iVET Center (Hanoi)
New Member
[FONT="]Hội chứng suy giảm miễn dịch hay căn bệnh AIDS ở mèo[/FONT]
[FONT="](Feline Immunodeficiency Virus Infection)
[/FONT]
[/FONT]
[FONT="]- [/FONT][FONT="]Bệnh có nguồn gốc từ đâu? [/FONT]
[FONT="] Bệnh bắt nguồn từ một loại virus có tên Feline Immu-nodeficiency (gọi tắt là FIV), là loại virus cùng họ với virus giảm bạch cầu ở mèo (Feline Leukemia: FeLV) và cùng nhóm với loại virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (AIDS).
[/FONT]
[FONT="]
[/FONT]
[FONT="]- [/FONT][FONT="]Bệnh lây nhiễm ở mèo như nào? [/FONT]
[FONT="] Chủng virus này có thể được tìm thấy ở nước dãi, máu, huyết thanh, huyết tương và dịch não tủy. Bệnh thường lây nhiễm nhiều nhất thông qua các vết cắn của mèo, do đó chúng ta thường thấy virus này xuất hiện ở mèo đực nhiều hơn mèo cái (bởi mèo đực thường cắn nhau nhiều hơn mèo cái). Bệnh gặp nhiều ở những con mèo đực chưa triệt sản nhiều hơn mèo đực đã triệt sản và gặp ở những con mèo nuôi thả nhiều hơn mèo nuôi trong nhà. Một số chủng của virus này có thể truyền qua nhau thai nhưng thường xảy ra trong trường hợp những con mèo mẹ có khối lượng virus lớn trong cơ thể hoặc nhiễm virus trong quá trình mang thai. Còn virus rất khó lây nhiễm thông qua giao phối, sự gần gũi giữ mẹ và con, qua đồ ăn hay nước uống và dùng chung cát vệ sinh.[/FONT]
[FONT="]- [/FONT][FONT="]Mèo bị nhiễm virus sẽ có biểu hiện như thế nào? [/FONT]
[FONT="]Triệu chứng lâm sàng có thể chia thành 3 giai đoạn sau: [/FONT]
[FONT="]1. [/FONT][FONT="]Giai đoạn cấp tính: mèo sẽ bị sốt, sưng hạch bạch huyết và thiếu máu. Những biểu hiện trên có thể không quá nặng khiến cho người nuôi không chú ý, trừ trường hợp ở mèo con. Ngoài ra mèo có thể bị nhiễm thêm vi khuẩn khiến cho xảy ra tình trạng tiêu chảy mãn tính và tái nhợt. Những triệu chứng trên sẽ phản ứng lại với đều trị bằng thuốc kháng sinh. [/FONT]
[FONT="]2. [/FONT][FONT="]Giai đoạn ủ bệnh: Là giai đoạn tiếp nối sau giai đoạn cấp tính, mèo sẽ không có biểu hiện khác thường, tuy nhiên ở một số con sẽ có triệu chứng sưng hạch bạch huyết. Giai đoạn ủ bệnh có thể kéo dài trong nhiều tháng hoặc có thể là nhiều năm. [/FONT]
[FONT="]3. [/FONT][FONT="]Giai đoạn cuối: Một số con mèo sẽ có triệu chứng rõ ràng và sẽ được điều trị ngay từ giai đoạn này. Các triệu chứng bao gồm sưng hạch bạch huyết ở nhiều vị trí, sốt lên xuống thất thường, giảm cân, chán ăn, lượng bạch cầu giảm, thiếu máu, miệng bị viêm, có mùi ở miệng và trong hơi thở, bao gồm cả bệnh về đường tiêu hóa mãn tính. Xuất hiện bệnh da mãn tính, mèo sẽ có triệu chứng về thần kinh, đi lảo đảo và có thể kéo theo suy thận. [/FONT][FONT="]
[/FONT]
[FONT="]- [/FONT][FONT="]Làm thế nào để biết mèo đã nhiễm bênh? [/FONT]
[FONT="]Cách phổ biến nhất là kiểm tra bằng dụng cụ test chuyên dụng để xem có miễn dịch hoặc có kháng thể với virus hay không vì sẽ đảm bảo vệ sinh và cho kết quả sớm. Trong trường hợp mèo nhỏ hơn 6 tháng và cho kết quả dương tính, nên kiểm tra lại một lần nữa khi mèo được 6 tháng, bởi kết quả nhận được có thể là do hệ thống miễn dịch mà mèo con thừa hưởng từ mẹ, nhưng mèo con có thể không thực sự nhiễm virus. Trong trường hợp test ra kết quả âm tính vẫn nên kiểm tra lại sau 3 - 6 tháng để chắc chắn về kết quả. Bởi kết quả âm tính đầu tiên của mèo có thể bị nhiễm virus chưa quá 3 tháng, hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện hoặc đang ở mức độ thấp hơn so với khả năng kiểm tra của bộ test. [/FONT][FONT="]
[/FONT]
[FONT="]- [/FONT][FONT="]Điều trị.[/FONT]
[FONT="]Bệnh AIDS ở mèo vẫn chưa thể điều trị hoàn toàn được. Việc điều trị chỉ ở mức độ duy trì để giúp cho mèo có chất lượng cuộc sống tốt hơn và ngăn chặn các biến chứng của bệnh, cố gắng giúp cho mèo có sức đề kháng nhiều nhất có thể. [/FONT]
[FONT="]- [/FONT][FONT="]Chúng ta có thể ngăn chặn bệnh này như thế nào? [/FONT]
[FONT="]Cách tốt nhất là ngăn không cho mèo tiếp xúc với những con mèo nhiễm bệnh, bao gồm nuôi mèo trong phạm vi nhà, triệt sản để giảm bớt nguy cơ lây nhiễm bệnh khi mèo cắn nhau với các con mèo đực khác. Hiện nay đã có vacxin phòng bệnh nhưng không thể phòng bệnh được 100% và không có tác dụng với tất cả các chủng virus. [/FONT]
[FONT="]TRUNG TÂM ĐIỀU TRỊ THÚ Y ĐA KHOA[/FONT]
[FONT="]iVET CENTER HANOI[/FONT]
[FONT="]Tel: [/FONT][FONT="]043. 933. 9658/ 59[/FONT]
[FONT="]Mobile: [/FONT][FONT="]094. 373. 1259 [/FONT]
[FONT="]Email: [/FONT][FONT="]ivet.hanoi@gmail.com[/FONT]
[FONT="]Website:[/FONT][FONT="]www.ivetcenter.com[/FONT]
[FONT="]Facebook: [/FONT][FONT="]www.facebook.com/ivetcenter[/FONT]
[FONT="]Tags: Khám chó mèo, khám chó mèo tại nhà, phòng khám chó mèo tại hà nội, khám bệnh cho chó mèo ở đâu, phòng khám thú y, phòng khám thú y tại hà nội, khám bệnh cho chó ở đâu, khám bệnh cho chó ở hà nội, chữa bệnh cho chó bị nôn, chữa bệnh cho chó tại nhà, địa chỉ bác sĩ khám bệnh cho chó mèo ở đâu ở Hà Nội, bác sĩ thú y, phòng khám thú y, pet clinic, Hanoi pet clinic, veterinary hospital, chó bị bệnh, các bệnh thường gặp ở chó và cách điều trị hiệu quả, chó bị bệnh care, chó bị bệnh parvo, bác sĩ thú y tại nhà, bác sĩ thú y ở hà nội, phòng khám thú y uy tín, phòng khám thú y tin cậy, phòng khám thú chất lượng tốt, [/FONT][FONT="]Dịch vụ khám chữa bệnh tại nhà[/FONT][FONT="], địa chỉ bác sĩ thú y uy tín, bệnh viện thú y tại hà nội, dịch vụ chăm thú cưng ngày tết, chữa bệnh cho chó mèo, phòng khám thú y tốt tại hà nội[/FONT]