• Chào mừng bạn Khách đến với diễn đàn, chúc bạn vui vẻ sinh hoạt cùng cộng đồng Vietpet.
    Diễn đàn đã có sẵn cơ sở dữ liệu tương đối lớn về các vấn đề thường gặp như thú y, huấn luyện, chăm sóc thú cưng..., bạn Khách vui lòng tìm đọc kỹ trước khi gửi câu hỏi.
    Lưu ý: Diễn đàn không chấp nhận ngôn ngữ chat, bài viết không có nội dung ( bài spam).

chuyện chó bốn phương...trời

amifidele

Member
Hãy nhìn lên trời, bầu trời chứ không phải là thiên đàng, cũng có chó. Và chắc chắn là phải nhìn trời lúc ban đêm rồi!

Ban đêm chúng ta ngửa mặt nhìn bầu trời mênh mông, sâu thẳm với muôn nghìn ngôi sao lấp lánh, không phải ai cũng biết rằng mỗi chòm sao trên bầu trời từ lâu đã được con người đặt cho một cái tên theo trí tưởng tượng của họ. Tiếp theo các nhà thiên văn sau khi phân định từng vùng trời đã gán cho chúng một cái tên theo ý người xưa. Có nhiều đồ vật hoặc công cụ lao động được lấy để đặt tên cho các chòm sao, nhưng có lẽ phổ biến nhất vẫn là tên các loài vật. Quen thuộc nhất với chúng ta có lẽ là chòm sao Bắc đẩu nổi tiếng gồm 7 ngôi sao (Bắc đẩu thất tinh) có độ sáng biểu kiến trung bình và tạo thành hình cái gầu sòng và gần đó là sao Bắc Cực. Người ta gọi chòm sao này là chòm Gấu Lớn (Ursa Major). Cạnh đó có chòm Gấu Nhỏ (Ursa Minor). Trên bầu trời còn có các chòm sao mang các tên: Thiên Long (Dragon) nghĩa là con Rồng trời, Sư Tử (Leo), Thiên Nga (Cygnus); Kim Ngưu (Taurus) nghĩa là Trâu Vàng, Thần Nông (hay Bò Cạp - Scorpius), Phi Mã (Pegasus) nghĩa là Ngựa Bay, v.v...

Chó cũng được dùng để đặt tên cho các chòm sao. Đó là các chòm sao Chó Lớn hay Đại Khuyển (Canis Major) và Chó Con hay Tiểu Khuyển (Canis Minor). Ở chòm sao Tiểu Khuyển thì không có gì đặc biệt nhưng ở chòm Đại Khuyển thì có một ngôi sao rất nổi tiếng, đó là ngôi sao Thiên Lang.

Sao Thiên Lang (Sirius) là một ngôi sao lớn thuộc chòm sao Đại Khuyển. Đây là ngôi sao sáng nhất bầu trời đêm. Độ sáng biểu kiến của ngôi sao này là -1,6. Nghĩa là chỉ sau Mặt Trời, Mặt Trăng, Sao Kim và một số hành tinh khác của Hệ Mặt trời khi chúng ở thời kỳ gần Trái đất. Xin nhớ rằng Mặt Trời có độ sáng biểu kiến là -26 và mắt người tinh nhất có thể nhìn thấy sao có độ sáng biểu kiến là +5. Sao Thiên Lang thường được thấy vào các buổi sáng mùa Thu hoặc chiều tối mùa đông với cư dân ở Bắc bán cầu. Sao này rất gần chòm sao Lạp Hộ (Orion) nổi tiếng. Các nhà thiên văn đã xác định được rằng sao Thiên Lang là một hệ sao kép gồm 3 ngôi sao lớn quay xung quanh nhau. Ngoài ngôi sao chính sáng nhất, một ngôi nhỏ hơn, còn có một ngôi sao nhỏ thuộc loại sao lùn trắng. Khối lượng riêng của vật chất trên sao lùn trắng này gấp 170.000 lần của nước, tức là 1cm3 vật chất ở đây “nặng” 170 kg. Theo đánh giá của các nhà thiên văn thì ngôi sao này là tàn dư của một “mặt trời” to cỡ Mặt Trời của chúng ta.

Thế giới bầu trời sao chính là biểu hiện trực quan của Vũ trụ vô biên, trên đó những chú khuyển của chúng ta vẫn cần mẫn canh giữ bầu trời và đêm ngày đi lang thang trên quãng đường vô định cả về không gian và thời gian.

(sưu tầm)



 
Top