chienvet
Chuyên gia thú y
Đây thực sự là câu chuyện cảm động về hai chú chó Việt.
Xin được copy lại bài viết của nhà báo Lê Văn Chương.
Con No và con Phao há miệng thở hồng hộc, oằn người kéo một ngư dân tật nguyền ngồi trên chiếc xe lăn. Không có âm thanh lộc cộc như cỗ xe ngựa. Chỉ có tiếng sủa gắt gỏng của con Phao. Vốn là em, nhưng nó lại khó tính, hay bắt nạt con No và làm nũng với ông chủ.
Từ đất liền ra đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, nhảy lên thuyền đi thêm một chặng đường nữa là ra tới đảo Bé (xã An Bình). Hòn đảo cháy khát vào mùa nắng, cô lập vào mùa đông. Đảo và người đều phải oằn mình để sinh tồn. Mỗi lần qua đảo Bé, trở về, ai cũng cảm thấy bị hụt hẫng, bởi vì sau lưng mình vẫn còn có những con người đang sống khổ sở.
Ngư dân Bùi Huệ (36 tuổi) bị liệt hai chân, suốt ngày lăn lóc trên chiếc xe lăn do hai chú chó kéo. Thời trẻ, Huệ từng có ước mơ bám biển, ra khơi xa để đổi đời. Vậy là anh bám theo những chiếc tàu đánh bắt hải sản xa bờ. Trong một chuyến đi biển ở Trường Sa cách đây chín năm, đôi chân của Huệ bị tê cóng trong khi anh lặn dưới biển và trở thành tật nguyền khi Huệ mới vừa 27 tuổi.
Bà Nguyễn Thị Tề (70 tuổi), mẹ của Huệ ứa nước mắt nhìn thằng con út. Bà Tề có mười đứa con, nhưng chỉ có hai đứa trụ ở đảo Bé với vợ chồng bà, còn bảy đứa đều xách gói vào thành phố Quảng Ngãi, sau đó đi nơi khác lập nghiệp. “Biết lấy gì để nuôi thằng con tật nguyền, trong khi mỗi tháng, vợ chồng tui được trợ cấp hộ nghèo 360.000 đồng,” bà Tê than.
Tính tình của hai con chó hoàn toàn khác nhau: con Phao hay làm nũng; khi giận nó, Huệ đưa tay định phết một nhát, thế nhưng, tay chưa chạm đít thì nó đã tru tréo thật to cho cả nhà hay. Còn con No thì có tính điềm đạm hơn. Bị Huệ vỗ vào mông và bắt ăn, nó chỉ biết im lặng, ngước nhìn và nghe lời.
Người dân đảo Bé bắt đầu quen với hình ảnh một ngư dân tật nguyền hàng ngày được hai con chó đưa đi vòng quanh đảo. Nhờ có xe lăn do chó kéo, Huệ có thể đến nhà của ông hàng xóm trên đảo có tivi để xem. Dân số của đảo Bé hơn 500 người, nhưng chỉ có ba nhà có tivi.
Mỗi ngày sống bên anh Huệ, No và Phao có thể hiểu được tiếng người. “Anh nói thử xem nó nghe anh không?”, tôi đề nghị. Huệ nói: “No, Phao, tới cho cột dây”. Hai con chó ngoan ngoãn chạy lại cho người chủ tàn tật buộc dây vào cổ, nối vào xe lăn.
Đi...Phao, No! Nghe tiếng Huệ, hai chú chó ngoan ngoãn kéo chiếc xe lăn chạy lộc xộc trên đường bê tông nóng bỏng dưới ánh mặt trời thiêu đốt trên đảo Bé.
"Hạnh phúc" của No và Phao
Lúc tạm biệt, Huệ nói: “Chiếc xe lăn này hư rồi anh à. Bây giờ hai anh em No và Phao kéo nặng lắm. Anh vô đất liền xin cho em chiếc xe khác”. Cả ngày lẫn đêm sống với No và Phao, đối với Huệ, cả hai chú chó đã trở thành người thân yêu ruột thịt trong cuộc sống. “Ở với nó, em thấy rất thương, đi xa, mình càng thương nhớ nó hơn, có lúc rơi nước mắt,” Huệ kể. Cách đây chưa lâu, Huệ vào đất liền, lên thành phố Quảng Ngãi để chữa bệnh. Những ngày đầu, Huệ đã khóc vì nhớ No và Phao. Huệ nhớ tiếng sủa ông ổng rất điệu trên khuôn mặt đen đen của con Phao và ánh mắt hiền lành của con No. Còn ở đảo Bé, do vắng Huệ, No và Phao bỏ ăn mấy ngày liền. Cả hai con chó lặng lẽ nằm dưới gốc cây bàng vuông, mặt gục vào chân. Hàng ngày, Huệ đùa vui với No và Phao và rong ruổi khắp nẻo đường. Còn giờ này, No và Phao chỉ việc ăn no rồi nằm ì một cách chán chường. Cháu của Huệ ghé sát mặt con No, con Phao và kêu lên: “Nó khóc vì nhớ chú Huệ”.
Ba tháng sau, từ thành phố Quảng Ngãi trở về, con No phóng thẳng vào lòng Huệ, vẫy đuôi liên hồi và rít lên mừng rỡ. Còn con Phao thì vẫn giữ cái tính ỏng ẹo như tiểu thư - đứng xa trân mắt nhìn Huệ, cúi đầu xuống và không thèm đến gần.
“Phao, tới đây, tới đây biểu”, mặc cho Huệ nài nỉ, nó vẫn lảng vảng lượn xung quanh như bắt đền. Nửa ngày sau, nó mới chạy lại, rối rít ngửi khắp người Huệ. Ôm chó, Huệ trào nước mắt.
Tuy tích cực chạy chữa, nhưng bệnh của Huệ không thuyên giảm. Tật nguyền vẫn hoàn tật nguyền.
Rời đảo Bé, tôi nhớ hoài ánh mắt của anh em No và Phao. Khi Huệ ôm No và Phao vào lòng, mắt của chúng lúc lim dim, lúc nhướng vào mặt Huệ thay cho lời nói. Nếu Huệ có một cuộc đời bất hạnh vì tật nguyền thì ngược lại No và Phao có cuộc đời thật đẹp - được sống trong tình thương đầy ắp của con người.
Xin được copy lại bài viết của nhà báo Lê Văn Chương.
Con No và con Phao há miệng thở hồng hộc, oằn người kéo một ngư dân tật nguyền ngồi trên chiếc xe lăn. Không có âm thanh lộc cộc như cỗ xe ngựa. Chỉ có tiếng sủa gắt gỏng của con Phao. Vốn là em, nhưng nó lại khó tính, hay bắt nạt con No và làm nũng với ông chủ.
Ngư dân Bùi Huệ (36 tuổi) bị liệt hai chân, suốt ngày lăn lóc trên chiếc xe lăn do hai chú chó kéo. Thời trẻ, Huệ từng có ước mơ bám biển, ra khơi xa để đổi đời. Vậy là anh bám theo những chiếc tàu đánh bắt hải sản xa bờ. Trong một chuyến đi biển ở Trường Sa cách đây chín năm, đôi chân của Huệ bị tê cóng trong khi anh lặn dưới biển và trở thành tật nguyền khi Huệ mới vừa 27 tuổi.
Bà Nguyễn Thị Tề (70 tuổi), mẹ của Huệ ứa nước mắt nhìn thằng con út. Bà Tề có mười đứa con, nhưng chỉ có hai đứa trụ ở đảo Bé với vợ chồng bà, còn bảy đứa đều xách gói vào thành phố Quảng Ngãi, sau đó đi nơi khác lập nghiệp. “Biết lấy gì để nuôi thằng con tật nguyền, trong khi mỗi tháng, vợ chồng tui được trợ cấp hộ nghèo 360.000 đồng,” bà Tê than.
Vui mừng khi có chó kéo xe
Cách đây ba năm, ông Bùi Mã (75 tuổi), cha của Huệ cảm thấy vui hơn khi ông nhìn thấy đứa con trai có thể rong ruổi trên chiếc xe lăn. Thế nhưng, với đôi tay yếu đuối, Huệ không thể đẩy nổi vòng bánh xe lăn khi muốn di chuyển đó đây. Thế là vợ chồng ông Bùi Mã đã tính đến chuyện cho buộc hai con chó vào chiếc xe lăn để kéo đưa anh Huệ đi lại đó đây: một con chó ở nhà ông Bùi Mã được đặt tên là No, còn con chó mang tên Phao được hàng xóm mang cho. Con No lớn hơn làm anh, còn con Phao làm em. Anh Huệ đặt tên Phao với ước mơ có một ngày nào đó anh sẽ có thể trở về với biển cả, còn đặt tên No để mong muốn cuộc sống no đủ của gia đình mình.Tính tình của hai con chó hoàn toàn khác nhau: con Phao hay làm nũng; khi giận nó, Huệ đưa tay định phết một nhát, thế nhưng, tay chưa chạm đít thì nó đã tru tréo thật to cho cả nhà hay. Còn con No thì có tính điềm đạm hơn. Bị Huệ vỗ vào mông và bắt ăn, nó chỉ biết im lặng, ngước nhìn và nghe lời.
Người dân đảo Bé bắt đầu quen với hình ảnh một ngư dân tật nguyền hàng ngày được hai con chó đưa đi vòng quanh đảo. Nhờ có xe lăn do chó kéo, Huệ có thể đến nhà của ông hàng xóm trên đảo có tivi để xem. Dân số của đảo Bé hơn 500 người, nhưng chỉ có ba nhà có tivi.
Mỗi ngày sống bên anh Huệ, No và Phao có thể hiểu được tiếng người. “Anh nói thử xem nó nghe anh không?”, tôi đề nghị. Huệ nói: “No, Phao, tới cho cột dây”. Hai con chó ngoan ngoãn chạy lại cho người chủ tàn tật buộc dây vào cổ, nối vào xe lăn.
Đi...Phao, No! Nghe tiếng Huệ, hai chú chó ngoan ngoãn kéo chiếc xe lăn chạy lộc xộc trên đường bê tông nóng bỏng dưới ánh mặt trời thiêu đốt trên đảo Bé.
"Hạnh phúc" của No và Phao
Lúc tạm biệt, Huệ nói: “Chiếc xe lăn này hư rồi anh à. Bây giờ hai anh em No và Phao kéo nặng lắm. Anh vô đất liền xin cho em chiếc xe khác”. Cả ngày lẫn đêm sống với No và Phao, đối với Huệ, cả hai chú chó đã trở thành người thân yêu ruột thịt trong cuộc sống. “Ở với nó, em thấy rất thương, đi xa, mình càng thương nhớ nó hơn, có lúc rơi nước mắt,” Huệ kể. Cách đây chưa lâu, Huệ vào đất liền, lên thành phố Quảng Ngãi để chữa bệnh. Những ngày đầu, Huệ đã khóc vì nhớ No và Phao. Huệ nhớ tiếng sủa ông ổng rất điệu trên khuôn mặt đen đen của con Phao và ánh mắt hiền lành của con No. Còn ở đảo Bé, do vắng Huệ, No và Phao bỏ ăn mấy ngày liền. Cả hai con chó lặng lẽ nằm dưới gốc cây bàng vuông, mặt gục vào chân. Hàng ngày, Huệ đùa vui với No và Phao và rong ruổi khắp nẻo đường. Còn giờ này, No và Phao chỉ việc ăn no rồi nằm ì một cách chán chường. Cháu của Huệ ghé sát mặt con No, con Phao và kêu lên: “Nó khóc vì nhớ chú Huệ”.
Ba tháng sau, từ thành phố Quảng Ngãi trở về, con No phóng thẳng vào lòng Huệ, vẫy đuôi liên hồi và rít lên mừng rỡ. Còn con Phao thì vẫn giữ cái tính ỏng ẹo như tiểu thư - đứng xa trân mắt nhìn Huệ, cúi đầu xuống và không thèm đến gần.
“Phao, tới đây, tới đây biểu”, mặc cho Huệ nài nỉ, nó vẫn lảng vảng lượn xung quanh như bắt đền. Nửa ngày sau, nó mới chạy lại, rối rít ngửi khắp người Huệ. Ôm chó, Huệ trào nước mắt.
Tuy tích cực chạy chữa, nhưng bệnh của Huệ không thuyên giảm. Tật nguyền vẫn hoàn tật nguyền.
Rời đảo Bé, tôi nhớ hoài ánh mắt của anh em No và Phao. Khi Huệ ôm No và Phao vào lòng, mắt của chúng lúc lim dim, lúc nhướng vào mặt Huệ thay cho lời nói. Nếu Huệ có một cuộc đời bất hạnh vì tật nguyền thì ngược lại No và Phao có cuộc đời thật đẹp - được sống trong tình thương đầy ắp của con người.