• Chào mừng bạn Khách đến với diễn đàn, chúc bạn vui vẻ sinh hoạt cùng cộng đồng Vietpet.
    Diễn đàn đã có sẵn cơ sở dữ liệu tương đối lớn về các vấn đề thường gặp như thú y, huấn luyện, chăm sóc thú cưng..., bạn Khách vui lòng tìm đọc kỹ trước khi gửi câu hỏi.
    Lưu ý: Diễn đàn không chấp nhận ngôn ngữ chat, bài viết không có nội dung ( bài spam).

Một số ý kiến về tiêu chuẩn CPQ.

CENTIMET

Member
chó PQ
Theo sự hiểu biết thì chó PQ là loại chó rất ấn tượng..( có dãy lông mọc ngược trên lưng, có khả năng di truyền, sống ở đảo PQ)
Ấn tượng vì là 1 trong 03 loài chó có xoáy lưng trên thế giới.... trong số vài trăm ( có thể là hơn 300) giống chó hiện hữu.

Thêm cái hình :
===> Hàng chú thích cuối cùng

(là tiếng Pháp: nhớ mại mại là: ông này, chưa thấy giống chó nào khác có cái xoáy lưng này..( ý nói là chó PQ là giòng chó duy nhất được biết đến lúc đó)

dạ xin hết!
 

catsamac

Member
Theo mình, hiện tại cần phải lấy chuẩn của con chó đã được mô tả đầu tiên mà bác CENTIMET đưa ra để xác định mức độ thuần chủng.
Cứ xem nó là con chó to nhất, đẹp nhất, cân đối nhất, ....không có điểm gì có thể chê được làm chuẩn. Như thế mới xác định được chó PQ. Và cần phân tích sâu hơn nữa về chuẩn hình dáng này. Do đây là bản vẽ tay nên người vẽ khi bắt đầu vẽ sẽ tạo khung hình là các hình cơ bản để xác định tỉ lệ giữa các bộ phận của chó. Trong bản cổ không thấy nói đến vấn đề này, nhưng ai đã học hội họa sẽ biết về tỉ lệ hình học để vẽ các bộ phận cho cân xứng. Tuy nhiên tỉ lệ để vẽ chó PQ này được tác giả nghiên cứu thế nào?

Những con chó khác nếu có 80-90% đặc điểm giống bản mô tả thì coi là chó PQ. Từ những con đó bắt đầu nhân giống, nếu may mắn sẽ phục hồi lại được 1 con chuẩn như bản cổ (xác xuất chắc cũng nhỏ hơn nhiều lần trúng số)

Những con có mỗi cái xoáy lông giống thì gọi thế nào là quyền của các bác. Chó becge lai với chó cỏ cho ra gỉ? nó vẫn có nhiều đặc điểm của chó béc đó chứ.
 

CENTIMET

Member
Cent xin có ý kiến theo kiến thức hạn hẹp của mình:
Cơ sở nào để xây dựng tiêu chuẩn .
Chúng ta có được may mắn là người Pháp đã để lại 1 tư liệu cổ qúi giá về giống chó PQ cách đây 100 năm . Chúng ta vẫn trân trọng và tham khảo tư liệu đó .


Sách Races de chien ( Henri the Bylandt )
là thánh kinh của FCI...và chúng ta sẽ gia nhập FCI...như vậy chúng ta hoà mình vào họ, làm theo hướng của họ ( cách lai tạo chó giống, cách tổ chức Dogshow..v.v)

HIện nay thế giới tạm chia làm 02 phe: FCIANH , MĨ , CANADA.

Anh, Mĩ, Canada: thi con chó đẹp và dừng lại ở đó...
FCI : Thi con chó đẹp và buộc chó phải giử chức năng của nó ( chức năng của từng bộ phận theo hướng tối ưu)

Chó PQ sẽ đẹp và có chức năng tối ưu là cá đích mà chúng ta hướng đến.


Centimet ....kính gởi!
 

sonnguyen

Chuyên gia rottweiler
tiếp theo lời bác cent . như mình đã nói nếu các bác thực sự tâm huyết thì nên lập ra một CLB . và đem chó ra thi đấu muốn theo chuẩn FCI thì mình dựa theo đó mà chấm điểm. các bác cứ làm đi sai tới đâu sửa tới đó . vì mình không làm thì mãi mãi lý thuyết vẫn là lý thuyết không bao giờ là thực tế được . thân
 

CENTIMET

Member
XIn lại đưa thêm ý kiến, mong các chú bác xem xét ạ!

Xây dựng tiêu chuẩn chó PQ!

Màu:
đồng nhất , một màu (màu vện được chấp nhận )

Đây là tài liệu được tv Hunglgv cất công tìm được, gởi cho Cent lúc trước , xin chia sẻ:

Bác sóilưa làm ơn dịch dùm, bác là người dịch rất chuẩn!

Vì sao ta nên chọ chó PQ theo hướng 01màu:

"Ringstreaked, Speckled, and Spotted"
Article #846
by Sue Ann Bowling

This article is provided as a public service by the Geophysical Institute, University of Alaska Fairbanks, in cooperation with the UAF research community. Dr. Sue Ann Bowling is an Associate Professor of Physics at the Institute.

"I will pass through all thy flock to day, removing from thence all the speckled and spotted cattle, and all the brown cattle among the sheep, and the spotted and speckled among the goats: and of such shall be my hire."
-- Genesis 31: 32

This Algerian rock painting of a cattle herding scene, showing a heavily white-marked bull, is four to five thousand years old. White spotting seems to have occurred quite early during domestication of animals. Cover photo from the Cambridge Encyclopedia of Archaeology, reproduced with permission.

The first step in science, the one on which all the experiments are based, is simply playing with ideas. Granted, we don't usually publish this part of the scientific process, but both Larry and Neil have done it here in the past and that's what I'm going to do today. The topic? Why is white spotting so common in domesticated animals, and so rare in wild ones?
White markings do occur in wild animals -- white tails on deer and rabbits, white face markings in wolves, stripes on zebras, chest patches on mink, and warning white bands on skunks. But these markings are very consistent in location from animal to animal within a species, and they serve a purpose -- communication, breaking up the animal's outline, or warning potential predators. The variable blazes, stockings, white toes, chest patches, collars, and tail tips we see in some breeds of almost every domesticated mammal are extremely rare in wild mammals. (The "wild" horses of the west, which do have a wide array of white markings, are in fact feral, that is, descended from domesticated ancestors.)
So we really have two questions: why aren't white markings of the domesticated type seen in wild mammals, and why are they common in domestic stock?
One obvious answer to the first question in that white markings, at least for most of the year, make an animal more conspicuous to potential predators or prey. The persistence of white markings in feral horse herds argues against this being the only factor involved.
Many genes producing white markings or all-white animals also affect the animal in other ways, producing anemia, nervous system problems, or sterility. These genes would tend to die out rapidly in the wild.
Another possibility is color prejudice among wild animals. This isn't quite as crazy as it sounds; possibly the biggest difference between domesticated and wild animals is that domestic animals have been selected to breed very freely, while wild animals of both sexes (as witnessed by the frustration of zoos trying to breed them in captivity) are extremely choosy about their mates. Some insects and birds will refuse to breed with a potential mate whose color or markings are not "right" for the species; if mammals react the same way, the occasional piebald moose or white-spotted wolf probably never finds a mate to help pass on the genes for spotting.
White spotting in domestic animals goes back for at least several thousand years. Cretan wall paintings show spotted bulls, Egyptian frescoes show piebald chariot horses and spotted oxen, and of course the bargain between Jacob and Laban in Genesis presupposes the existence of spotted goats. I suspect at least part of the reason that white spotting is so common in domesticated animals lies in the process of domestication. Domesticated animals are descended entirely from those wild animals that were unchoosy enough about their mates to reproduce in captivity. (Zookeepers trying to maintain endangered species are worried that they may unintentionally be domesticating them in the process due to this effect.)
If a spotted animal occurred in a domestic herd, it would normally mate and produce offspring carrying the spotting genes. Furthermore, the spotted animals would be relatively visible to herders and readily identifiable as domestic, and might have been unconsciously favored for these reasons. (This would be particularly true of early herding dogs, which probably looked very much like wolves. A herding dog with white markings would be far less likely to be killed by a shepherd thinking he was defending an early flock than would one that looked just like a wolf.)
If a particularly desirable trait, such as high milk production, happened to occur in a spotted animal, that animal would be heavily used for breeding, and spots would multiply along with the desirable trait. It is even possible, through a phenomenon called linkage, that the offspring carrying the parent's improved trait would be the spotted ones.
If Jacob's wage agreement with his father-in-law were at all typical, herdsmen who had observed that offspring frequently resembled the sire would have encouraged the spotted males to breed as many females as possible, possibly even removing solid males selectively. And, of course, spotted animals may have been favored for the same reason that full white ruffs are favored in Collies today -- just because their owners thought they looked pretty.
Related articles are available on black, brown and yellow in dogs, overdominant dilution genes, banded (agouti) hair in mammals, and Siamese coloration in cats.




1/Cent biết chó PQ trên đảo rất nhiều màu, cũng như vài anh chị từng đề cập ....Đốm hay khoang hoặc black+tan rất dể lai tạo...

Nếu chúng ta chấp nhận, vấn đề màu trộn như vậy với FCI thì không lâu sau, người nuôi và chơi chó PQ sẽ thoả sức sáng tạo, lai hàng trăm loại với chó PQ...( vì màu nào cũng chấp nhận mà)

Chúng ta cần nhìn xa hơn!


2/ xin nhắc lại:

Chó PQ là 01 trong rất ít chó của CHÂU Á, nằm trong thánh kinh của FCI !!! tạm gọi cuốn Race the chien là thánh kinh của Vn mình trong tương lai.
Chó PQ được xếp vào nhóm chó Săn Thỏ.Nhóm 10 ( thuộc nhóm chó cổ xưa)

Nghĩa là nhóm chó nguyên thuỷ không cần sự can thiệp của con người.


Cho nên dùng chó PQ so sánh với chó Thái LAn hay GSD.v.v là điều sai lầm!

Vậy chó PQ có đốm, khoang...xin tạm gọi là : CHÓ PQ không đạt chuẩn, có thể sẽ bị loại khỏi cuộc thi!

đôi dòng ý kiến, mong được góp ý!
 

soi_lua

Member
gi Đính chính thông tin trong bài của bác centimet:

1) Cuốn sách đó tên tiếng Pháp là: Les races de chiens - dịch ra tiếng Việt là: Các giống chó (tra từ điển thấy đại khái thế vì em không biết tiếng Pháp)

2) Trong quá khứ, chó PQ đã được xếp vào nhóm chó săn thỏ / săn đuổi

3) Hiện tại, theo phân loại của FCI thì chó PQ có thể được xếp và các nhóm / phân nhóm sau:
- Nhóm 10: Chó săn đuổi - phân nhóm 3: chó săn đuổi lông ngắn

- Nhóm 5: Các giống chó cổ xưa
phân nhóm:
Phân nhóm 7: Các giống chó săn cổ (chó xoáy lưng thái đang được xếp ở đây)
Phân nhóm 8: Các giống chó săn cổ có bờm lưng (phân nhóm này chưa có giống chó nào)

=> theo ý kiến cá nhân em thì có lẽ sau khi chó PQ được công nhận, chó xoáy lưng Thái và chó PQ sẽ được xếp vào phân nhóm 8 chăng?

Bác nào vào đây kiểm tra lại giùm em cái:
http://www.fci.be/nomenclatures_detail.asp?lang=en&file=group5

gửi bác centimet: bác cứ ham tìm vào đống tài liệu của đồng chí hung-lo-vo-quo kia rồi mang ra đây thì .. lụt diễn đàn mất, cả mấy ngàn trang đó bác ạ :D
 

CENTIMET

Member
bác SoiLửa nhìn vào hình này là biết liền á.

Sẳn đây thêm về tranh vẽ Xoài ( Mango) , khỏi mắc công làm thêm 1 bài mới;

HÌnh vẽ chó PQ ( Mango) và giá trị của nó:




Đây không phải là bức hoạ bình thường, theo trường phái phục hưng như có bạn từng đề cập.

Thời Phục hưng bắt đầu thế kỷ thứ 14 tại Ý và đỉnh điểm ở thế kỷ thứ 15. Không lẽ châu Âu bị trị trệ suốt 4, 5 thế kỷ? Nên nhớ vào thế kỷ thứ 19 ảnh hưởng của châu Á rất dễ sợ trong lãnh vực hội họa..

Đây là 01 bức vẽ vô cùng giá trị, đây là Tranh MỘC BẢN!

Các tay vẽ tranh mộc bản thế kỷ thứ 19 không chịu ảnh hưởng của thời kỳ Phục hưng của mấy thế kỷ trước...

Vào thế kỹ thứ 19, mỗi bản vẽ ( tranh MỘc Bản) có 5 người làm việc.
4 người chia nhau khắc theo lệnh điều khiển của ông xếp thứ 5
Vẽ phải chính xác nếu không sẽ không ăn khớp
Người chỉ huy sẽ phụ trách việc ráp lại.

Đó là lý do tranh mộc bản hiện nay rất đắt !

Nói tóm lại tôi khẳng định tranh con Xoài là tả chân (như một tấm hình chụp) Người chơi tranh có đẳng cấp sẽ hiểu và chứng nhận điều này!

Như vậy tranh của con Xoài không có vấn đề gì về óc sáng tạo của cha thợ vẽ nào...Mà nó được vẽ như 01 tấm hình chụp, chính xác đến từng milimet! Giá trị của nó đến giờ chắc hẳn sẽ làm bạn ngạc nhiên hơn!
 

CENTIMET

Member
Cent xin đưa ra ý kiến của mình:

1/ Chó PQ là chó đang tồn tại tại đảo. Một yêu cầu vô cùng hợp lý!

Có các khó khăn sau:

a/Tại đảo PQ không còn chó như ý nữa, những con hiện đang tồn tại tại đảo là những con bị chê, hoặc bị bệnh DSC và nó đang sinh sôi nảy nở từng mùa..
Theo nguyên tắc gạn lọc: (thì chó đẹp vào đất liền, và sinh sôi trong đất liền )và( chó xấu được nhân lên tại đảo, tại đảo lại nhân lên...và lại nhân lên...)

.và đến hôm nay !...Nếu đẹp thì khả năng nó đã vào bờ rồi! nên khả năng tìm 01 cho đẹp ngoài đảo rất hạn chế...tuy nhiên 01 vài cá thể đẹp và đạt yêu cầu là điều có thể.

b/ Chó ngoài đảo đã vào bờ rồi thì sao ? Những con như thế là khá nhiều...Hướng giải quyết nào cho những cá thể đó?

c/ Đảo PQ không hẳn chỉ có chó Cỏ, chó PQ mà có nhiều loại khác đang tồn tại. Muốn ra đảo, hoặc từ đảo vào đất liền,không hẳn chỉ có 1 con đường .....Nên chó ngoài đảo khả năng đã pha tạp là rất cao, cho nên khi tìm chó phải khắt khe với bản thân( người chọn chó) !<===Vấn đề kinh tế, tiền nong cũng ảnh hưởng đến quần thể chó PQ trên đảo vì người trên đảo phải ( lai tạo) theo nhu cầu của dân tp HCM và dân DU LỊCH.

d/ Chó PQ được chọn thì cần có ưu điểm nào..??? ( FCI nơi mà ta gia nhập, quan tâm rất nhiều về chức năng của chó, những kinh nghiệm dân gian sẽ không được điểm (+) trong thang điểm.

Thí du:

Chó PQ xưa kia chân có màng ( chân màng vịt, bơi và lặn rất giỏi)..Có thể là đúng lắm...Nhưng khi đăng kí với FCI thì ưu điểm này sẽ phải xem xét lại...do môi trường , điều kiên sống thay đổi..nên có thể ưu điểm này dần dần mai một...vì ngoài đảo PQ ra, người dân đất liền là người nuôi và phát triển chó PQ rất nhiều!

Xưa kia chó PQ lùa cá giúp ngư dân, hay bơi ra biển bắt cá ( mồi)...nhưng vào đất liền sống qua nhiều thế hệ...chức năng này dần dần mai một....không còn phù hợp nữa.
Và khi ấy nếu đăng kí với FCI ( chức năng bắt buộc: chân có màng) thì chúng ta vô tình loại ra rất nhiều chó PQ gần như đạt chuẩn!

Vậy chúng ta phải nhìn xa hơn nữa...

đó là ý kiến non trẻ của em, mong thầy Xem xét!
Centimet....kính gởi!
 

catsamac

Member
Tổng quan chó PQ V 1.00. Mọi người góp ý.

Tên gọi: Phu Quoc Ridgeback Dog (Chó xoáy Phú Quốc) – Loài chó huyền thoại Việt Nam

Nguồn gốc:

Nguồn gốc từ đảo Phú Quốc Việt Nam. Dân đảo nuôi giống chó này để giữ nhà, săn bắn, phụ việc đánh cá. Thiên hướng của giống chó này là săn mồi, bảo vệ và làm người đồng hành. Có thể nhìn thấy những con chó giống này đứng trên các mái nhà hoặc bơi ngoài bờ biển. Loài chó này được người Việt coi như một huyền thoại.

Mô tả

Đầu: Sọ cong, dài, nhưng không quá hẹp, có xương chẩm lồi. Hàm răng hình chữ V rất khoẻ. Hàm khoẻ, với bộ răng hoàn chỉnh, đầy đủ, khép chặt. Mắt đa phần có màu vàng nhạt hoặc nâu sẫm, hình hạnh nhân luôn luôn giữ thái độ rất cảnh giác. Mũi có màu đen. Trán nhăn. Lưỡi thường có các vết đen hoặc xám. Tai to rộng, hình tam giác và luôn huớng về phía trước.

Vai: Vai dài hơi dốc, chéo về phía sau, rất lực lưỡng và mạnh mẽ nhẹ nhàng, không nặng nề.

Thính giác và khứu giác nhạy cảm. Hiếm khi bắt gặp nó ngủ say.

Thân hình chắc, lẳn. Lưng: Thẳng, dài bằng chiều cao và rất chắc chắn, mạnh mẽ. Khung xương cân đối vững chắc.

Ức sâu nhưng không rộng, bụng hóp.

Chân nhỏ, thẳng, đôi khi có móng neo (huyền đề). Bàn chân nhỏ, ngón chân khít, có màng giữa các ngón chân.
Khuỷu chân: Thẳng đứng sau vai. Sát với lồng ngực, thẳng, không chĩa vào trong cũng không chĩa ra ngoài.
Cổ chân : Dài và đàn hồi, tạo ra bước đi như đang nhún nhẩy, khoan thai.

Đuôi dài trung bình, đa dạng về hình dáng thường cong hình lưỡi liềm.

Lông: có một dải bờm trên sống lưng rõ nét, được tạo nên bởi đám lông mọc ngược chiều với phần còn lại. Vệt lông này kéo dài từ giữa hai vai xuống đến phần hông. Có các xoáy lông mọc đối xứng. Lông mượt, ngắn, cứng và dài dưới 2cm. Lông ở lưng, cổ và đuôi dài hơn các phần còn lại. Màu lông phía trên lưng sẫm màu hơn phía dưới bụng.
Màu lông thuần màu: Vàng (da bò), Đen, Xám, Vện – Không bị pha tạp.
Ít mùi hôi tự nhiên.
Dễ dãi trong ăn uống nhưng không thích hợp với các dạng thức ăn giàu chất béo.
Có khả năng sống độc lập trong môi trường hoang dã.

Tính cách:

Tương xứng với môi trường sống tự nhiên ở đảo. Là giống chó thân thiện với con người, đặc biệt thông minh, chúng luôn thể hiện bản năng tự nhiên, đặc biệt là rất có ý thức về chủ quyền và bầy đàn. Chúng có thể dạy dỗ huấn luyện khá dễ, tuy nhiên đây là giống chó săn nên có thể tỏ ra bướng bỉnh và tự chủ hơn các giống chó khác. Các cá thể khác nhau có cá tính riêng biệt rõ ràng. Luôn thể hiện một cách mãnh liệt sự quyến luyến và trung thành với gia chủ. Luôn tỏ ra cảnh giác đối với người lạ. Là giống chó rất thích hợp cho việc trông nhà.
Ham đùa nghịch, chạy nhẩy nhưng rất chính xác và khéo léo. Chúng có thể chạy rất nhanh trong nhà để đuổi bắt chuột mà tuyệt đối không trượt ngã hay va vấp vào bàn ghế, nhờ khả năng hãm phanh và chuyển hướng đột ngột để tránh né.
Thích săn bắt các động vật như chuột, gà,....Khá hung hãn với các loài khác nhưng không tấn công người trừ phi làm nó có cảm giác không an toàn.
Không sợ độ cao, nhiều cá thể còn leo trèo lên mái nhà để quan sát và ngủ như mèo. Có khả năng bơi lội tốt
Dũng cảm khi phải chiến đấu với các đối thủ to lớn hơn.
Khá bạo lực với nhau để tranh dành vị trí.

Chiều cao, cân nặng

- Chiều cao trung bình: 45-55cm
- Cân nặng: 14-20kg

Bệnh tật

Nói chung là khoẻ mạnh, nhưng bị đau bụng khi ăn các thức ăn giàu chất béo hoặc do ăn uống quá bừa bãi.

Tập luyện

Chó Phú Quốc không cần được tạo điều kiện ngoài trời, nhưng cần thoải mái chạy nhẩy và nô đùa.

Điều kiện sống
Có thể sống trong điều kiện căn hộ nếu có không gian dành cho nó tập luyện. Chúng có mức độ hoạt động cao và thoải mái nhất khi ở không gian rộng như là sân vườn.
Chăm sóc cho bộ lông, da: Không cần chăm sóc bộ lông, tuy nhiên hay cắn nhau nên có thể gây lỗi về lông và các bệnh ngoài da. Rụng lông ít, hai lần trong năm. Tắm được thường xuyên.
Group

Theo phân loại của FCI: thuộc nhóm 5 (Spitz và các dạng hoang sơ), tiểu nhóm 8 (Dạng chó săn hoang sơ có bờm trên lưng).
 

CENTIMET

Member
Tổng quan chó PQ V 1.00. Mọi người góp ý.

Tên gọi: Phu Quoc Ridgeback Dog (Chó xoáy Phú Quốc) – Loài chó huyền thoại Việt Nam

Nguồn gốc:

Nguồn gốc từ đảo Phú Quốc Việt Nam. Dân đảo nuôi giống chó này để giữ nhà, săn bắn, phụ việc đánh cá. Thiên hướng của giống chó này là săn mồi, bảo vệ và làm người đồng hành. Có thể nhìn thấy những con chó giống này đứng trên các mái nhà hoặc bơi ngoài bờ biển. Loài chó này được người Việt coi như một huyền thoại.

Mô tả

Đầu: Sọ cong, dài, nhưng không quá hẹp, có xương chẩm lồi. Hàm răng hình chữ V rất khoẻ. Hàm khoẻ, với bộ răng hoàn chỉnh, đầy đủ, khép chặt. Mắt đa phần có màu vàng nhạt hoặc nâu sẫm, hình hạnh nhân luôn luôn giữ thái độ rất cảnh giác. Mũi có màu đen. Trán nhăn. Lưỡi thường có các vết đen hoặc xám. Tai to rộng, hình tam giác và luôn huớng về phía trước.

Vai: Vai dài hơi dốc, chéo về phía sau, rất lực lưỡng và mạnh mẽ nhẹ nhàng, không nặng nề.

Thính giác và khứu giác nhạy cảm. Hiếm khi bắt gặp nó ngủ say.

Thân hình chắc, lẳn. Lưng: Thẳng, dài bằng chiều cao và rất chắc chắn, mạnh mẽ. Khung xương cân đối vững chắc.

Ức sâu nhưng không rộng, bụng hóp.

Chân nhỏ, thẳng, đôi khi có móng neo (huyền đề). Bàn chân nhỏ, ngón chân khít, có màng giữa các ngón chân.
Khuỷu chân: Thẳng đứng sau vai. Sát với lồng ngực, thẳng, không chĩa vào trong cũng không chĩa ra ngoài.
Cổ chân : Dài và đàn hồi, tạo ra bước đi như đang nhún nhẩy, khoan thai.

Đuôi dài trung bình, đa dạng về hình dáng thường cong hình lưỡi liềm.

Lông: có một dải bờm trên sống lưng rõ nét, được tạo nên bởi đám lông mọc ngược chiều với phần còn lại. Vệt lông này kéo dài từ giữa hai vai xuống đến phần hông. Có các xoáy lông mọc đối xứng. Lông mượt, ngắn, cứng và dài dưới 2cm. Lông ở lưng, cổ và đuôi dài hơn các phần còn lại. Màu lông phía trên lưng sẫm màu hơn phía dưới bụng.
Màu lông thuần màu: Vàng (da bò), Đen, Xám, Vện – Không bị pha tạp.
Ít mùi hôi tự nhiên.
Dễ dãi trong ăn uống nhưng không thích hợp với các dạng thức ăn giàu chất béo.
Có khả năng sống độc lập trong môi trường hoang dã.

Tính cách:

Tương xứng với môi trường sống tự nhiên ở đảo. Là giống chó thân thiện với con người, đặc biệt thông minh, chúng luôn thể hiện bản năng tự nhiên, đặc biệt là rất có ý thức về chủ quyền và bầy đàn. Chúng có thể dạy dỗ huấn luyện khá dễ, tuy nhiên đây là giống chó săn nên có thể tỏ ra bướng bỉnh và tự chủ hơn các giống chó khác. Các cá thể khác nhau có cá tính riêng biệt rõ ràng. Luôn thể hiện một cách mãnh liệt sự quyến luyến và trung thành với gia chủ. Luôn tỏ ra cảnh giác đối với người lạ. Là giống chó rất thích hợp cho việc trông nhà.
Ham đùa nghịch, chạy nhẩy nhưng rất chính xác và khéo léo. Chúng có thể chạy rất nhanh trong nhà để đuổi bắt chuột mà tuyệt đối không trượt ngã hay va vấp vào bàn ghế, nhờ khả năng hãm phanh và chuyển hướng đột ngột để tránh né.
Thích săn bắt các động vật như chuột, gà,....Khá hung hãn với các loài khác nhưng không tấn công người trừ phi làm nó có cảm giác không an toàn.
Không sợ độ cao, nhiều cá thể còn leo trèo lên mái nhà để quan sát và ngủ như mèo. Có khả năng bơi lội tốt
Dũng cảm khi phải chiến đấu với các đối thủ to lớn hơn.
Khá bạo lực với nhau để tranh dành vị trí.

Chiều cao, cân nặng

- Chiều cao trung bình: 45-55cm
- Cân nặng: 14-20kg

Bệnh tật

Nói chung là khoẻ mạnh, nhưng bị đau bụng khi ăn các thức ăn giàu chất béo hoặc do ăn uống quá bừa bãi.

Tập luyện

Chó Phú Quốc không cần được tạo điều kiện ngoài trời, nhưng cần thoải mái chạy nhẩy và nô đùa.

Điều kiện sống
Có thể sống trong điều kiện căn hộ nếu có không gian dành cho nó tập luyện. Chúng có mức độ hoạt động cao và thoải mái nhất khi ở không gian rộng như là sân vườn.
Chăm sóc cho bộ lông, da: Không cần chăm sóc bộ lông, tuy nhiên hay cắn nhau nên có thể gây lỗi về lông và các bệnh ngoài da. Rụng lông ít, hai lần trong năm. Tắm được thường xuyên.
Group

Theo phân loại của FCI: thuộc nhóm 5 (Spitz và các dạng hoang sơ), tiểu nhóm 8 (Dạng chó săn hoang sơ có bờm trên lưng).
Đây là bài viết khá đầy đủ: theo kiến thức hạn hẹp của Cent thì FCI mặt dù biết rằng chó PQ đã tồn tại nhưng chưa công nhận giống chó này cho đến thời điểm này , cho nên việc phân loại như trên là không đúng!!!
 

zhaoyun26

New Member
ko biết nhiều về loài chó nhưng cũng có đọc qua báo về loài chó chỉ riêng ở phú quốc này (có 1 người học đại học cũng ở phú quốc ^^).Cám ơn catsamac về thông tin bổ ích này.
 

catsamac

Member
Về việc cái màng chân của chó PQ đã mai một mình không nhất trí lắm vì: Một trăm năm hay Vài chục năm so với quá trình tiến hoá hoặc loại bỏ đi các đặc điểm trên cơ thể là rất không thể. Việc làm biến mất các chi tiết này chỉ có thể do quá trình lai tạo bừa bãi

Để nhanh chóng hoàn thiện tiêu chuẩn đầy đủ, theo mình:

- Bảo tồn nguyên trạng giống chó này. Không cố lai tạo . Vì ngoài việc tâm huyết, tài năng còn cần rất nhiều thời gian và sự may mắn. Ví dụ giống chó American Staffordshire Terrier là thành quả của hơn 50 năm lai tạo giống, cao cũng chỉ 43 – 48 cm. Hay như trong một nỗ lực lai tạo giống chó Begie và chó cỏ (chó ta) đã tạo nên một thế hệ chó lai chả ra gì! Có lẽ ít người khi tiến hành lai tạo đã đọc kỹ bài này http://forum.vietpet.com/showthread.php?t=2723.

- Hoàn thiện thêm sự mô tả chó PQ trong bản cổ vì bản này khá chính xác nhưng không đầy đủ. Ví dụ bản cổ chỉ nêu màu lông chỉ có vàng hung, hay không nêu các đặc tính leo trèo và bơi lội.

- Về con đường phát huy: trước hết phải chọn ra những con hoàn chỉnh về tính năng. Sau đó cho phối giống để tìm kiếm những con hình dáng chuẩn. Việc chọn tính năng quan trọng hơn hình dáng.
 
Top