hchungkt80
Dịch giả Vietpet
Cứ buổi chiều đi làm về lại thấy mấy đống phân chó be bét trên bậc thềm nhà và ngoài sân, chị Hoa tức giận chửi bới làm nhiều người xung quanh chạnh lòng, song tình hình vệ sinh cũng không nhờ thế mà được cải thiện.
"Thật không thể chịu nổi, cả ngày đi làm mệt mỏi, về đến nhà lại phải dọn dẹp kiểu này chắc phát điên mất... mà nhà tôi không nuôi chó thì không của hàng xóm còn ai vào đây. Cứ để nó qua đây, có ngày tôi chém chết", chị Hoa (quận 7, TP HCM) đứng trước cửa chửi đổng trong khi cả xóm không ai lên tiếng.
Chó được thả rông chốn thành thị thường phóng uế gây mất vệ sinh hoặc cắn người. Ảnh: Thi Trân.
Cũng bức xúc chuyện mấy con chó nhà láng giềng, chị Khuyên (nhà ở quận 8) cho biết, nghe nhiều người mách bảo xịt thuốc diệt muỗi sẽ khiến chúng sợ không dám bén mảng lại nhà phóng uế bậy, nên chị đã thử áp dụng nhưng vẫn không thấy hiệu quả.
Sau một thời gian theo dõi, chị Khuyên bắt quả tang "thủ phạm" chính là mấy con chó ở nhà sát vách. Song khi chị qua nhà gặp mặt để nói chuyện phải trái, thì ông này vẫn nằng nặc chối đẩy không nhận trách nhiệm.
"Sáng nào tôi cũng phải quét rửa sân, cái mùi xú uế cứ ám ảnh mãi. Mình đã làm đủ cách, từ xịt thuốc diệt muỗi, diệt chuột rồi rình đánh, vậy mà con vật vẫn vô tư đi bậy. Nhưng hễ nói đụng đến là ông ấy lại bảo không phải chó nhà ổng rồi quay sang mắng ngược lại mình mới bực chứ", chị Khuyên bức bối kể.
Sau nhiều lần góp ý với ông láng giềng không xong, chị Khuyên đành nhờ đến tổ trưởng dân phố vào cuộc can thiệp. Từ đó ông kia mới chịu xích mấy con chó lại, không để nó chạy sang nhà chị đi bậy. Tuy nhiên cũng từ đó mối quan hệ hàng xóm láng giềng vốn thân thiết giờ lại trở nên lạnh nhạt, không ai nhìn mặt ai.
Kể về nỗi khổ sống gần bà hàng xóm yêu động vật, anh Nguyễn Thanh Trường than thở, nhà này nuôi hơn chục con vật từ chó, mèo đến chim, sóc... Mặc dù chúng đã được nhốt vào lồng nhưng lại đặt trước cửa nhà nên mùi hôi thối bốc lên ảnh hưởng đến nhà anh và nhiều hộ dân xung quanh.
"Mới đầu bà ấy nuôi ít chó, cũng có mùi thối nhưng vì không muốn mất lòng nên tôi không ý kiến gì. Nhưng dạo này họ nuôi thêm nhiều hơn, mùi hôi nồng nặc bốc lên làm gia đình không thể ngủ được, bực lắm. Mặc dù mọi người ở đây đã nhiều lần góp ý với bà ấy nhưng rồi đâu lại vào đấy. Chúng tôi đang định nhờ đến tổ trưởng dân phố giải quyết vụ này", anh Trường nói.
Một chú mèo nuôi được thả rong đi từ nhà này qua nhà khác ở khu dân cư tại quận 10, TP HCM. Ảnh: Thi Trân.
Trao đổi với VnExpress.net, ông Nguyễn Văn Minh, Trưởng ban điều hành khu phố 5, phường Tân Thuận Tây, quận 7, cho biết, từ lâu nhiều gia đình quen thả rông vật nuôi ở nơi đô thị, khu dân cư, phóng uế bậy làm mất vệ sinh công cộng, gây tai nạn giao thông. Thậm chí có trường hợp chó chạy ra ngoài đường cắn người… Tình trạng này luôn khiến dư luận bức xúc, lo lắng.
Ông Minh cho biết, trước nhiều phản ánh của người dân khu phố về tình trạng chó nuôi mất vệ sinh, phường đã có quy định cụ thể về việc chăn nuôi gia súc, gia cầm của cá nhân, hộ gia đình hay doanh nghiệp đều phải đảm bảo điều kiện về vệ sinh môi trường, chuồng trại không để bốc mùi hôi thối. Vì thế, khi phát hiện hộ nào làm trái quy định, đã nhắc nhở nhiều lần mà tình hình vẫn chưa được cải thiện, dân khu phố có thể đến trình báo với ban điều hành khu phố hoặc phường để kịp thời can thiệp.
"Trong các buổi họp khu phố, chúng tôi đều phổ biến rất rõ quy định này. Theo đó, nếu hộ nào vi phạm từ một đến hai lần, sẽ bị nhắc nhở, cảnh cáo. Nếu cứ tiếp tục tái phạm, chúng tôi sẽ sử dụng các biện pháp mạnh hơn, kể cả phạt tiền", ông Minh khẳng định.
Năm 2009, để đề phòng bệnh dịch lây lan từ các loài động vật sang người, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành quy định đối với những tổ chức, cá nhân nuôi chó ở khu dân cư phải đăng ký với tổ trưởng dân phố để lập danh sách, trình UBND phường cấp sổ quản lý.
Các cán bộ trật tự đô thị phường khuyến cáo, người nuôi thú ở bất kỳ đâu cũng phải chấp hành quy định tiêm phòng bệnh dại định kỳ của cơ quan thú y.
"Riêng chó nuôi phải được xích lại trong nhà, ra nơi công cộng phải có rọ mõm. Người nuôi không để chó đi lang thang ngoài đường phố phóng uế làm mất vệ sinh nơi công cộng, phải thường xuyên thực hiện vệ sinh chuồng nuôi…", một cán bộ trật tự đô thị phường ở quận Bình Thạnh nói.
Thi Trân
"Thật không thể chịu nổi, cả ngày đi làm mệt mỏi, về đến nhà lại phải dọn dẹp kiểu này chắc phát điên mất... mà nhà tôi không nuôi chó thì không của hàng xóm còn ai vào đây. Cứ để nó qua đây, có ngày tôi chém chết", chị Hoa (quận 7, TP HCM) đứng trước cửa chửi đổng trong khi cả xóm không ai lên tiếng.
Chó được thả rông chốn thành thị thường phóng uế gây mất vệ sinh hoặc cắn người. Ảnh: Thi Trân.
Cũng bức xúc chuyện mấy con chó nhà láng giềng, chị Khuyên (nhà ở quận 8) cho biết, nghe nhiều người mách bảo xịt thuốc diệt muỗi sẽ khiến chúng sợ không dám bén mảng lại nhà phóng uế bậy, nên chị đã thử áp dụng nhưng vẫn không thấy hiệu quả.
Sau một thời gian theo dõi, chị Khuyên bắt quả tang "thủ phạm" chính là mấy con chó ở nhà sát vách. Song khi chị qua nhà gặp mặt để nói chuyện phải trái, thì ông này vẫn nằng nặc chối đẩy không nhận trách nhiệm.
"Sáng nào tôi cũng phải quét rửa sân, cái mùi xú uế cứ ám ảnh mãi. Mình đã làm đủ cách, từ xịt thuốc diệt muỗi, diệt chuột rồi rình đánh, vậy mà con vật vẫn vô tư đi bậy. Nhưng hễ nói đụng đến là ông ấy lại bảo không phải chó nhà ổng rồi quay sang mắng ngược lại mình mới bực chứ", chị Khuyên bức bối kể.
Sau nhiều lần góp ý với ông láng giềng không xong, chị Khuyên đành nhờ đến tổ trưởng dân phố vào cuộc can thiệp. Từ đó ông kia mới chịu xích mấy con chó lại, không để nó chạy sang nhà chị đi bậy. Tuy nhiên cũng từ đó mối quan hệ hàng xóm láng giềng vốn thân thiết giờ lại trở nên lạnh nhạt, không ai nhìn mặt ai.
Kể về nỗi khổ sống gần bà hàng xóm yêu động vật, anh Nguyễn Thanh Trường than thở, nhà này nuôi hơn chục con vật từ chó, mèo đến chim, sóc... Mặc dù chúng đã được nhốt vào lồng nhưng lại đặt trước cửa nhà nên mùi hôi thối bốc lên ảnh hưởng đến nhà anh và nhiều hộ dân xung quanh.
"Mới đầu bà ấy nuôi ít chó, cũng có mùi thối nhưng vì không muốn mất lòng nên tôi không ý kiến gì. Nhưng dạo này họ nuôi thêm nhiều hơn, mùi hôi nồng nặc bốc lên làm gia đình không thể ngủ được, bực lắm. Mặc dù mọi người ở đây đã nhiều lần góp ý với bà ấy nhưng rồi đâu lại vào đấy. Chúng tôi đang định nhờ đến tổ trưởng dân phố giải quyết vụ này", anh Trường nói.
Một chú mèo nuôi được thả rong đi từ nhà này qua nhà khác ở khu dân cư tại quận 10, TP HCM. Ảnh: Thi Trân.
Trao đổi với VnExpress.net, ông Nguyễn Văn Minh, Trưởng ban điều hành khu phố 5, phường Tân Thuận Tây, quận 7, cho biết, từ lâu nhiều gia đình quen thả rông vật nuôi ở nơi đô thị, khu dân cư, phóng uế bậy làm mất vệ sinh công cộng, gây tai nạn giao thông. Thậm chí có trường hợp chó chạy ra ngoài đường cắn người… Tình trạng này luôn khiến dư luận bức xúc, lo lắng.
Ông Minh cho biết, trước nhiều phản ánh của người dân khu phố về tình trạng chó nuôi mất vệ sinh, phường đã có quy định cụ thể về việc chăn nuôi gia súc, gia cầm của cá nhân, hộ gia đình hay doanh nghiệp đều phải đảm bảo điều kiện về vệ sinh môi trường, chuồng trại không để bốc mùi hôi thối. Vì thế, khi phát hiện hộ nào làm trái quy định, đã nhắc nhở nhiều lần mà tình hình vẫn chưa được cải thiện, dân khu phố có thể đến trình báo với ban điều hành khu phố hoặc phường để kịp thời can thiệp.
"Trong các buổi họp khu phố, chúng tôi đều phổ biến rất rõ quy định này. Theo đó, nếu hộ nào vi phạm từ một đến hai lần, sẽ bị nhắc nhở, cảnh cáo. Nếu cứ tiếp tục tái phạm, chúng tôi sẽ sử dụng các biện pháp mạnh hơn, kể cả phạt tiền", ông Minh khẳng định.
Năm 2009, để đề phòng bệnh dịch lây lan từ các loài động vật sang người, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành quy định đối với những tổ chức, cá nhân nuôi chó ở khu dân cư phải đăng ký với tổ trưởng dân phố để lập danh sách, trình UBND phường cấp sổ quản lý.
Các cán bộ trật tự đô thị phường khuyến cáo, người nuôi thú ở bất kỳ đâu cũng phải chấp hành quy định tiêm phòng bệnh dại định kỳ của cơ quan thú y.
"Riêng chó nuôi phải được xích lại trong nhà, ra nơi công cộng phải có rọ mõm. Người nuôi không để chó đi lang thang ngoài đường phố phóng uế làm mất vệ sinh nơi công cộng, phải thường xuyên thực hiện vệ sinh chuồng nuôi…", một cán bộ trật tự đô thị phường ở quận Bình Thạnh nói.
Thi Trân