Phu Dung
Moderator
Tháng 5-2008, trong “làn sóng” căn bệnh tiêu chảy cấp nguy hiểm, Báo Pháp Luật TP.HCM từng có bài phản ánh thịt chó bày bán tràn lan nhưng không ai kiểm soát, không ai quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Khi đó, Chi cục Thú y TP từng cho biết nhiều lần kiến nghị Cục Thú y sớm ban hành quy trình kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y đối với thịt chó nhưng không có thông tin phản hồi.
Tại buổi làm việc với đoàn giám sát chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm của HĐND TP ngày 10-2, mọi việc vẫn như cũ. Ông Lê Trường Giang - Phó Giám đốc Sở Y tế cũng phải thừa nhận: “Thịt chó không được kiểm duyệt từ nguồn gốc nên khi kiểm tra, Sở Y tế chỉ biết được phần ngọn”.
Chó thoát khỏi “bìa đen”!
Ngày 25-7-2005, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ra Quyết định số 45 năm 2005 về việc ban hành danh mục đối tượng kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; danh mục động vật, sản phẩm động vật thuộc diện phải kiểm dịch. Theo Quyết định 45, danh mục động vật thuộc diện phải kiểm dịch bao gồm gia súc, gia cầm... Về gia cầm thì có gà, vịt, ngan, ngỗng, gà tây, đà điểu, bồ câu, chim cút, chim cảnh... Đối với gia súc, những loài liệt vào “bìa đen” buộc phải kiểm dịch bao gồm trâu, bò, lừa, ngựa, la, dê, cừu, heo, thỏ, mèo, kể cả chó.
Năm tháng sau, ngày 26-12-2005, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ra Quyết định số 87 năm 2005 về việc ban hành quy trình kiểm soát giết mổ động vật. Quy định nêu rõ: Việc giết mổ động vật để kinh doanh phải được thực hiện tại cơ sở giết mổ tập trung đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y; được cơ quan thú y có thẩm quyền thực hiện kiểm soát trước, trong và sau khi giết mổ.
Quy định cũng nhấn mạnh: Động vật đem giết mổ phải đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y, được cơ quan thú y có thẩm quyền nơi xuất phát kiểm dịch và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch theo quy định. Thế nhưng Quyết định 87 chỉ ban hành quy trình kiểm soát giết mổ đối với trâu, bò, dê, cừu, heo và gia cầm, còn một số gia súc khác, trong đó có chó thì lại không. Điều này đồng nghĩa với việc chó thoát khỏi mạng lưới kiểm dịch, vô tư chui vào lò mổ và chễm chệ trên các bàn nhậu.
Quy trình kiểm soát chờ nghiên cứu
Mặc dù biết rõ mồn một chó toi, chó bệnh, chó dại... nhốt từa lưa trong các lò giết mổ nhưng cơ quan chức năng đành bó tay. Theo bà Nguyễn Thị Hương - Trưởng trạm Thú y quận 12, do không có quy trình kiểm soát giết mổ chó nên nhân viên trạm không thể kiểm tra các lò mổ hoặc các quầy bán thịt chó. Ông Đoàn Văn Đế, Phó Trưởng trạm Thú y quận Tân Bình, cho rằng trên địa bàn quận có sáu lò giết mổ chó nhưng cơ quan thú y hoàn toàn không biết nguồn chó nhập từ đâu, số lượng giết mổ mỗi ngày.
Theo bác sĩ Nguyễn Văn Trường - Trưởng phòng Y tế huyện Hóc Môn và bác sĩ Hà Văn Sắc - Trưởng phòng Y tế quận 12, nhiều quán thịt chó trên địa bàn đề nghị thẩm định để cấp giấy chứng nhận nhưng y tế bó tay. “Nội dung quan trọng để được cấp giấy chứng nhận là thực phẩm phải có nguồn gốc rõ ràng. Trong khi đó, thịt chó xuất xứ từ đâu, sạch dơ thế nào chẳng ai biết nên không thể cấp giấy. Điều này gây ít nhiều thiệt thòi cho các quán ăn” - bác sĩ Trường và bác sĩ Sắc cùng nhận định.
Theo ông Phan Xuân Thảo - Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y TP.HCM, nhiều địa phương thực sự lúng túng trong công tác kiểm tra, quản lý các lò giết mổ chó, các điểm kinh doanh thịt chó... bởi chó nằm ngoài quy định kiểm soát giết mổ. Cũng theo ông Thảo, Chi cục Thú y TP.HCM tạm thời soạn thảo quy trình kiểm soát giết mổ chó để áp dụng trên địa bàn TP và đã trình Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP.HCM phê duyệt. “Trong thời gian chờ phản hồi, thịt chó vẫn bị thả nổi vì không có cơ sở pháp lý kiểm soát, kiểm dịch. Điều này ít nhiều gây bất lợi cho người tiêu dùng” - ông Thảo băn khoăn.
Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, ông Đậu Ngọc Hào - Phó Cục trưởng Cục Thú y cho biết: “Cục đã nhận được văn bản kiến nghị của Chi cục Thú y TP.HCM yêu cầu Cục sớm ban hành quy trình kiểm soát giết mổ thịt chó. Chúng tôi đã giao cho Phòng Kiểm dịch xem xét, nghiên cứu thật kỹ và sẽ có câu trả lời trong thời gian sớm nhất”.
Chẳng ai đảm bảo chó toi, chó dại... không chễm chệ trên quầy! Ảnh: TRẦN NGỌC
Nguồn: Báo Pháp luật TP.HCM ngày 12-02-2009
Tại buổi làm việc với đoàn giám sát chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm của HĐND TP ngày 10-2, mọi việc vẫn như cũ. Ông Lê Trường Giang - Phó Giám đốc Sở Y tế cũng phải thừa nhận: “Thịt chó không được kiểm duyệt từ nguồn gốc nên khi kiểm tra, Sở Y tế chỉ biết được phần ngọn”.
Chó thoát khỏi “bìa đen”!
Ngày 25-7-2005, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ra Quyết định số 45 năm 2005 về việc ban hành danh mục đối tượng kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; danh mục động vật, sản phẩm động vật thuộc diện phải kiểm dịch. Theo Quyết định 45, danh mục động vật thuộc diện phải kiểm dịch bao gồm gia súc, gia cầm... Về gia cầm thì có gà, vịt, ngan, ngỗng, gà tây, đà điểu, bồ câu, chim cút, chim cảnh... Đối với gia súc, những loài liệt vào “bìa đen” buộc phải kiểm dịch bao gồm trâu, bò, lừa, ngựa, la, dê, cừu, heo, thỏ, mèo, kể cả chó.
Năm tháng sau, ngày 26-12-2005, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ra Quyết định số 87 năm 2005 về việc ban hành quy trình kiểm soát giết mổ động vật. Quy định nêu rõ: Việc giết mổ động vật để kinh doanh phải được thực hiện tại cơ sở giết mổ tập trung đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y; được cơ quan thú y có thẩm quyền thực hiện kiểm soát trước, trong và sau khi giết mổ.
Quy định cũng nhấn mạnh: Động vật đem giết mổ phải đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y, được cơ quan thú y có thẩm quyền nơi xuất phát kiểm dịch và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch theo quy định. Thế nhưng Quyết định 87 chỉ ban hành quy trình kiểm soát giết mổ đối với trâu, bò, dê, cừu, heo và gia cầm, còn một số gia súc khác, trong đó có chó thì lại không. Điều này đồng nghĩa với việc chó thoát khỏi mạng lưới kiểm dịch, vô tư chui vào lò mổ và chễm chệ trên các bàn nhậu.
Quy trình kiểm soát chờ nghiên cứu
Mặc dù biết rõ mồn một chó toi, chó bệnh, chó dại... nhốt từa lưa trong các lò giết mổ nhưng cơ quan chức năng đành bó tay. Theo bà Nguyễn Thị Hương - Trưởng trạm Thú y quận 12, do không có quy trình kiểm soát giết mổ chó nên nhân viên trạm không thể kiểm tra các lò mổ hoặc các quầy bán thịt chó. Ông Đoàn Văn Đế, Phó Trưởng trạm Thú y quận Tân Bình, cho rằng trên địa bàn quận có sáu lò giết mổ chó nhưng cơ quan thú y hoàn toàn không biết nguồn chó nhập từ đâu, số lượng giết mổ mỗi ngày.
Theo bác sĩ Nguyễn Văn Trường - Trưởng phòng Y tế huyện Hóc Môn và bác sĩ Hà Văn Sắc - Trưởng phòng Y tế quận 12, nhiều quán thịt chó trên địa bàn đề nghị thẩm định để cấp giấy chứng nhận nhưng y tế bó tay. “Nội dung quan trọng để được cấp giấy chứng nhận là thực phẩm phải có nguồn gốc rõ ràng. Trong khi đó, thịt chó xuất xứ từ đâu, sạch dơ thế nào chẳng ai biết nên không thể cấp giấy. Điều này gây ít nhiều thiệt thòi cho các quán ăn” - bác sĩ Trường và bác sĩ Sắc cùng nhận định.
Theo ông Phan Xuân Thảo - Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y TP.HCM, nhiều địa phương thực sự lúng túng trong công tác kiểm tra, quản lý các lò giết mổ chó, các điểm kinh doanh thịt chó... bởi chó nằm ngoài quy định kiểm soát giết mổ. Cũng theo ông Thảo, Chi cục Thú y TP.HCM tạm thời soạn thảo quy trình kiểm soát giết mổ chó để áp dụng trên địa bàn TP và đã trình Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP.HCM phê duyệt. “Trong thời gian chờ phản hồi, thịt chó vẫn bị thả nổi vì không có cơ sở pháp lý kiểm soát, kiểm dịch. Điều này ít nhiều gây bất lợi cho người tiêu dùng” - ông Thảo băn khoăn.
Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, ông Đậu Ngọc Hào - Phó Cục trưởng Cục Thú y cho biết: “Cục đã nhận được văn bản kiến nghị của Chi cục Thú y TP.HCM yêu cầu Cục sớm ban hành quy trình kiểm soát giết mổ thịt chó. Chúng tôi đã giao cho Phòng Kiểm dịch xem xét, nghiên cứu thật kỹ và sẽ có câu trả lời trong thời gian sớm nhất”.
Giết mổ thịt chó cũng phải đảm bảo vệ sinh...
Ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới, chó là loài vật dùng nuôi làm cảnh, nhiều nước còn coi như bạn của người. Và việc ăn thịt chó chỉ mang tính địa phương, là thói quen của số ít địa phương, vùng miền. Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới chỉ có quy trình giết mổ gia súc, gia cầm mà không hề có quy trình đối với chó hay động vật nào khác. Nếu như ta ban hành quy trình kiểm soát giết mổ thịt chó thì cũng phải nghĩ tới cả quy trình kiểm soát giết mổ mèo, chuột hay loài động vật nào khác.
Mặc dù chưa có quy trình kiểm soát giết mổ cụ thể của mỗi loài nhưng các cơ sở giết mổ thịt chó vẫn phải đảm bảo các quy định giống như quy định về kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm như đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, điều kiện nguồn nước, ở xa khu dân cư sinh sống...
Ông Đậu Ngọc Hào, Phó Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NN&PTNT)
Chẳng ai đảm bảo chó toi, chó dại... không chễm chệ trên quầy! Ảnh: TRẦN NGỌC
Nguồn: Báo Pháp luật TP.HCM ngày 12-02-2009