hchungkt80
Dịch giả Vietpet
“Ở ngành nghề của tôi không ít lần diễn viên phải khóc thầm sau mỗi đêm diễn, vì thuần hóa con thú đã khó, thể hiện trọn vẹn một đêm diễn càng khó hơn” - nghệ sĩ Phương Hòa tâm sựChỉ nghe bước chân của chị, sáu chú chó cưng lông trắng muốt đã ve vẫy đuôi tíu tít mừng rỡ. Ngày nào cũng vậy, cứ ba buổi từ nhà đến rạp xiếc, dù mưa gió, dông bão, nghệ sĩ xiếc Phương Hòa vẫn phải làm công việc “đi thăm các con”.
Vào nghề từ lúc 12 tuổi
Nghệ sĩ Phương Hòa có một tiết mục xiếc mà bất cứ khán giả nào đến rạp xiếc TPHCM, đặt tại Công viên 23-9, đều thích thú, đó là tiết mục xiếc thú Chó làm toán, do chị huấn luyện. Vào nghề từ năm 12 tuổi, đến nay chị đã có 38 năm theo nghề diễn xiếc. Chị kể, năm 1971, vì thấy chị quá yêu thích nghề xiếc, ba mẹ đã cho chị về ở với ba mẹ nuôi là NSND Thái Mạnh Hiển và Nguyễn Hồng Nga để được học nghề xiếc. Ban đầu chị là diễn viên xiếc tung hứng, những tiết mục “lập chân”, dùng chân là đế trụ cho hai, ba người đứng lên vai, lên đầu gối để diễn những tiết mục uốn dẻo.
Mỗi tiết mục chị phải học hai năm, có lần diễn “lập chân”, một ống nhựa to rơi trúng trán chị, cứ tưởng lần tai nạn đó đã ngăn ước mơ trở thành nghệ sĩ xiếc của chị. Sau khi tốt nghiệp Trường Nghệ thuật Xiếc Hà Nội, chị chính thức được tham gia biểu diễn với cha mẹ nuôi. Năm 1982 chị về công tác tại Đoàn Xiếc Long An, diễn môn “hình tượng 3”, làm đế trụ cho hai diễn viên uốn dẻo trên vai và chân của chị. Năm 1994, chị được đưa ra Hà Nội học nghề diễn viên xiếc thú.
Thầy của chị là NSƯT Tạ Thúy Ngọc (Liên đoàn Xiếc Việt Nam). Ngay từ đầu chị đã yêu thích bộ môn này vì được huấn luyện một đàn “con cưng” từ lúc chúng tròn 3 tháng tuổi. Bí quyết của nghề xiếc thú là tạo sự gần gũi, thân thiện với thú nên mỗi ngày ba buổi dù thời tiết thế nào chị cũng phải đến rạp xiếc để tập dợt, huấn luyện đàn “con cưng” của mình. Khán giả vẫn thường thấy sau mỗi cử chỉ của thú, chúng tôi thường cho chúng ăn, đó là những miếng chả lụa hoặc gan heo đã luộc chín, cắt nhỏ.
Để thuần hóa một chú chó con có thể hiểu được những tín hiệu trên sàn diễn, chị phải mất từ 7 đến 9 tháng. Đàn “con cưng” gồm 7 chú chó ở đoàn Xiếc Long An thời đó, qua tài huấn luyện của chị đã góp phần tạo cơn sốt vé cho đoàn bằng tiết mục Lớp học làm toán. Để huấn luyện tiết mục này chị mất rất nhiều thời gian. Ngày rời Long An về công tác tại Đoàn Xiếc TPHCM, chị khóc đến sưng mắt.
Làm sao không nhớ các con suốt ba năm đã cùng chị lăn lóc trên sàn tập, đón nhận biết bao tình cảm cổ vũ của khán giả. Chỉ một tuần sau khi xa chúng, chị đã không ngăn được lòng mình, phóng xe gắn máy về Long An để thăm và rồi ngồi khóc trước cảnh chúng thi nhau bỏ ăn. “Tình cảm giữa chúng tôi có gì đó khăng khít, khó rời” - chị tâm sự.
Về Đoàn xiếc TPHCM, chị tiếp tục huấn luyện một “đàn con” mới. Những chú chó với những cái tên Quýt, Na, Xoài, Mít, Mi, Bi đều đã lên 10, 11 tuổi. Chị và đàn “con cưng” của mình đã từng đem vinh quang về cho Đoàn Xiếc TPHCM khi tham gia biểu diễn tại Trung Quốc (đoạt giải thưởng đặc biệt tại Liên hoan xiếc quốc tế có 12 nước tham dự năm 1995)...
Chăm thú như con
Mỗi ngày chị đều phải tự tay lo thức ăn cho các con. Lúc chúng còn bé chị phải tắm thường xuyên, trò chuyện với chúng, thậm chí ôm ấp vào lòng để chúng quen hơi. Chị kể: “Tiết mục xiếc thú của chị tưởng dễ nhưng rất khó. Nếu không có cách tạo sự thân thiện thì không thể hoàn chỉnh tiết mục. Nhiều đêm diễn có con bị bệnh, tiết mục bị gãy, cả đám chúng nó đều lộ ánh mặt buồn bã.
Ở ngành nghề của tôi không ít lần diễn viên phải khóc thầm sau mỗi đêm diễn, vì thuần hóa con thú đã khó, thể hiện trọn vẹn một đêm diễn càng khó hơn. Thú đâu có ý thức như người nên áp lực buổi diễn cứ đeo đẳng mình hằng đêm. Gấu, voi, khỉ, trăn cũng thế, không thể bỏ quên một ngày vuốt ve, chăm sóc chúng. Đặc biệt, xiếc khỉ chỉ dành cho nam, vì khỉ không thích phụ nữ huấn luyện chúng. Làm việc với thú nên người của chúng tôi suốt ngày có mùi của thú, bởi vậy ít cô có bạn trai để tính chuyện lập gia đình”.
Nghệ sĩ Phương Hòa đã chia tay người bạn trai thời chị còn thanh xuân, sống độc thân đến nay, xem việc phụng dưỡng cha mẹ nuôi, chăm lo cho đàn “con cưng” ở đoàn xiếc là niềm hạnh phúc của mình. Không chỉ huấn luyện chúng, chị còn là một bác sĩ thú y tay ngang. Chỉ cần nhìn thấy cử chỉ khác thường của các con, chị biết ngay chúng đã bệnh. Ba mươi tám năm trong nghề chị chứng kiến biết bao lần các con chị lìa đời. Mỗi lần chúng ra đi chị cũng đau xót như chính người thân của mình vậy. Trung bình cứ 14, 15 năm là tự nhiên chúng bị nổ mắt, sau đó bỏ ăn cho đến chết.
Lo một ngày xiếc thú bị “xóa sổ”
Diễn viên xiếc đến tuổi 35 đều phải rời sàn diễn để chọn một công việc khác. Với diễn viên xiếc thú, họ có thể diễn cho đến ngày về hưu. Thế nhưng vì nỗi cực nhọc, vất vả của nghề, thu nhập không cao, lại ít có cơ hội lưu diễn nước ngoài... nên có mời gọi, khuyến dụ đủ cách cũng không có diễn viên trẻ nào chịu học xiếc thú. Hiện nay đàn con của chị gồm 6 chú chó Nhật đều đã 10, 11 tuổi, thế nhưng ba năm qua chị liên tục viết đơn xin ban lãnh đạo xét duyệt việc tăng cường thêm “tân binh” cho tiết mục của chị nhưng những lá đơn ấy vẫn còn nằm im trong ngăn kéo lãnh đạo. Chị tâm sự: “Dường như người ta không còn yêu thích xiếc thú, nên tiếng kêu của tôi chẳng ai nghe. Tôi cứ bị mất ngủ khi nghĩ đến việc những “đứa con” của mình sẽ ra đi, xiếc chó vĩnh viễn bị xóa sổ”.
NLĐ
Vào nghề từ lúc 12 tuổi
Nghệ sĩ Phương Hòa có một tiết mục xiếc mà bất cứ khán giả nào đến rạp xiếc TPHCM, đặt tại Công viên 23-9, đều thích thú, đó là tiết mục xiếc thú Chó làm toán, do chị huấn luyện. Vào nghề từ năm 12 tuổi, đến nay chị đã có 38 năm theo nghề diễn xiếc. Chị kể, năm 1971, vì thấy chị quá yêu thích nghề xiếc, ba mẹ đã cho chị về ở với ba mẹ nuôi là NSND Thái Mạnh Hiển và Nguyễn Hồng Nga để được học nghề xiếc. Ban đầu chị là diễn viên xiếc tung hứng, những tiết mục “lập chân”, dùng chân là đế trụ cho hai, ba người đứng lên vai, lên đầu gối để diễn những tiết mục uốn dẻo.
Mỗi tiết mục chị phải học hai năm, có lần diễn “lập chân”, một ống nhựa to rơi trúng trán chị, cứ tưởng lần tai nạn đó đã ngăn ước mơ trở thành nghệ sĩ xiếc của chị. Sau khi tốt nghiệp Trường Nghệ thuật Xiếc Hà Nội, chị chính thức được tham gia biểu diễn với cha mẹ nuôi. Năm 1982 chị về công tác tại Đoàn Xiếc Long An, diễn môn “hình tượng 3”, làm đế trụ cho hai diễn viên uốn dẻo trên vai và chân của chị. Năm 1994, chị được đưa ra Hà Nội học nghề diễn viên xiếc thú.
Thầy của chị là NSƯT Tạ Thúy Ngọc (Liên đoàn Xiếc Việt Nam). Ngay từ đầu chị đã yêu thích bộ môn này vì được huấn luyện một đàn “con cưng” từ lúc chúng tròn 3 tháng tuổi. Bí quyết của nghề xiếc thú là tạo sự gần gũi, thân thiện với thú nên mỗi ngày ba buổi dù thời tiết thế nào chị cũng phải đến rạp xiếc để tập dợt, huấn luyện đàn “con cưng” của mình. Khán giả vẫn thường thấy sau mỗi cử chỉ của thú, chúng tôi thường cho chúng ăn, đó là những miếng chả lụa hoặc gan heo đã luộc chín, cắt nhỏ.
Để thuần hóa một chú chó con có thể hiểu được những tín hiệu trên sàn diễn, chị phải mất từ 7 đến 9 tháng. Đàn “con cưng” gồm 7 chú chó ở đoàn Xiếc Long An thời đó, qua tài huấn luyện của chị đã góp phần tạo cơn sốt vé cho đoàn bằng tiết mục Lớp học làm toán. Để huấn luyện tiết mục này chị mất rất nhiều thời gian. Ngày rời Long An về công tác tại Đoàn Xiếc TPHCM, chị khóc đến sưng mắt.
Làm sao không nhớ các con suốt ba năm đã cùng chị lăn lóc trên sàn tập, đón nhận biết bao tình cảm cổ vũ của khán giả. Chỉ một tuần sau khi xa chúng, chị đã không ngăn được lòng mình, phóng xe gắn máy về Long An để thăm và rồi ngồi khóc trước cảnh chúng thi nhau bỏ ăn. “Tình cảm giữa chúng tôi có gì đó khăng khít, khó rời” - chị tâm sự.
Về Đoàn xiếc TPHCM, chị tiếp tục huấn luyện một “đàn con” mới. Những chú chó với những cái tên Quýt, Na, Xoài, Mít, Mi, Bi đều đã lên 10, 11 tuổi. Chị và đàn “con cưng” của mình đã từng đem vinh quang về cho Đoàn Xiếc TPHCM khi tham gia biểu diễn tại Trung Quốc (đoạt giải thưởng đặc biệt tại Liên hoan xiếc quốc tế có 12 nước tham dự năm 1995)...
Chăm thú như con
Mỗi ngày chị đều phải tự tay lo thức ăn cho các con. Lúc chúng còn bé chị phải tắm thường xuyên, trò chuyện với chúng, thậm chí ôm ấp vào lòng để chúng quen hơi. Chị kể: “Tiết mục xiếc thú của chị tưởng dễ nhưng rất khó. Nếu không có cách tạo sự thân thiện thì không thể hoàn chỉnh tiết mục. Nhiều đêm diễn có con bị bệnh, tiết mục bị gãy, cả đám chúng nó đều lộ ánh mặt buồn bã.
Ở ngành nghề của tôi không ít lần diễn viên phải khóc thầm sau mỗi đêm diễn, vì thuần hóa con thú đã khó, thể hiện trọn vẹn một đêm diễn càng khó hơn. Thú đâu có ý thức như người nên áp lực buổi diễn cứ đeo đẳng mình hằng đêm. Gấu, voi, khỉ, trăn cũng thế, không thể bỏ quên một ngày vuốt ve, chăm sóc chúng. Đặc biệt, xiếc khỉ chỉ dành cho nam, vì khỉ không thích phụ nữ huấn luyện chúng. Làm việc với thú nên người của chúng tôi suốt ngày có mùi của thú, bởi vậy ít cô có bạn trai để tính chuyện lập gia đình”.
Nghệ sĩ Phương Hòa đang dạy chú chó làm xiếc. Ảnh: CTV
Nghệ sĩ Phương Hòa đã chia tay người bạn trai thời chị còn thanh xuân, sống độc thân đến nay, xem việc phụng dưỡng cha mẹ nuôi, chăm lo cho đàn “con cưng” ở đoàn xiếc là niềm hạnh phúc của mình. Không chỉ huấn luyện chúng, chị còn là một bác sĩ thú y tay ngang. Chỉ cần nhìn thấy cử chỉ khác thường của các con, chị biết ngay chúng đã bệnh. Ba mươi tám năm trong nghề chị chứng kiến biết bao lần các con chị lìa đời. Mỗi lần chúng ra đi chị cũng đau xót như chính người thân của mình vậy. Trung bình cứ 14, 15 năm là tự nhiên chúng bị nổ mắt, sau đó bỏ ăn cho đến chết.
Lo một ngày xiếc thú bị “xóa sổ”
Diễn viên xiếc đến tuổi 35 đều phải rời sàn diễn để chọn một công việc khác. Với diễn viên xiếc thú, họ có thể diễn cho đến ngày về hưu. Thế nhưng vì nỗi cực nhọc, vất vả của nghề, thu nhập không cao, lại ít có cơ hội lưu diễn nước ngoài... nên có mời gọi, khuyến dụ đủ cách cũng không có diễn viên trẻ nào chịu học xiếc thú. Hiện nay đàn con của chị gồm 6 chú chó Nhật đều đã 10, 11 tuổi, thế nhưng ba năm qua chị liên tục viết đơn xin ban lãnh đạo xét duyệt việc tăng cường thêm “tân binh” cho tiết mục của chị nhưng những lá đơn ấy vẫn còn nằm im trong ngăn kéo lãnh đạo. Chị tâm sự: “Dường như người ta không còn yêu thích xiếc thú, nên tiếng kêu của tôi chẳng ai nghe. Tôi cứ bị mất ngủ khi nghĩ đến việc những “đứa con” của mình sẽ ra đi, xiếc chó vĩnh viễn bị xóa sổ”.
NLĐ