• Chào mừng bạn Khách đến với diễn đàn, chúc bạn vui vẻ sinh hoạt cùng cộng đồng Vietpet.
    Diễn đàn đã có sẵn cơ sở dữ liệu tương đối lớn về các vấn đề thường gặp như thú y, huấn luyện, chăm sóc thú cưng..., bạn Khách vui lòng tìm đọc kỹ trước khi gửi câu hỏi.
    Lưu ý: Diễn đàn không chấp nhận ngôn ngữ chat, bài viết không có nội dung ( bài spam).

Nơi bình yên "đất lành cò đậu"

amifidele

Member
Vào những ngày này, cả xã hội như bất an và phẫn nộ vì cái chết thương tâm của con sông Thị Vải, vẫn có một nơi, một chốn làm lòng người thư thái, bình yên. Nơi ấy “đất lành cò đậu”…



Nguồn ảnh: Blog360yahoo.com



Vào những ngày này, cả xã hội như bất an và phẫn nộ vì cái chết thương tâm của con sông Thị Vải, vẫn có một nơi, một chốn làm lòng người thư thái, bình yên. Nơi ấy “đất lành cò đậu”.

Từ trung tâm huyện lỵ huyện Lạng Giang, ngược hướng tây bắc theo tuyến đường tỉnh lộ 295 khoảng 15km, đi qua địa danh lịch sử “Chiến khu Bừng” thuộc địa phận xã Tân Thanh, trong những năm kháng chiến chống Pháp, tiếp đến là quê hương của cây dã hương nghìn năm tuổi ở xã Tiên Lục, đi thêm chừng ba kilômét nữa, bạn sẽ đến vườn cò thôn Mỹ Phúc (xã Đào Mỹ, huyện Lạng Giang- Bắc Giang). Cả một khu vườn bạch đàn rộng chừng gần ba héc- ta, nơi trú ngụ của hàng ngàn con cò.

Nói là cò nhưng ở đây có nhiều loài như: Cò bợ, cò trắng, cò lửa,… Trong quần thể cò trắng cũng chia thành một nhóm cá thể điển hình gồm loại có mỏ đen, chân đen, to hơn cả nhưng số lượng ít, thường được gọi là cò trâu. Đông nhất phải kể đến loại có mỏ vàng, chân đen và loại có mỏ vàng, chân vàng, cổ mầu nghệ (còn gọi là cò ruồi). Hai loại cò này tuy nhỏ nhưng chiếm số lượng lớn trong đàn cò có mặt tại khu vườn.



Vườn cò thôn Mỹ Phúc (Lạng Giang- Bắc Giang) - Ảnh: Vietimes



Ngoài họ hàng nhà cò còn có một số loài thuộc bà con của nhà cò như: Vạc, cốc, giang…chứng tỏ tính đa dạng sinh học ở khu vườn cò này khá phong phú. Vào lúc sâm sẩm tối, đàn cò lũ lượt kéo về tổ ấm của mình, thôi thì đủ loại, con to, con nhỏ cùng ríu rít gọi bầy. Có lẽ bởi chúng phải xa nhau cả ngày đi kiếm ăn lặn lội vất vả ở mọi chân mộng, bãi sông…nên khi ánh ngày sắp tắt, ấy là lúc bản năng giống loài trỗi dậy, ấm áp, khát khao...

Nếu đứng ở ngoài nhìn vào vườn cò, bạn sẽ cảm giác như được đắm mình trong bức tranh thiên nhiên nhiều mầu sắc. Hoà quyện vào nhau giữa mầu trắng tinh khôi của cò trắng cùng với mầu vàng thẫm của các chú cò lửa, mầu nâu đốm trắng nền nã của cò bợ…Tất cả như được in trên nền xanh thẫm của cây vườn. Thật hạnh phúc biết nhường nào khi thiên nhiên đã ban tặng riêng cho mảnh đất này sự trong lành hiếm hoi…

Tuy là bà con của nhau ở chung một khu vườn, nhưng bản năng sinh tồn mỗi loài chim trời có những điểm trái ngược nhau thật đến lạ. Lúc loài cò trở về nơi tổ ấm của mình cũng là thời điểm loài vạc bắt đầu đi kiếm ăn. Bởi thế mà trong dân gian mới truyền tụng câu ca dao: “Con vạc mà đi ăn đêm…” Còn khi trời hửng sáng, lúc loài cò bắt đầu đi kiếm ăn thì loài vạc lại trở về nơi tổ ấm của mình, nên thường chúng chỉ chào gặp nhau trên đường (kẻ đi người về) bằng những tiếng kêu oạc, oạc, oạc…

Theo ông Đặng Văn Quyển, người chủ khu vườn bạch đàn có đàn cò về ở cho biết: Đàn cò cũng chỉ mới về ở khu vườn của gia đình ông nhận khoán chừng hơn 20 năm nay. Ban đầu chỉ có khoảng vài trăm con, nhưng không hiểu sao giống cò lại chọn khu vườn nhà ông Quyển làm nơi trú ngụ lâu dài. Ông tự nhủ đất nhà mình có gì đó yên lành, linh nghiệm lắm thì chúng mới về, cho nên ông đã không xua đuổi mà tiếp tục trồng thêm cây mới, cho lũ cò có một không gian sinh quyển hòa hợp.


Khu du lịch suối Mỡ - Ảnh: i199.photobucket.com

Bất ngờ thay, từ lúc ấy, lũ cò, lũ vạc về ngày một đông hơn. Chúng sinh sôi nảy nở nhanh lắm, mùa sinh sản của chúng thường vào cữ tháng tư âm lịch hàng năm và đến nay số lượng đàn cò ước tính đã lên đến hơn chục nghìn con cò, vạc, cùng với một số loài chim hoang dã khác.

Ông Quyển bảo, gia đình tôi thường căn dặn các cháu trong nhà phải chú ý trông coi, ngăn chặn kịp thời những người đến săn bắn hoặc chặt phá cây ở khu vực vườn cò. Từ khi có đàn cò về khu vườn, hầu như ngày nào ông Quyển cũng dành thời gian đi một vòng để xem lũ cò, lũ vạc hôm đó có về đủ hay không, cũng là để quan sát và hiểu thêm đặc tính sinh trưởng của chúng.

Những người yêu quý và hiểu ý nghĩa của công việc, thán phục hành động của ông lắm. Nhất là khi nhà nước đang khuyến khích, bảo vệ chim thú hoang dã. Nhưng một mặt vì khu vườn tương đối rộng, mặt khác hàng rào bảo vệ khu vườn này, tuy đã được sở tài nguyên và môi trường địa phương cùng với gia đình ông Quyển chú trọng đầu tư, nhưng cũng không thể ngăn chặn triệt để được các hiện tượng xâm hại của một số kẻ coi sự tàn sát một cách bệnh hoạn lũ chim vô tội là thú vui tiêu khiển riêng mình.

Đầu năm 2002, đàn cò đột nhiên bay đi hết, nguyên do cũng chỉ tại có kẻ đặt bẫy. Một con cò bị mắc bẫy, kêu than thảm thiết mà không thoát, thế là cả đàn bỏ đi, nhưng hơn một tháng sau chúng bỗng lại trở về nơi tổ ấm cũ của mình.

Ai đến đây, thăm và quan sát vườn cò đều công nhận việc bảo tồn loài chim trời hiện đang có mặt tại khu vườn nhà ông Quyển là hết sức cấp thiết, cần được sự quan tâm hơn nữa của các cấp các ngành ở địa phương, cùng với sự đóng góp công sức của các nhà khoa học về môi sinh, môi trường.

[FONT=’Times New Roman’]
Cây dã hương nghìn tuổi ở xã Tiên Lục ( Lạng Giang- Bắc Giang) - Ảnh: Vietimes
[/FONT]


Nếu có thể được, theo chúng tôi địa phương nên sớm có một dự án bảo tồn vườn cò, có hướng mở thêm diện tích, tiếp tục trồng thêm bạch đàn, đồng thời trồng bổ sung thêm cây vào khu vườn hiện tại, làm thêm hàng rào bảo vệ và tạo môi trường sinh thái phù hợp để cho cò trú ngụ, sinh trưởng và phát triển tốt. Mặt khác nên xem xét có thể hỗ trợ một phần kinh phí cho chủ vườn cò để họ trực tiếp bảo vệ vườn cò trong điều kiện hiện nay.

Về lâu dài, ngành tài nguyên- môi trường, ngành du lịch địa phương nên có kế hoạch quy hoạch khu vườn cò trở thành một điểm tham quan du lịch sinh thái. Được như vậy, vườn cò Mỹ Phúc, cùng với cây dã hương nghìn tuổi, đình Phù Lão, thắng cảnh suối Mỡ…biết đâu sẽ trở thành những điểm du lịch hấp dẫn, thú vị, đáp ứng nhu cầu tham quan của du khách trong một tương lai gần.
  • Hoàng Lân
Nguồn: VietNamNet
 

greenvet-hanoi

Chuyên gia thú y
Hồi còn bé BSGV vẫn thường thích ngắm cảnh các chú chim bói cá bay kiểu " dừng" trên không trung quan sát mặt hồ, rồi bỗng lao vút xuống như tên lửa không đối đất cặp được mồi cá lên tha về tổ. Tổ chim bói cá không giống các loại tổ chim khác, bói cá đào khoét các lỗ bên vách đất bờ sông rồi chui vào trú nấp như hang rắn.

Giờ thì câu chuyện tôi kể trên đã vào dĩ vãng. Đâu còn các chú chim bói cá màu lông xanh biếc lóng lánh dưới ánh sáng mặt trời.

Hà Nội cũng đã từng có phố " Cò ỉa" là phố Lò Đúc bây giờ. Các cụ nhà tôi kể lại : đi qua cái phố đó bị "dính *** cò " từ trên cây rớt xuống chuyện bình thường.

Vẫn may mà vẫn còn cái “đất lành cò đậu” ở bài viết trên để mọi người chiêm ngưỡng, để các bé thơ được mơ trong lời ru" cái cò, cái vạc, cái nông..." ấm áp vòng tay mẹ.

Thiên nhiên như một tội phạm sắp bị hành quyết, đang kêu cứu. Con người đang là kẻ thi hành án một cách tàn bạo !



Chim bói cá.
 

amifidele

Member
Chim bói cá - Chim của năm 2009 tại Đức





Tại Đức, đầu tháng 10 này, các nhà bảo tồn thiên nhiên đã chọn chim bói cá làm biểu tượng của năm 2009 để kêu gọi người dân tại đất nước này quan tâm hơn nữa đến việc bảo vệ môi trường và bảo tồn thiên nhiên vì môi trường sống của loài chim này đang ngày càng bị thu nhỏ một cách đáng lo ngại.
http://www.thelocal.de/14827/20081011/
 
Top