nhập cũng đủ để lo một cái tết tươm tất...”. Nói rồi anh vừa xách hai con chó đá ra ngoài hiên vừa tâm sự: “Hôm nay đã đến ngày hẹn lấy chó của hai gia đình ở Bản Thí. Tôi phải hoàn thiện nốt việc cho kịp...”. Tôi nhìn, sau động tác chạm khắc đá của anh Hộ, đá văng ra như những giọt sương rơi.

Tôi đến bên góc nhà ông Lương Hải Cường. Ở đó có một con chó đá khá cũ, dưới đế có chữ số 1999. Cạnh bên, cành đào tiên Mẫu Sơn đang có những nụ đỏ chúm chím. Mùa xuân đã về trên quê hương xứ Lạng...!

Nguyễn Duy Chiến (Tienphongonline)
 

TaiVenh

Active Member
Nghìn năm chó đá



Chó đá đình Vĩnh Tường (Vĩnh Yên)TTCN -

Chính xác từ lúc nào thì chưa rõ, nhưng con chó đá đã có mặt rất sớm, gắn bó với làng quê miền Bắc bao đời qua, trở thành một biểu tượng dân gian thân thuộc.

Truyện cổ Việt vê chó đá vẫy đuôi kể rằng: Ngày xửa ngày xưa, có người học trò nghèo dùi mài kinh sử chờ khoa thi Đình ở chốn kinh đô. Một hôm anh đi qua cổng làng thì con chó đá bỗng nhổm dậy vẫy đuôi mừng rỡ. Lấy làm lạ, anh học trò bèn hỏi. Chó đá đáp: “Khoa này thầy thi đỗ nên tôi mừng”. Anh học trò về kể lại cho cha mẹ; thế là từ đó người cha lên mặt hống hách với bà con, xóm giềng.

Tháng sau, trước ngày đi thi, anh học trò đi qua cổng làng không thấy chó đá vẫy đuôi nữa, bèn hỏi tại sao. Chó đá đáp: “Tại cha thầy sớm lên mặt với mọi người nên khóa này thầy chẳng đỗ đâu”. Y rằng như thế.

Anh học trò về kể lại với cha. Người cha hối hận, từ đó lo tu nhân tích đức sửa chữa lỗi lầm. Khóa sau, anh học trò đi qua, lại thấy chó đá vẫy đuôi, quả nhiên thi đỗ trạng nguyên, vinh qui bái tổ về làng…

Có một nhà thơ là đệ nhất công thần thời Lê trung hưng (nửa cuối thế kỷ 16, đầu thế kỷ 17), xuất thân lực điền áo vải nhưng thi đỗ tam nguyên, trở thành tể tướng triều đình: ông Nguyễn Văn Giai. Tại đền thờ ông ở Hà Tĩnh hiện nay vẫn còn những con chó đá mà tương truyền do ông tự tay gánh về từ Thanh Hóa bằng dây buộc cày (ở vùng Nghệ Tĩnh gọi là “chạc cày”), giữa đường dây bị đứt ông phải bện rơm buộc lại rồi gánh một mạch về làng, vừa gánh vừa ngâm:

Chạc cày gánh đá đứt đi
Chạc rơm bện lại có khi hãy bền.




Như trong truyện cổ trên, chó đá thường được đặt ở cổng làng quê Bắc bộ, có khi chân chôn sâu dưới đất, được bà con coi như một liệu pháp tinh thần phục vụ cho việc bảo vệ trật tự trị an, ngày đêm canh chừng kẻ gian không cho vào làng. Có những cổng làng có mặt từ thời Lê (thế kỷ 16-17) nay vẫn còn giữ được ít nhiều kiến trúc ban đầu nhưng con chó đá thì đã chẳng còn hiện diện là bao.

Bây giờ, thảng hoặc ta còn gặp được chó đá trong chốn thiền môn. Những cảnh chùa miền Bắc thường ở nơi u tịch, vắng vẻ, từ ngoài đi vào trước khi qua cửa tam quan thường có một sân đất rộng, hai bên bày hai hàng phỗng đá hoặc chó đá. Có thể tìm thấy chó đá ở chùa Thầy, ở cổng làng Ước Lễ (Hà Tây), ở đình Bảng (Bắc Ninh)... song nhiều nhất vẫn là các bộ sưu tập chó đá của tư nhân, đặc biệt là tại nhà của nhiều họa sĩ nổi tiếng ở Hà Nội.

Và chó đá cũng đã được “sản xuất” để phục vụ nhu cầu “thương nhớ đồng quê” của những ai muốn trong mảnh vườn nhỏ nhà mình có một hay nhiều chú cẩu đá làm duyên. Chó đá làm mới cũng chẳng kém cạnh gì chó thuở xưa, cũng cổ kính, lên màu thời gian và cũng thật mộc mạc, chân quê.
Ông Cao Lập, giám đốc khu du lịch Bình Quới (TP.HCM), tác giả thiết kế đường hoa Nguyễn Huệ ba năm nay, đã ra tận Hà Nội để đặt hàng và mang về hàng chục con chó đá làm biểu tượng cho năm Bính Tuất này, sau đàn gà làm bằng tre rất ấn tượng của tết Ất Dậu vừa qua.


Chó đá sẽ bày tại đường hoa Nguyễn Huệ tết này​

TRÍ NGUYÊN (Tuổi trẻ Online)
 

TaiVenh

Active Member

.
Con chó đá

Quyền trọng ơn trên trấn cõi ngoài
Cửa nghiêm chôm chổm một mình ngồi
Quản bao sương tuyết nào chi kể
Khéo nhử cao lương cũng chẳng nài
Mặc khách thị phi giương tráo mắt
Những lời trần tục gác ngoài tai
Một lòng thờ chúa nghìn cân nặng
Bền vững ai lay cũng chẳng dời.

.
Lê Thánh Tôn​
 

TaiVenh

Active Member
Lần kể xuân thu biết mấy mươi
Cửa nghiêm thăm thẳm một mình ngồi
Đêm thanh nguyệt dãi màng trông nguyệt
Ngày vắng ruồi bâu biếng ngáp ruồi
Cắn kẻ tiểu nhân nào đoái miệng
Chào người quân tử chẳng phe đuôi
Phỏng trong sức có ngàn cân nặng
Dấu nhẫn ai lay cũng chẳng dời.


(Lê Thánh Tông, Hồng Đức quốc âm thi tập)

*Cửa nghiêm là chỗ thờ phụng trang nghiêm.

Trước kia, hai bên cửa vào nội điện Lam Sơn có " hai con chó đá thô sơ ". Phan Huy Chú cũng cho biết " ngoài cửa nghi môn có hai con chó ngao bằng đá rất thiêng " (Nguyễn Tiến Cảnh, Mỹ thuật thời Lê sơ, Văn Hoá, 1978, tr. 35).

(Chúng tôi có tham khảo Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú nhưng không thấy đoạn viết được Nguyễn Tiến Cảnh nói đến).

Bằng chứng chắc chắn hơn là con chó đá chầu trước đền thờ Đinh Tiên Hoàng, tại Hoa Lư. Theo Bezacier thì con chó đá này được tạo dựng vào khoảng năm 1610 (Louis Bezacier, L'art vietnamien, Editions de l'Union française, 1955, tr.193).

Dường như lúc đầu, khoảng thế kỉ 15 hoặc sớm hơn nữa, người ta đặt chó đá để canh giữ chỗ thờ phụng vua.

Đời sau, nhiều làng bắt chước chôn chó đá để yểm trừ ma quỷ, bảo vệ dân làng. Ban đầu chôn ở cửa đình, cửa chùa, rồi dần dần chôn cả ở cổng làng, đường làng.



Chó đá đình Vĩnh Tường, Vĩnh Yên

Cadière (1918) cho biết :

Làng Nam Phổ Đông nằm trên đường từ Huế ra Thuận An có chôn 2 con chó đá. Một con để chắn hướng đòn ngang của ngôi đình làng Phú Khê nằm gần đó. Con kia để chắn hướng một con đường chạy qua bãi tha ma.
(Léopold Cadière, Croyances et pratiques religieuses des Vietnamiens, tập 2, Ecole française d'Extrême-Orient, 1992, tr.132, 133).

Dưới gốc đa già, bên cạnh con đường dẫn vào làng Hoàng Mai (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội ngày nay) trước năm 1945, có chôn 4 con chó đá.

Tiếp theo làng quê, đến lượt các nhà giàu cũng chôn chó đá.

Xưa kia, cửa ngõ thường không làm đúng chính giữa nhà và sân để cho người ngoài đừng nhìn thẳng vào trung tâm nhà. Người ta cũng thường kiêng không nên để cho có con đường đâm thẳng vào nhà, hay là có đền chùa ở trước nhà. Nếu bất đắc dĩ không tránh được những điều kỵ ấy thì người ta chôn ở trước nhà một con chó đá hay là treo một cái gương ở trên cửa chính để yểm tà khí. (Đào Duy Anh, Việt Nam văn hoá sử cương, Đông Nam Á tái bản, 1985, tr.179).

Kho thóc của thành Quảng Trị có chiếc đòn hướng vào dinh quan án sát. Người ta cho đắp một con chó (thần cẩu) đặt trên mái dinh để ngăn chặn ảnh hưởng của chiếc đòn kia (L. Cadière, sđd).

Hàng quý tộc chôn chó đá để canh giữ, bảo vệ chỗ thờ vua chúa. Nhà phong thuỷ chôn chó đá để thay đổi dương cơ, âm phần. Dân gian chôn chó đá để xua đuổi ma quỷ.

Nếu không tiện chôn hay đặt chó đá thì có thể gắn một tấm gương.

Tại Huế, gần bến Đông Ba có nhà bị đòn ngang của đền Quan Đế phía trước đâm thẳng vào. Chủ nhà cho gắn một tấm gương trên mái. Gương sẽ phản chiếu, đổi hướng đi của chiếc đòn ngang.

Bị một con đường phía trước hướng thẳng vào nhà người ta cũng cho đặt một tấm gương trên mái để tránh rủi ro. (L. Cadière, sđd).
 

TaiVenh

Active Member
Tục Thờ Chó Đá

Theo báo Người Lao Động, tại một số địa phương ở Việt Nam có tục lệ thờ chó đá. Tuy các nhà nghiên cứu nhân văn chưa tìm ra câu trả lời đầy đủ về vị trí con chó trong đời sống tâm linh của người Việt, nhưng ít nhất có thể khẳng định, người Việt Nam xưa và nay đã có tục lệ này. Bằng chứng là trên hồ Trúc Bạch (Hà Nội) đã từng có đền Cẩu Nhi (chó con) vào khoảng thời nhà Lý nhưng từ lâu đã không có người đến hương khói. Báo NLĐ ghi nhận về tục thờ chó tại vùng quê của tỉnh Hà Tây như sau.


Để tìm hiểu thực hư về tục lệ lạ này, phóng viên báo NLĐ đã tìm đến khu di tích lịch sử đình, chùa thôn Phù Trung, xã Thượng Mỗ, huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Tây. Nghe phóng viên hỏi về chỗ thờ chó đá, chắc có vẻ hơi vô lễ nên một chị nhìn phóng viên nhắc khéo "ông Hoàng Thạch chứ!". Bệ thờ ông Hoàng Thạch (còn gọi là Quan Hoàng hay Quan Hoàng Ba) nằm về phía bên trái trước cửa đình, bên trên có một bát hương và mấy chiếc chén. Tượng có tư thế ngồi thu chân về phía trước, cổ đeo một chiếc chuông, cao khoảng 0.5 m. Ông Nguyễn Văn Dự, thủ từ đình cho biết, trước đây bệ thờ chỉ là một tảng đá nhưng cách đây hai năm, dân trong làng đã xây thêm xi măng to để tiện việc đặt lễ. Ngày rằm và mồng một, mọi người vẫn đến đây hương khói, cầu tài, lộc, may mắn. Dân trong làng, kể cả người già nhất đều không biết nguồn gốc tượng ông Hoàng Thạch và cũng không hiểu vì sao lại có tục này dù nó vẫn tồn tại đến ngày nay.


Tượng thờ ông "Hoàng Thạch" tại chùa Cầu, Hội An​

Theo ông Nguyễn Văn Dự việc thờ ông Hoàng Thạch không liên quan gì đến ngôi đình. Đình thôn Phù Trung thờ Thành hoàng là thần Mặt trời và Thần biển. Còn ông Hoàng Thạch vốn trước đây ngự trên một gò cao cách đó khoảng hai trăm mét có hai cây gạo to.Những người thường đến lễ ông Hoàng Thạch đều biết ở xã Phương Đình cạnh bên cũng có một bệ thờ chó đá khác to hơn. Bệ thờ chó đá của làng Địch Vỹ, xã Phương Đình (cũng thuộc huyện Đan Phượng) nằm trong quần thể di tích đình chùa của làng và được gọi là Quan lớn hay Hạ Giái Đại Vương. Tượng Hoàng Thạch này cao hơn một mét, trước mặt có bát hương rất to và một lọ hoa, xung quanh là hơn chục tượng chó nhỏ với nhiều kiểu dáng nằm trong một không gian khá đẹp và tĩnh lặng.





Báo NLĐ viết tiếp: theo truyền thuyết, vào đời nhà Lý có một tảng đá trôi theo sông về đây, dân các làng xung quanh bao nhiêu người ra vớt cũng không nhấc nổi. Khi dân làng Địch Vỹ ra thì chỉ bốn người đã đưa được "ngài" về. Từ đó dân trong làng ăn nên làm ra. Trước đây chỗ thờ ngài còn có hai cây gạo rất to, sáu người dang tay ôm không xuể nhưng khoảng năm 1970 thì bị chặt bỏ. Ngày xưa trước mặt ngài là một dòng sông, muốn vào lễ ngài phải đi cùng lối với đình, chùa song bây giờ khi không còn dòng sông nữa thì dân làng làm một lối đi riêng vào chỗ thờ ngài."

(Người Lao động)
 

TaiVenh

Active Member
Bộ sưu tập Chó đá của Thành Chương

Có lẽ ở Hà Nội khi nhắc đến những con chó đá không ở nơi nào nhiều bằng Phủ Thành Chương và tư gia của hoạ sỹ Minh Đức. Mỗi con chó đá ở đây lại mang một dáng vẻ, một hình thù khác nhau. Có những con được chạm khắc cầu kỳ nhưng cũng có con được tạo nên rất đơn giản nhưng có lẽ gian đơn hay cầu kỳ cũng chưa nói lên được điều gì mà điều quan trọng ở đây là cái hồn cua con chó đã được những người làm nên thổi vào đá để mỗi con tạo nên một sức hấp dẫn riêng.

Khác hẳn với tứ linh Long, ly, quy, phụng, đây là 4 con vật được tạo nên từ bàn tay khéo léo của những người thợ, những người nghệ sỹ ở mỗi thời kỳ nhưng tất cả đều theo một khuôn mẫu nhất định. Hay nói cách khác những con vật này đều có một quy ước chặt chẽ còn con chó con vật rất gần gũi với người dân lại rất tự do trong sáng tạo.





Thực tế, với rất nhiều người, hình ảnh những chú chó đá không còn quá xa lạ trong trí tưởng tượng. Chúng ta đã bắt gặp hình ảnh của các con chó trong văn chương như Con Bấc trong Tiếng gọi nơi hoang dã của Jack London, Cadăng trong truyện cùng tên của J.O.Cocut, con Bingo, Lopo hay con Capi trong truyện Không gia đình của Hectomalo. Còn trong văn học Việt nam chúng ta có “Cậu Vàng” trong Lão Hạc, Chú Vàng trong truyện Khách Nợ của nhà văn Tô Hoài hay Con chó xấu xí của nhà văn Kim Lân…. đã làm say mê hàng trăm triệu độc giả thuộc mọi thành phần, mọi lứa tuổi trên toàn thế giới và qua đó chúng ta thấy được tình cảm mà con người đã dnàh cho con vật đáng yêu này. Và có lẽ vì yêu mến loài vật này nên người Việt đã tạc nên những chú chó đá.

Mỗi con một vẻ nhìn vào bộ sưu tập của hai anh em Hoạ sỹ Thành Chương như một cuốn Album ghi lại những thái độ, những sắc thái tình cảm mà con vật này biểu hiện trên gương mặt, có những con dữ dằn nhưng cũng có những con trông buồn bã, con thiếu mắt, thiếu tai.…. Nói chung về diện mạo bên ngoài không hoàn toàn giống những chú chó thật mà chúng ta vẫn nuôi trong gia đình nhưng nhìn vào những chú chó đá này chúng ta lại thấy được cái thần thái của nó và đó là giá trị mà tác phẩm để lại.



Những chú chó đá ở đây vẫn thâm trầm, lặng lẽ mỗi con một vẻ không chỉ tạo nên sự phong phú cho bộ sưu tập mà những hình ảnh này còn gợi cho chúng ta liên tưởng tới những chú chó trong phim Con chó lai sói, Sói xám tấn công, Chú chó mất tích, Chó Bim trắng tai đen đã làm cho hàng trăm triệu khán giả trên thế giới phải thán phục về tài... diễn xuất tuyệt vời của nó.



Có lẽ xuất phát từ bản tình thông mình gần gũi như những người bạn nên trong quan niệm của chúng ta nó là con vật luôn đem đến những điều may mắn và trong 12 con giáp thì năm Tuất là một trong những năm luôn mang đến cho chúng ta một năm thuận lợi và nhiều niềm vui.

Những con chó đá trong bộ sưu tập của hai anh em hoạ sỹ Thành Chương và Hoạ sỹ Minh Đức mỗi con lại mang một dáng vẻ, một thần thái riêng. Không ai biết rõ những con chó đá này được tạc vào năm nào nhưng trên mình của chúng đều lưu lại dấu ấn của thời gian. Người sưu tập cũng không để ý đến niên đại của các chú chó đá mà chỉ là vì yêu mến con vật này và trân trọng những tác phẩm của người xưa để lại mặc dù nó thô sơ, mộc mạc đến hồn nhiên nhưng cái thần của tác phẩm đã phá vỡ các quan niệm, các khuôn mẫu của điêu khắc, hội hoạ và đó là sức sống mãnh liệt của nghệ thuật dân gian Việt nam.

Theo VTV
 

TaiVenh

Active Member
Chuyện thờ chó - tập tục trong một số cộng đồng Việt



Gần đây, Tp. Hà Nội có chủ trương phục hồi, tôn tạo di tích đền Cẩu Nhi trên hồ Trúc Bạch. Dư loận khá xôn xao. Những người ủng hộ tôn tạo thì cho rằng đền Cẩu Nhi có thật, chỉ bị phá vào năm 1985 và có liên quan đến các truyền thuyết xung quanh vua Lý Công Uẩn định đô ở Thăng Long. Người không ủng hộ lại khẳng định : điều này không đáng tin vì đó là truyền thuyết chứ không phải chính sử, không có căn cứ khoa học. Thậm chí còn có những bài báo khẳng định chắc chắn người Việt không có tục thờ chó !

Không nhằm tranh cãi về việc có nên tôn tạo đền Cẩu Nhi hay không, mà chỉ muốn tìm hiểu một tín ngưỡng dân gian nhân dịp chào xuân Bính Tuất, chúng tôi đã có cuộc khảo cứu một loạt các tín ngưỡng dân gian về tục thờ chó của một số địa phương ở Hà Tây, Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên và nhận thấy đây là một tín ngưỡng đẹp trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam.

Đền thờ quan Hoàng Thạch ở Hà Tây

Có lẽ uy nghi nhất trong số những địa phương có tục thờ chó là đền thờ quan Hoàng Thạch ở Địch Đình (Định Vĩ) – Đan Phượng, tỉnh Hà Tây. Bệ thờ của quan Hoàng Thạch hiện nay được xây thành ngai đặt cao trên một gò đất bên cạnh chùa Phúc Khánh và đình làng (thờ thánh Linh Lang – đã được phong di tích lịch sử văn hoá).

Đây là quần thể đông đảo tượng chó đá được đẽo gọt sinh động bằng đá xanh.

Chính giữa bệ thờ quan Hoàng cao khoảng 1,4m trong tư thế ngồi, tay cụp, mắt nhìn thẳng về phía trước, miệng há, lưỡi thè ra che hàm răng dưới. Nhưng có người cho rằng “ngài” đang ngửa cổ lên trời cười vì khuôn mặt rất tươi. Xung quanh quan Hoàng Thạch là tượng 16 chó con kích cỡ không đồng đều, con nhỏ cao khoảng 15cm, con lớn nhỉnh hơn 30cm, tư thế rất linh động.

Theo ông Nguyễn Chí Cương, Trưởng Ban di tích xã Phương Đình thì đền thờ như hiện nay được tôn tạo từ năm 2000. Trước đó, quan Hoàng được đặt sâu trong đất chỉ nhô nữa thân lên. Vị trí 16 con chó hiên nay đều đặt không đúng như trước. Quan Hoàng nhìn về phiá Tây Bắc, hướng núi Ba Vì . Theo ông Minh Nhương, Trưởng VHTT huyện Đan Phượng thì “ngài” nhìn về đền thờ hai Bà Trưng ở Hát Môn (nơi đây cũng có hai tương chó đá được thờ và trông về hướng Định Đình). Cả bầy chó

Xung quanh chuyện thờ quan Hoàng có nhiều giai thoại. Giai thoại chính rất xúc động .

Chuyện kể, ngày xưa bên của sông Hát có hai anh em nhà nọ làm nghề chài lưới rất yêu thương nhau. Người anh tên là Ngọc Trì, người em tên là Hoàng Thạch. Khi đất nuớc bị xâm lược, người anh theo lời hiệu triệu của vua lên đường đánh giặc. Người em ở nhà tần tảo làm ăn chăm sóc chị dâu. Giặc tan, người anh lập công lớn trở về, thấy vợ mình mang thai gần đến ngày sinh. Vô cùng tức giận vì cho rằng em mình đã làm điều ô nhục, bất chính, người anh mắng em là “đồ con cùng hướng nhìn về đây. chó má”, rồi chém chết, vứt xác xuống sông. Đến khi vợ đẻ ra một vật quái dị, lại nghe làng xóm ca ngợi đức hiếu thuận của người em hết lời, người anh mới biết em mình bị oan. Người anh thương tiếc, bỏ cả ăn uống đi tìm xác người em cho đến khi gục chết trên bến đò Vạn Vĩ.

Một ngày nọ, tự nhiên những người dân ở đây thấy ngoài bến đò Vạn Vĩ nổi lên một pho tượng chó đá dáng vẻ uy nghiêm. Dân khắp vùng lấy làm lạ liền kéo nhau đến định khiêng về. Nhưng bao nhiêu người cũng không khiêng được. Chỉ đến khi dân chài Vạn Vĩ đến, “ngài” mới chịu cho khiêng. Từ đó dân lập đền hương khói phụng thờ và truyền nhau đó chính là Hoàng Thạch hoá thân.

Từ ngày có đền thờ của “ngài”, dân tụ tập về đây lập làng. Bến đò Vạn Vĩ xưa đã phát triển thành thôn Địch Đình trù phú. Cũng tại nơi này dân cũng đặt luôn đình làng chùa Phúc Khánh. Trong đình làng, bên cạnh bài vị của Đức Linh Lang Đại Vương, Mãnh tướng Đại vương thì quan Hoàng Thạch có bài vị riêng là Hạ giới Đại Vương.

Ngày nay, ngoài những ngày rằm và mùng một, dân trong làng thường đến đây hương khói xin thần phù hộ. Những đôi trai gái yêu nhau bị trắc trở, những người có tranh chấp, xung đột, những cặp vợ chồng có hiểu nhầm, va chạm cũng đến đây xin “ngài” soi xét, phù hộ. Sau khi khấn vái, người dân thường chém ngang cây chuối hoặc đập tan chồng bát mang theo với ý “thề độc”.

Hàng năm, sau lễ Khai hạ (mùng 7 tháng Giêng âm lịch) dân làng Địch Vĩ mang lễ vật lên đền Hát Môn để hội tế. Như vậy, quan Hoàng Thạch ở Địch Vĩ không chỉ được thờ tại đền riêng mà còn được thờ trong đình như một “Thành Hoàng Làng”, người đã có công khai làng, mở xóm.

Cách Địch Vĩ khoảng 2km đường chim bay tại thôn Phù Trung, xã Thượng Mỗ - Đan Phượng cũng có một bệ thờ chó đá. “Ngài” cũng được dân địa phương kính cẩn gọi là “Ngài Hoàng Thạch”. Tuy không được thờ trong đình làng như ở Địch Vĩ, nhưng bệ thờ cũng được đặt cạnh đình làng (cả bốn bài vị được thờ trong đình đều là Thủy thần). Pho tượng chó đá ở đây cao lớn, được tạc bằng đá xanh, dáng linh hoạt, tai dỏng, miệng ngậm, mắt nhìn về hướng núi Ba Vì. Ngài được thờ với vai trò là người bảo vệ công lý và giữ gìn cho dân khang vật thịnh.

Chó cứu làng và trở thành thành hoàng



(Hình : Chó đá ở đình Vĩnh Trường - Vĩnh Yên)

Đi qua Bát Tràng khoảng 10km, cạnh xã Kim Lan và xã Phụng Công nổi tiếng về làm gốm và cây cảnh, cũng có một làng thờ chó làm thành Hoàng làng.

Giai thoại thờ chó làm thành Hoàng làng ở đây tuy không đẹp như Địch Vĩ nhưng với dân làng thì vô cùng ý nghĩa.

Chuyện kể, đã lâu lắm rồi khu đất của làng vốn là một bãi bồi thuộc đất Hà Đông cũ. Dòng sông cứ mỗi năm lại lấy đi một ít đất của Hà Đông mà bồi cho xứ Bắc Ninh. Đến một ngày, bãi bồi này hoàn toàn nằm bên kia sông. Dân bên Hà Đông tiếc đất vẫn cứ bơi đò sang đây canh tác. Đến một ngày, dân vạn chài tứ xứ về đây lập xóm, trong khi dân Hà Đông vẫn sang trồng cấy. Xung đột giữa xóm vạn chài và dân Hà Đông bơi thuyền sang trồng trọt ngày một dữ dội. Đến một hôm, xảy ra đánh nhau to. Trai làng hai bên đánh nhau từ sáng sớm đến tối mịt mới rút về. Lúc này bên Hà Đông được tin bên xóm chài có 1 người bị giết, đang được đắp chiếu chuẩn bị khiêng lên quan kiện. Dân Hà Đông còn hay tin quan lớn bên trấn Kinh Bắc mới về nhậm chức rất nghiêm. Thế là dân Hà Đông họp bàn cử người sang đàm phán đền bù thiệt hại, đồng thời đồng ý cho xóm chài được cư trú ở đó và mở mang làm ăn không kiện quan nữa. Từ đó xóm chài phát triển thành làng.

Sự thật là không có người nào bị giết mà cái xác trong tấm chiếu đắp là một con chó chết. Nhờ có một con chó chết mà cứu được cả xóm qua cơn hoạn nạn, xóm chài đã chôn cất con chó tử tế theo nghi lễ dành cho người và lập cả miếu thờ phụng, hương khói quanh năm. Khi lập đình, người dân đã đưa “ngài” vào thờ bằng một bức tranh khổ lớn như người lập công khai làng. Ngày nay, trong ngày lễ, bên cạnh bánh khảo, bánh giầy tế thánh, dân làng vẫn làm chè lam trộn mật để dâng “ngài”.

Câu chuyện cảm động này do cụ Trương Bảo năm nay 84 tuổi, Hội trưởng Hội cựu chiến binh thôn Tháp, xã Phụng Công kể với chúng tôi. Theo cụ, tại thôn Đại cùng xã trước đây có chùa Kẹo cũng thờ hai con chó đá nặng khoảng 3 tạ mỗi con. Nay chùa Kẹo đã thành đất tư nhân nhưng hai tượng chó đá này vẫn còn được thờ riêng trong một phần miếu. Cụ còn cho biết, dọc hai bờ sông trên đất Khoái Châu – Hưng Yên còn rất nhiều nơi có miếu, đền thờ chó đá.

Năm Tuất kể chuyện thờ chó đá

Trò chuyện với chúng tôi xung quanh tục thờ chó ở một số cộng đồng người Việt và và việc tôn tạo di tích đền Cẩu Nhi, GS. Kiều Thu Hoạch (Nguyên viện phó Viện nghiên cứu văn hoá dân gian) dẫn một câu rất hay của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng: “Những truyền thuyết dân gian thường có một cái lõi là sự thật lịch sử mà nhân dân qua nhiều thế hệ đã lý tưởng hoá, gửi gắm vào đó tâm tình thiết tha của mình cùng với thơ và mộng, chắp đôi cánh của sức tưởng tượng và nghệ thuật dân gian, làm nên những tác phẩm văn hoá mà đời đời con người ưu thích”.

Cùng khảo cứu với chúng tôi xung quanh việc các đền thờ và tục thờ chó ở các cộng đồng dân cư, cho thấy những địa phương có tục thờ chó đều gắn liền với sông nước. Do đó có thể nhận xét tục thờ chó có thể gắn với tín ngưỡng về thờ thuỷ thần của người Việt .

Chúng tôi cũng hoàn toàn nhất trí với nhà giáo Phạm Tế Xuyên – khoa địa trường ĐHSP Hà Nội, khi nhận xét: “Trong tín ngưỡng dân gian của người Việt, chúng ta thấy có đủ loại thần : thần cây đa, ma cây gạo, thần bình vôi. Tất cả những tín ngưỡng ấy là một phần của văn hoá Việt, hồn Việt, tạo nên sự phong phú của một nền văn hoá đậm đà bản sắc có sức sống suốt mấy thiên niên kỷ”.

Sắp tới, Viện sử học có cuộc hội thảo lớn liên quan đến tính chân thực và tầm ảnh hưởng của cuốn Tây Hồ Chí, cuốn sách có ghi chép khá đầy đủ về đền thờ Cẩu Nhi ở Hà Nội. Chúng tôi mong muốn các nhà khoa học hãy mở rộng thêm lĩnh vực nghiên cứu liên quan đến tục thờ chó của người Việt.

(theo Thời báo Kinh tế Việt Nam)
 

TaiVenh

Active Member
Từ tục thờ chó, nghĩ đến “Linh Cẩu” Chùa Cầu…

1. Từ tục thờ chó của người Việt:

Qua nghiên cứu tượng chó đá một số nơi như đền Hai Bà Trưng ( Hát Môn), đình thôn Phù Trung ( xã Thượng Mỗ, huyện Đan Phượng, Hà Tây) và đình làng Địch Vĩ ( xã Phương Đình, huyện Đan Phượng, Hà Tây); qua một số sách như Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú, sách Tây Hồ chí và cả Đại Việt sử ký toàn thư, cùng nhiều ghi chép của thư tịch Hán Nôm… các nhà nghiên cứu về văn hóa Việt Nam đã kết luận rằng: Đó là chẳng những trước đây mà cả hiện nay, người Việt vẫn có tục thờ chó, vẫn có tín ngưỡng dân gian về chó.Theo đó thì tục thờ chó của người Việt được thể hiện dưới hai hình thức. Một là hình thức chôn chó đá trước cổng nhà như một linh vật để canh cổng với ý nghĩ trừ tà, cầu phúc. Hai là hình thức đặt chó đá trên bệ thờ như một thần linh để cầu cúng, phụng thờ. Một số nơi gọi chó đá một cách kính cẩn là quan lớn Hoàng Thạch. Các nhà nghiên cứu cũng đã nhận thấy hình thức chó đá giữ vai trò canh gác là khá phổ biến ở nông thôn Việt Nam xưa.

2. Từ tục thờ chó của một số dân tộc trên thế giới:

Theo nhà dân tộc học Trécsơnốp người Nga thì tục thờ chó là khá phổ biến ở nhiều dân tộc trên thế giới, có ở hầu khắp thần thoại các dân tộc ở Đông Nam Á lục địa. Đúng ra, lúc đầu thờ chó là xuất phát từ các dân tộc chăn nuôi gia súc khu vực Tây Nam Á, với vai trò canh giữ đàn gia súc. Sau đó có thể người Ấn – Âu từ thời đồng thau đã mang vào Đông Á truyền thống chăn nuôi cùng với tín ngưỡng thờ chó.Trong thần thoại vùng Địa Trung Hải và Cận Đông, hình tượng chó, kẻ canh giữ gia súc đã sớm chuyển thành kẻ canh giữ thế giới âm phủ. Trong thần thoại Bàn Hồ ( Nam Trung Quốc), chó lấy công chúa rồi vào núi ở và sinh con đàn cháu đống…trở thành thủy tổ của người Dao…

3. Nghĩ về “ Linh Cẩu” ở Chùa Cầu:

Chùa Cầu, cầu Nhật Bản hay Lai Viễn Kiều là chiếc cầu gỗ từ bao đời nay được xem là biểu trưng văn hóa của phố cổ Hội An và chính thức được Nhà nước công nhận là biểu trưng ( logo) Đô thị cổ Hội An- Di sản Văn hóa thế giới. Chùa Cầu là một loại hình di tích kiến trúc nghệ thuật có kiểu dáng độc đáo: thượng gia- hạ kiều, lại gắn với miếu thờ bên trên nên đã vượt ra ngoài chức năng giao thông thông thường. Điều độc đáo, kỳ lạ hơn nữa là hai bên đầu cầu có hai cặp tượng chó ( Linh Cẩu) và khỉ ( Thần Hầu) bằng gỗ được thờ đăng đối hai bên đầu cầu. Lý giải về tượng chó và khỉ, có người cho rằng đó là cách ghi niên đại theo kiểu người Nhật, khởi công vào năm Thân ( con khỉ) và hoàn thành vào năm Tuất ( con chó). Có người cho đó là những con vật trong tô- tem giáo mà người Nhật sùng bái, thờ tự trong nhiều công trình tín ngưỡng từ cổ xưa. Tư liệu về Chùa Cầu hiện đang lưu giữ tại Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di tích Hội An có ghi chép cặp đối có liên quan đến Linh Cẩu như sau ( nguyên trước đây được đắp bằng sứ ở mặt phía Đông của Chùa Cầu, hiện nay không còn nữa) :

“Thiên cẩu song tinh an cấn thổ
Tử vi lưỡng tướng định khôn thân”

Tạm dịch:
Hai sao thiên cẩu trấn an đất cấn
Hai tướng tử vi định giữ cung khôn


Theo Kinh dịch thì Cấn thổ ( đất Cấn) chỉ hướng Đông Bắc, khôn thân ( cung Khôn) chỉ hướng Tây Nam. Qua câu đối trên, cho ta thấy tín ngưỡng của người xưa thì cặp tượng Linh Cẩu chính là hai vị thần được cử xuống từ trên Trời để canh giữ sự bình yên cho xứ đất này; và còn lý giải về phương hướng cụ thể của Chùa Cầu- đó là cầu bắc qua lạch nước nối hai xã Minh Hương và Cẩm Phô theo hướng Đông Bắc- Tây Nam.

Nhìn cặp Linh Cẩu ( một con đực, một con cái) cao to bằng chó thật, ngồi khoan thai canh gác, chân trước đứng, hai chân sau ngồi trên bệ như chó sắp nhổm lên, xông ra đương đầu với cái ác để bảo vệ sự an lành của nhân dân. Trên bệ thờ, trước mặt Linh Cẩu có đặt bát hương, cặp chân đèn và dĩa để vật cúng. Ngày xưa, Chùa Cầu luôn nghi ngút khói hương, người qua lại phải cúi đầu ngã nón; ngày nay, trong những ngày rằm, mồng một âm lịch mới có khói hương. Cặp tượng chó ở Chùa Cầu, từ lâu được xem là thần trong tâm thức dân gian Hội An, với niềm tin đó là vật trừ tà, canh giữ bình an cho mọi người. Cách thức tạc tượng, bệ thờ, phụng cúng, niềm tin Linh Cẩu ở Chùa Cầu và quan Hoàng Thạch ( chó đá) ở một số nơi có mô típ giống nhau. Khác chăng tượng chó ở Chùa Cầu thì bằng gỗ, cũng là đặc thù, lợi thế về kiến trúc gỗ, vật liệu gỗ ở Đô thị cổ Hội An; nhưng thoạt nhìn, chúng ta tưởng rằng cặp Linh Cẩu được làm bằng đá bởi lớp sơn bên ngoài màu xám, đây là cách thức giả chó đá.



Tượng thờ ông "Hoàng Thạch" tại chùa Cầu, Hội An

Đã hơn 400 năm nay, người Hội An, du khách khắp nơi qua lại Chùa Cầu, nhìn những pho tượng đầy màu sắc thần bí, lý giải về nhiều điều, thiết nghĩ phải tìm hiểu sâu hơn về tín ngưỡng thờ Linh Cẩu ở Chùa Cầu cũng như các hành vi tín ngưỡng, thực hành tín ngưỡng chó đã có trong lịch sử và hiện vẫn đang tồn tại một cách sống động. Từ tục thờ chó của người Việt và một số dân tộc trên thế giới, nghĩ về cặp Linh Cẩu ở Chùa Cầu, Hội An lại càng thấu hiểu và yêu quý biết bao Đô thị cổ Hội An- Di sản Văn hóa thế giới, nơi chứa đựng các kho tàng phong phú về phong tục, tập quán, truyền thuyết, là cuộc sống ngày nay vẫn còn in bóng cuộc sống ngày xưa…Nhìn cặp Linh Cẩu vừa tôn nghiêm vừa gần gũi như nhìn thấy được cái mảnh hồn quê đau đáu của những người xa xứ khi bước chân đến Lai Viễn Kiều.
 

amifidele

Member
Xin cảm ơn bác TaiVenh đã tập hợp thật đầy đủ và mạch lạc những bài viết về chó đá, một vật thể mang lại nhiều giá trị "phi vật thể" cho cuộc sống.

Qua tìm hiểu, mình được biết con chó đá "lớn tuổi" nhất được tìm thấy là con chó đá ở lăng vua Trần Hiến Tông (Đông Triều, Quảng Ninh), bác có hình ảnh gì giúp hiểu hơn về cụ chó đá này không?
 

tina90

Member
Bác TaiVenh thật đáng khâm phục đọc xong mà em cảm thấy là em muồn có một con chó đá lắm lắm ý ,nhưng mà mẹ em bảo là mê tín:(:)(:)((
 

TaiVenh

Active Member
@ bác Ami: em cũng thử tìm nhưng chưa có được thông tin về chó đá "lớn tuổi" nhất của VN bác ạ.
@ Tina: Hị hị, tớ cũng đang muốn kiếm 1 đôi chó đá về bày trong vườn đây. Bác nào có thông tin nơi nào có thể mua được chó đá xanh thì mách cho TV nhé. Tks...
 

amifidele

Member
Chắc Tai Vểnh phải đợi đến gần Tết rồi ra chợ Kỳ Lừa, Lạng Sơn đèo 1 em "ma hin" về thôi:



Và nhớ tắm "ma hin" theo đúng cách thức của xứ Lạng đó:

"Tắm chó bằng lá bưởi đun nóng, sau đó quàng trên cổ chó những vòng vải đỏ hoặc giấy hồng điều và chó còn được cúng tế bằng nghi lễ đặc biệt, đó là một phong tục có từ lâu đời mỗi khi tết đến, xuân về của dân tộc Nùng Cháo ở xứ Lạng dành cho con chó đá, gọi theo tiếng Tày – Nùng là “ma hin”."



Còn về cụ chó đá ở Đông Triều, Quảng Ninh chắc là phải nhờ thành viên vietpet nào ở địa phương đó đi thăm quan di tích và chụp ảnh giúp vậy, không biết có ai không?
 

TaiVenh

Active Member
Em cũng đang lên kế hoạch đi chơi Lạng Sơn 1 chuyến đây chị Ami ạ. Thích lắm rồi.

Dưng mà trong hình trên mấy chú chó đá được đẽo từ loại đá xám thì phải. Em thì chỉ thích đá xanh thôi. Đá xanh để lâu ngày lên nước bóng nhoáng rất đẹp. Ngòai Bắc này thì có Thanh Hóa nổi tiếng về có nhiều đá xanh rất đẹp. Chắc em phải nhờ LVP để ý dùm vậy.


Chó đá xanh đây ạ
Nhà em hiện chó đá thì chưa có, nhưng có bộ ghế ngồi đặc biệt - là những chiếc cối giã gạo ngày xưa làm bằng đá xanh, lật úp xuống để ngồi - trông rất hay chị ạ. Món này bày ngoài vườn ngoài ưu thế bền đẹp, thiên nhiên còn có 1 đặc tính tuyệt vời nữa: Đó là không phải thu dọn vì không lo bị trôm chỉa. Mỗi "ghế ngồi" kiểu này sơ sơ cũng nặng hơn 50kg. Hôm nào rảnh em chụp cái ảnh post gửi chị xem.
 

amifidele

Member
Chị thấy trong bài em post thì ở Yên Trạch có loại đá xanh quý đó, chứ nếu mua đá ở Thanh Hoá mà mang đi xứ Lạng làm tượng thì eo ôi là...nặng!
 
Top