http://thuocdongduoc.vn/index.php?o...rau-meo&catid=278:cay-thuoc-vi-thuoc&Itemid=4 <=== ko biết có phải cây này ko .......nhìn lá có vẻ giống lắm và có nói trồng hoang ở VN
Cây thảo, sống lâu năm, cao 0.3 – 0.5m, có khi hơn. Thân mảnh cứng, hình vuông, mọc đứng, thường có màu nâu tím, nhẵn hoặc có ít lông, ít phân cành. Lá mọc đối, hình trứng, dài 4 – 6cm, rộng 2,5 – 4cm, gốc tròn, đầu nhọn, mép khía răng to, gân lá hơi nổi rõ ở mặt dưới; cuốn lá dài 3 – 4cm.
Cụm hoa mọc thẳng ở ngọn thân và đầu cành, dài 8 – 10cm, gồm 6 – 10vòng, mỗi vòng có 6 hoa màu trắng hoặc hơi tím; lá bắc nhỏ rụng sớm; dài hình chuông có 5 răng, răng trên rộng, tõe ra ngoài; tràng hình ống hẹp, thẳng hoặc hơi cong, dài 2 cm, môi trên chia 3 thùy, môi dưới nguyên; nhị mọc thò ra ngoài hoa, dài gấp 2 – 3 lần tràng, chỉ nhị mảnh, nhẵn; vòi nhụy dài hơn nhị.
Quả bế tư, nhỏ, nhẵn.
Mùa hoa quả: tháng 4 – 7.
* Chi Orthosiphon Benth.., có 40 loài trên thế giới, phân bổ rãi rác khắp các vùng nhiệt đới Đông Nam Á được coi là nơi tập trung và có tính đa dạng cao về thành phần laòi của chi, trong đó Việt Nam có 8 loài.
Râu mèo là cây nhiệt đới tương đối điển hình, mọc tự nhiên và phổ biến ở Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, các nước ở Đông Dương và cả ở Châu Phi. Cây còn được trồng ở Indonesia, Ấn Độ, Thái Lan, Cu Ba và Việt Nam.
* Ở Việt Nam, râu mèo phân bố rãi rác ở một số tỉnh miền núi như Cao Bằng; Thanh Hóa (Vĩnh Lộc); Hà Tây (Ba Vì); Lâm Đồng, Phú Yên (Tuy Hòa); Vũng Tàu – Côn Đảo (Bà Rịa); Ninh Thuận (Phan Rang); Kiên Giang (Phú Quốc)… cây ưa ẩm, ưa sángvà có thể hơi chịu bóng, thường được mọc trên đất giàu chất mùn ở ven rừng, gần bờ nước hoặc thung lũng. Độ cao phân bố của cây từ khoảng 10m (ở Phú Yên) đến 600m (ở Cao Bằng). Cây sinh trưởng mạnh trong mùa xuân hè. Mùa đông có hiện tượng bán tàn lụi ở phần thân cành trên mặt đất. Cây ra hoa quả nhiều hàng năm, tái sinh tự nhiên chủ yếu từ hạt, nhưng tỷ lệ hạt nảy mầm rất thấp. Râu mèo tái sinh chồi khỏe, nhất là những phần còn lại sau khi bị cắt.
* Nguồn trữ lượng râu mèo tự nhiên ở Việt Nam không đáng kể. Dược liệu râu mèo được sử dụng hiện nay chủ yếu do trồng trọt. Trên thế giới, Indonesia là nước trồng nhiều râu mèo nhất. Ngoài khối lượng dược liệu sử dụng nhiều trong nước, năm 1991 – 1995 nước này xuất khẩu sang thị trường châu Âu mỗi năm từ 170 đến 200 tấn râu mèo khô (B. Dzulkarnain, Lucie Widowati et al. in PROSEA – Med. & Pois. Pl., 12(1); 1999; 368 – 371).