• Chào mừng bạn Khách đến với diễn đàn, chúc bạn vui vẻ sinh hoạt cùng cộng đồng Vietpet.
    Diễn đàn đã có sẵn cơ sở dữ liệu tương đối lớn về các vấn đề thường gặp như thú y, huấn luyện, chăm sóc thú cưng..., bạn Khách vui lòng tìm đọc kỹ trước khi gửi câu hỏi.
    Lưu ý: Diễn đàn không chấp nhận ngôn ngữ chat, bài viết không có nội dung ( bài spam).

Họa mi ở Tây Côn Lĩnh

TaiVenh

Active Member
Đánh bắt và nuôi chim họa mi tự xa xưa đã là truyền thống của người dân sống trên dãy Tây Côn Lĩnh, bao quanh tỉnh Hà Giang.

Nuối tiếc họa mi chúa
Tìm tới "huyện chim" Hoàng Su Phì, đầu mối cung cấp họa mi cho nhiều địa phương, mới biết người dân tộc mê chim và có cách nuôi thật tài tình. Anh Vương Gia Lâm, người Hoa ở thị trấn Hoàng Su Phì làm nghề cắt tóc nhưng nuôi chim cách đây cả chục năm rồi. Hôm tôi đến chơi, nhà anh Lâm đang nuôi 5 lồng họa mi. Chim treo khắp nơi: đầu hồi, trên gác, vách núi sau nhà, trên tầng thượng... Anh Lâm bảo sáng dậy mà không nghe được tiếng chim hót là người khó chịu khôn tả. Anh tự hào là đời mình đã nuôi và bán qua bán lại trên 1.000 con họa mi, khách mua chủ yếu người dưới xuôi, người Trung Quốc và khách thập phương đi du lịch. Dù vậy anh cũng tâm tư: "Rất lo một ngày sẽ tuyệt chủng loài họa mi này!".


Thắng thổi kèn dụ chim hót - ảnh: T.G

Anh Lâm kể, mới chục năm trở lại đây người Mông, người Nùng, người Tày mới chơi chim và bán nhiều thôi. Trước đó thì họ đánh bắt họa mi để... ăn thịt, con nào hay lắm mới giữ lại nuôi. "Người dân tộc nuôi kỹ và quý chim lắm, đi đâu cũng xách theo; từ đi chợ, đi ăn đám, đi làm rẫy chim đều được mang theo như người bạn". Anh Lâm bảo họ có cách thuần chim rất lạ: Đi làm rẫy, mồ hôi ướt áo, họ lấy áo đó choàng lên lồng chim, vừa để hong khô, vừa để chim quen hơi người, hơi chủ. Thức ăn cho chim cũng được họ làm rất kỹ và đủ dinh dưỡng, gồm bột ngô, cám, trứng gà trộn với nhau, rang khô. "Ăn tươi" thì ngày nào cũng có cào cào, châu chấu. Kể cả những tay thợ chim lão luyện dưới phố huyện cũng không thể thuần chim giỏi như người dân tộc được.
Chính anh Lâm cũng là người may mắn chứng kiến lần "xuống núi" độc nhất vô nhị của một con họa mi chúa do người dân tộc nuôi. Lần đó đã cách đây 5 năm, có người Mông mang một con họa mi trắng xuống chợ, nó trắng toát từ lông, đến chân, mỏ... Họa mi trắng gọi là chim chúa, cực kỳ hiếm. Đồn rằng cả núi rừng là giang sơn của họa mi chúa, hễ ngọn núi, quả đồi nào nó bay qua là không con họa mi nào dám bén mảng. Người Mông nọ đã mua chim chúa trong rừng giá tới 500.000 đồng vào thời điểm đó. Thế rồi chẳng hiểu sao lại bán cho một người Trung Quốc với giá 900.000 đồng. Người Trung Quốc xách chim chúa về bên kia biên giới, từ đó không ai còn nhìn thấy con họa mi trắng nào nữa.
Những tay chơi trên bản
Thắng năm nay học cấp 3 nhưng đã chơi chim từ năm 12 tuổi, là thành viên nhỏ nhất trong "câu lạc bộ chơi chim" của thị trấn. Nhà có điều kiện kinh tế, Thắng có xe máy đi học, có ĐTDĐ dắt túi quần. Nghe nói có anh nhà báo dưới xuôi lên muốn viết về chim, Thắng hăm hở chở tôi xuống bản ngay.
Nhà người dân tộc Nùng tên Chương nằm trên núi, ở bản Tụ Nhân. Xe máy oằn mình leo dốc tìm tới. So với những người trong bản, nhà Chương thuộc loại khá giả. Lúc chúng tôi đến, Chương đi vắng nhưng ông bố cũng kêu cháu xách 3 lồng họa mi ra cho khách xem. Thắng nhận ra một con khá chuẩn, phiên chợ trước Chương xách xuống ra giá 500.000 đồng nhưng chưa bán được nên mang về nhà treo. Chưa ưng lắm, Thắng kêu tôi đi bộ sang một nhà người Nùng tên Trung gần đó. Nhà có hai lồng họa mi hót véo von đang treo bên chuồng trâu. Thắng bảo: "Người dân tộc nuôi chim giỏi lắm. Họ nuôi 3 tháng bằng mình nuôi cả năm. Họ yêu chim lắm. Xuống chợ, uống rượu ngô say ngã bò ra đường nhưng tay vẫn giơ lồng chim lên cao".


Mai này, họa mi có còn hót vang Tây Côn Lĩnh? (ảnh: T.G)

Cuối buổi đi xem đó, tôi và Thắng vào nhà một người dân tộc Tày. Nhà có bốn lồng họa mi nhưng chủ kêu không bán vì chim mới đánh về, chưa biết hót tốt hay không. Thắng bảo: "Chim mới, mang xuống chợ bán bảy chục, tám chục nghìn một con. Gặp tay nuôi tốt, mua về dưỡng vài ba tháng ra chợ bán 500.000 đồng là chuyện thường". Phiên chợ rồi, Thắng buộc phải bán một chú chim cưng bởi nó bị gãy móng sau trong một lần chọi. Thắng kể: "Bán cũng tiếc lắm, chim hót hay, đánh ác, bán bốn trăm, lỗ mất trăm rưỡi. Em cũng đang tìm nhưng chưa ưng ý con nào".
Hôm tôi lên Đản Ván công tác, cũng thấy lồng họa mi trên hàng cây trước trụ sở trạm y tế. Chim là của anh Lèng Seo Vùi, cán bộ y tế xã. Cán bộ Vùi thích nuôi chim lắm, dù anh ở ngoại trú ở bản Lủng Nùng, cách trạm cả cây số nhưng ngày nào cũng xách chim đi làm. Đến trụ sở, treo chim lên cây, khoác được cái áo trắng xong, vô khám bệnh cho đồng bào thì chim bên ngoài cũng hót vang rồi. Anh Vùi kể: "Con chim này mua của ông dân tộc Nùng dưới Lồng Khum, sáu trăm nghìn đó, dáng chim đẹp, hót ác lắm, đánh nhau cũng được". Cứ cuối tuần, rảnh rỗi anh Vùi lại xách chim xuống các bản chọi chơi, có ngày chọi ba bốn lần. Anh Vùi tự hào: "Con này giá thị trường giờ cũng phải trên 6 "phát" (600.000 đồng)".

Chim hót và chim chọi
Thắng kể, cứ sáng chủ nhật hằng tuần, vào phiên chợ chính của huyện, người dân tộc ở các bản lũ lượt cặp lồng chim vô nách, xuống phố huyện đi chợ. Những người đàn ông xách lồng chim tụ vô một góc chợ, xem rồi cho chim đá nhau, mua bán, hỏi giá cả. Một phiên chợ như thế có cả 50 lồng họa mi, chưa kể những lồng khác như khướu, cu đất, chim ngũ sắc...
Con họa mi chuẩn phải hội tụ được những tiêu chí như mắt xanh, mí dày, chân cành đào, mỏ búp đa... Muốn chim đánh hay thì đuôi phải cân đối, tản đầu bự. Chim muốn hót hay, hót được nhiều giọng thì phải là chim "già rừng" - con chim đã sống ở rừng nhiều năm, tự luyện hót hay, nhiều giọng lạ.
Anh Lâm ví von: "Họa mi sống theo cặp như vợ chồng, một vợ chồng ở một quả đồi. Hễ con khác bay qua quả đồi đó là chim chồng phải ra nghênh chiến. Đánh thua là mất vợ, mất đồi, phải vào tận rừng sâu tu luyện tiếp để một ngày nào đó ra "cướp vợ" lại". Bởi vậy, chơi họa mi nên chơi theo cặp, dễ thuần giọng hót và dễ nuôi.
Cháu anh Lâm là Vương Gia Vẩy cũng mê chim lắm, nhiều lần còn xách cả chim sang Lào Cai để chọi. Bên đó, vừa rồi có con 22 triệu đánh ác lắm, có ông Trung Quốc xách chim 3.000 tệ qua giao chiến nhưng cũng phải thua, đánh xong ông đòi mua lại con chim thắng giá 5.000 tệ nhưng chủ không bán. Anh Vẩy bảo: "Họa mi có những đòn đánh hoang dã hơn gà chọi. Nó có thể kéo chân, bóp mặt, bổ đầu đối thủ, trong đó đòn bóp mặt là ác nhất, nhiều con hư mắt vì đòn đánh này, buộc phải thua".
Ở Hoàng Su Phì, để chọi chim, người ta áp hai lồng áp vô nhau rồi tháo cửa lồng một bên cho hai con đánh nhau qua cửa còn lại. Nó khác với kiểu đánh "thông lồng" (mở cả hai cửa cho chim bay qua bay lại đánh nhau) phổ biến ở Lào Cai hay Trung Quốc. Anh Vẩy bảo, đánh kiểu quê mình, chim hay "phá lồng" do phải mổ trúng nan cửa, mỗi lần đánh như vậy chim xuống mã rất nhanh, đầu chảy máu, rách lông, mỏ trầy trụa...
oOo
Tôi rời Hoàng Su Phì vào buổi sáng sớm để bắt kịp chuyến xe đò lên tỉnh. Những lồng họa mi đã kịp treo cao trên những hàng cây, kèo nhà dọc phố huyện, tiếng chim hót véo von trong sương sớm. Một chuyến xe hàng đi Hà Nội lại vừa rước đi ba lồng họa mi để mang xuống xuôi bán. Chim của núi rừng mang về cho người thành phố nuôi. Mai mốt rồi họa mi có còn để véo von ở Tây Côn Lĩnh hay không? Tôi chợt chạnh lòng nhớ lời của Lâm: "Rất lo một ngày sẽ tuyệt chủng loài họa mi này!".
Thiếu Gia
 

bonchan

Member
Hay quá bài viết của anh TV rất tuyệt,e cũng là 1 người rất thích nuôi chim hoạ mi.Chim hoạ là 1 giống chim hoang dã giọng hót mang đậm chất rừng.Nhhiều cặp chim hoạ mi sổng rất gắn bó và chung thuỷ.E con nhớ cách đây khoảng vài năm e với 1 ông nuôi chim học mi lâu năm vào trong công viên bách thảo để bẫy 1 con chim hoạ mi đực nhưng ko thể nào bẫy đc,mấy hôm sau đẻ ý mới phát hiện ra là con chim hoạ mi đực đấy đã có bạn tình "chim mái" rồi,cho nên con chim mồi của mình ko thể bào dụ đc con mi đực đo vào bẫy.Điều đó chưng tỏ rằng chim hoạ mi là giống chim rất chung thuỷ và có 1 giọng hót rất hay...
Thường thì ở HN cũng hay tổ chức các cuộc chọi chim hoạ mi ở trên đình Nghi Tàm-gần khách sạn Thắng Lợi,dạo này e cung ít nuôi chim cho nên cũng không nắm đc thời gian nào,nhưng cứ ra tết âm lịch là người ta lại tổ chức chọi chim hoạ mi,nếu các bác mà có dip đc xem mi chọi thi mới hiểu đc chim hoạ mi bản lĩnh thế nào,và giọng hót mang đậm chất núi rừng.
Mà quên mất e chưa nói điều này chim hoạ mi mang đi chọi thường mang theo 2 lồng 1 lồng chim mái,và 1 lồng chim đực.Khi giao đấu lông chim mái sẽ đc sẽ đặt cùng lông chim đực.Chim mái sẽ xuuỳ.."cách gọi của ng nuôi mi"để kich thich chim đực máu hơn và sẽ chiến đấu hết mình...Nói chung là rất hay và hất dẫn trong phạm vi bài viết e không thể tả cụ thể đc,nhưng e sẽ lưu ý khi nào có Hội Chim Hoac Mi Chọi e sẽ thông báo cho cả nhà ra xem và chiêm ngưỡng nhưng chiến binh Núi Rừng hi....:praying:
 

rongbien

Member
hoá ra là cả tai vểnh và bốn chân kiêm luôn cả hoạ mi nữa cơ đấy nghê nhỉ .
theo anh biết thì chủ nhật hang tuần ở đình nghi tàm đều có choi hoạ mi cả .

vào đầu năm thì hay có hội .và là mùa chim thay lông xong nên chim rất căng ,nên rất nhiều chim mang ra chọi ,

và thỉnh thoang hội mi chọi hà nội mời hoịi chim lạng sơn ,bắc giang ,hải phòng ,bắc ninh, gọi là liên tỉnh về chọi thì rất nhiều chim hay và đẹp .hôm nào có anh em mình đi xem nhé
 

Manonero

Member
Bác nào thích chọi vào Đình Tứ Niên đầu Yên Phụ nhé, có gì ới em...em nghiện bánh cuốn của cái bà bán trong đình phục vụ hội chọi chim lắm! he he
 

KimCuong

Active Member
Hay thật, anh em chơi cả Hoạ Mi nữa đấy. Hôm nào mời các bác đi nghe mấy con Mi của em mang từ Lào Cai xuống để xem chúng nó hót thế nào nhé. Ngồi uống trà mà nghe Mi hót thì tuyệt cú mèo luôn. Về khoản hoạ mi và cu gáy thì em cũng biết chút xíu và cũng có vài con được được. Hôm nào em mời ông tai cực vểnh, ông rong biển, ông bốn chân và Mỡ mủng đi trà đạo và nghe Mi hót, Gáy gù nhé.
 

TaiVenh

Active Member
Thiện tai thiện tai...:praying::praying: Bài trên là em thấy hay quá nên copy từ net xuống để phục vụ anh em đấy ạ. Chứ em thì chưa đủ trình theo đuổi món này :eek:h go on:.

Tuy nhiên nếu khi nào các bác đi xem thi hót, thi chọi thì nhớ ới cho em đi cùng với ạ. Bác KC hôm nào tổ chức Trà đạo thì cũng gọi em luôn nhé. Biết đâu đến ú ớ chê vài câu, ông chủ bực lên lại cho phắt lồng Mi mang về thì quá ổn quá ổn...=))=))=))
 

Manonero

Member
mang về thì chưa ổn lắm...phải mang phắt cả lồng cả chim đem cho anh em thì mới gọi là ổn ạ
 

rongbien

Member
hôm nào rảnh ới một tiêng nhé .

hoạ mi là anh thích nhất đấy kim cương à. vừa qua bận quá ko chơi nhà vẫn còn mấy lồng ko của hoạ mi đang định kiếm lại một con chơi tết đây,có chỗ nào có chim hay chỉ anh cái .
 

eddie-bomb

New Member
Món này đúng chỗ ngứa của tui rồi. Hôm nào anh em VP mình ngồi riêng với nhau về loài chim có giọng hót số một rừng xanh này nhé!
 

KimCuong

Active Member
@eddie-bomb: Nhất trí, nhất trí. Cố gắng ngày gần nhất đi đồng chí ơi. Sắp Tết rùi!
@rongbien: Hôm nào anh em gặp nhau luôn để em xem sở thích của bác là Mi gì nữa anh ạ.
 
Cảm ơn TV, bài viết rất hay và bổ ích. Trước đây mình cũng nuôi chim gáy, sơn ca, khuyên, gà tre... và tất nhiên có cả mi chọi. Cứ thứ năm, CN hàng tuần hoặc Lễ - Tết vác Mi đi vui lăm. Tôi chỉ biết đến Mi Chúa là loại Họa mi sống 1 mình 1 vùng rộng hay còn gọi là Mi Độc Thung. Nhưng Họa Mi Chúa như trong bài viết thì chưa được nghe đến bao giờ và cũng chưa được nghe đến Tây Côn Lĩnh nổi tiếng về Họa Mi đến thế. Thường thì nghe thấy nhắc đến các địa danh khác có Họa Mi hay và mặc dù cũng đã đi Tây Côn Lĩnh đến 2lần mà vẫn không biết. Hi... hi... Nhắc đến lại nổi máu đi rồi.

Gửi minh hoạ cho bài hình chụp thú chơi Họa Mi ở Hà Giang để góp vui.


 

eddie-bomb

New Member
Các cụ ơi, chú Mi trắng đó không phải là Mi chúa đâu. Trong dòng chim này, vẫn thường thấy những con có lông đuôi hoặc cánh trắng, rất đều và cân đối. Thậm chí trắng toàn thân hoặc Bạch cước (toàn chân trắng như ngà). Họ đồn đại như thế thôi, tôi tin rằng không phải.
Món này nói ra thì dài dòng lắm, và có khi có người đọc còn không hiểu. Các cụ gắn cho Tiếng hót rừng xanh này lắm Thuật ngữ lắm. Phải uống Trà mới ra hết vẫn đề được.
 

anhnt

Cấm truy cập vì vi phạm nội quy
Đúng là thiện tai ...thiện tai
KC mê nhiều thứ quá, có mỗi thứ thì chả mê???????????????????????
 
Top