hchungkt80
Dịch giả Vietpet
Sau khi được đào tạo tại Nga để chuyên đánh hơi phát hiện phân hổ, một con chó nghiệp vụ được đưa tới Campuchia để tìm kiếm dấu vết chúa sơn lâm tại khu bảo tồn.
Hai con hổ tại Campuchia. Ảnh: Telegraph.
Chú chó có tên Maggie là hậu duệ của giống chó săn nổi tiếng tại Đức. Nó bắt đầu tìm kiếm phân hổ tại khu bảo tồn đa dạng sinh học Seima từ tuần trước. Men Soriyun, người quản lý dự án bảo tồn, cho biết: “Thông thường chó có thể phát hiện mùi trong phạm vi khá rộng. Vì thế chúng tôi sử dụng Maggie để tìm kiếm các dấu hiệu của hổ”.
Các chuyên gia thuộc Hiệp hội bảo tồn động vật hoang dã (Mỹ) khẳng định, trong các rừng nhiệt đới của Campuchia còn khá nhiều hổ, song họ không biết số lượng chính xác. Họ sẽ mua thêm một con chó nữa từ Nga để đem tới khu bảo tồn Seima vào cuối năm nay.
Trước kia hổ sinh sống khắp châu Á, nhưng hiện chúng chỉ còn xuất hiện ở một số khu vực thuộc Đông Nam Á, Trung Quốc và miền viễn đông Nga. Theo Hiệp hội bảo tồn động vật hoang dã, cách đây 200 năm khoảng 200.000 con hổ vẫn tung hoành ở châu Á. Nạn săn bắn, sự suy giảm diện tích rừng khiến số lượng của chúng chỉ còn khoảng 5.000.
Năm 2006, hiệp hội trên thành lập một chương trình mang tên "Tigers Forever” với số tiền tài trợ 10 triệu USD. Mục tiêu của chương trình là tăng 50% số lượng hổ tại một số khu vực ở châu Á trong 10 năm. Việc sử dụng chó để đánh hơi tìm hổ là một phần trong chương trình.
Minh Long (theo Telegraph)
Hai con hổ tại Campuchia. Ảnh: Telegraph.
Chú chó có tên Maggie là hậu duệ của giống chó săn nổi tiếng tại Đức. Nó bắt đầu tìm kiếm phân hổ tại khu bảo tồn đa dạng sinh học Seima từ tuần trước. Men Soriyun, người quản lý dự án bảo tồn, cho biết: “Thông thường chó có thể phát hiện mùi trong phạm vi khá rộng. Vì thế chúng tôi sử dụng Maggie để tìm kiếm các dấu hiệu của hổ”.
Các chuyên gia thuộc Hiệp hội bảo tồn động vật hoang dã (Mỹ) khẳng định, trong các rừng nhiệt đới của Campuchia còn khá nhiều hổ, song họ không biết số lượng chính xác. Họ sẽ mua thêm một con chó nữa từ Nga để đem tới khu bảo tồn Seima vào cuối năm nay.
Trước kia hổ sinh sống khắp châu Á, nhưng hiện chúng chỉ còn xuất hiện ở một số khu vực thuộc Đông Nam Á, Trung Quốc và miền viễn đông Nga. Theo Hiệp hội bảo tồn động vật hoang dã, cách đây 200 năm khoảng 200.000 con hổ vẫn tung hoành ở châu Á. Nạn săn bắn, sự suy giảm diện tích rừng khiến số lượng của chúng chỉ còn khoảng 5.000.
Năm 2006, hiệp hội trên thành lập một chương trình mang tên "Tigers Forever” với số tiền tài trợ 10 triệu USD. Mục tiêu của chương trình là tăng 50% số lượng hổ tại một số khu vực ở châu Á trong 10 năm. Việc sử dụng chó để đánh hơi tìm hổ là một phần trong chương trình.
Minh Long (theo Telegraph)