• Chào mừng bạn Khách đến với diễn đàn, chúc bạn vui vẻ sinh hoạt cùng cộng đồng Vietpet.
    Diễn đàn đã có sẵn cơ sở dữ liệu tương đối lớn về các vấn đề thường gặp như thú y, huấn luyện, chăm sóc thú cưng..., bạn Khách vui lòng tìm đọc kỹ trước khi gửi câu hỏi.
    Lưu ý: Diễn đàn không chấp nhận ngôn ngữ chat, bài viết không có nội dung ( bài spam).

Chuyện ít biết về chó nghiệp vụ của Quân đội Mỹ

vits2be

Member
Mỗi con chó nghiệp vụ của Mỹ "ngốn" 20.000 USD phí đào tạo nhưng số lượng những chiến binh đặc biệt trong quân đội tinh nhuệ nhất hành tinh này không ngừng tăng.
Chó đã chiến đấu bên cạnh binh sĩ Mỹ suốt hơn 100 năm nay, từ nội chiến Mỹ, qua 2 cuộc đại chiến thế giới tới chiến tranh xâm lược Afghanistan, Iraq.

Ngày nay, có khoảng 2.800 chú khuyển đang phục vụ trong biên chế quân đội Mỹ tại khắp các chiến trường ở Iraq và Afghanistan.

Trong chiến dịch tiêu diệt trùm khủng bố Osama bin Laden, một chú khuyển ưu tú nhất đã sát cánh cùng với 79 lính đặc nhiệm Mỹ. Trong chiến dịch đó, chú chó cũng tham chiến và là vũ khí đáng sợ đặc nhiệm SEAL.

Dưới đây là một số hình ảnh về những chú chó nghiệp vụ trong Quân đội Mỹ:

Một lính Mỹ cùng với người bạn 4 chân thuộc lực lượng đặc nhiệm số 10 nhảy ra khỏi một trực thăng CH-47 Chinook trong chiến dịch diễn tập Emerald Warrior.

Câu trả lời dành cho câu hỏi làm sao một chú chó có thể đột nhập vào căn cứ của bin Laden có thể khiến nhiều người ngạc nhiên: nhảy từ trực thăng.
Chú chó này cùng những lính đặc nhiệm Mỹ đã đột nhập vào dinh cơ của bin Laden từ trực thăng MH-60s. Chó thường nhảy dù cùng người huấn luyện. Trong ảnh, lính đặc nhiệm Mike Forsythe thuộc đội SEAL và chú chó Cara nhảy từ độ cao 10 km.

Đại đội thủy quân lục chiến số 8 đợi máy bay trực thăng vận tải trong chiến dịch Khanjar ở tỉnh Helmand.

Theo huấn luyện viên Mike Dowling: “Bộ óc của loài chó tràn ngập những tín hiệu khứu giác”. Trên thực tế, một con chó bình thường có khoảng 225 triệu tế bào mùi trong mũi – gấp 40 lần so với con người.

Trang bị tới tận răng: Chó quân sự không còn bị coi là “dụng cụ phụ trợ” như trong các cuộc chiến cách đây vài chục năm. Ngày nay, chúng được trang bị những thiết bị bảo hộ chuyên dùng như Doggle (bảo vệ mắt), áo giáp, áo cứu sinh, mặt nạ phòng độc, áo trang bị GPS tầm xa…

Vũ khí: Không phải mọi chó nghiệp vụ đều được huấn luyện để tiêu diệt đối thủ. Tuy nhiên, những chú chó nào đạt được điểm cao trong các kỳ huấn luyện cơ bản sẽ được tham gia những chương trình đặc biệt. Quá trình này tập trung vào kiểm soát sự hung giữ và tìm kiếm kẻ địch trong nhà hoặc ngoài trời, tự động tấn công kẻ địch chỉ khi bị tấn công, dừng tấn công ngay khi nhận được lệnh.
Trong ảnh, một lính Mỹ đang huấn luyện chó tấn công tại tỉnh Kandahar, Afghanistan.

Giữa chó nghiệp vụ cùng người huấn luyện luôn tồn tại một mối quan hệ gắn bó sâu sắc. Mối quan hệ này được xây dựng dần dần qua quá trình huấn luyện công phu. Loài chó không chỉ là một vũ khí tấn công đáng sợ, chúng còn là những người bảo vệ rất trung thành.
Khi binh nhất Carlton Rusk bị bắn bởi lính bắn tỉa Taliban lúc đang đi tuần, Eli – chú chó dò bom của Rusk đã ngồi lên người của Rusk và tấn công bất cứ ai lại gần anh. Rusk đã hy sinh vì vết thương quá nặng còn Eli được giải ngũ sớm để về sống cùng gia đình Rusk. Trong ảnh, trung sỹ Erick Martinez thường bế chú chó Argo II của anh trên vai. Bài tập này giúp nâng cao sự tin tưởng, lòng trung thành và khả năng phối hợp ăn ý.

Khứu giác là vũ khí lợi hại nhất mà loài vật thân thiết nhất với con người sở hữu. Thậm chí, ngày nay người ta sử dụng chó để phát hiện ra một số căn bệnh ung thư hiếm gặp. Trong chuyến công du châu Á của ông Obama vào năm 2010, 30 chú chó ưu tú nhất đã đi theo hộ tống Tổng thống Mỹ. Chúng được ở trong khách sạn 5 sao, đi trên những chiếc xe sang trọng nhất và có hẳn thợ may riêng để đảm bảo có được vẻ ngoài bắt mắt nhất. Chi phí nuôi dưỡng và huấn luyện một chú chó phát hiện bom lên tới khoảng 20.000 USD. Trong ảnh, Trung sỹ Matthew Templet và chú chó phát hiện bom Basco đang dò tìm chất nổ trong khu làng bỏ hoang Haji Ghaffar.

Mỹ và các đồng minh đang gặp nhiều khó khăn trong cuộc chiến tại Afghanistan khi càng ngày quân Taliban sử dụng càng nhiều bom, mình tự chế. Vào tháng 10/2010, Mỹ đã công bố kế hoạch 6 năm và 19 tỷ USD dành cho phát triển công nghệ dò phá bom mìn. Những thiết bị tối tân nhất hiện nay của quốc gia này có độ thành công khoảng 50%, trong khi chó – người bạn lâu năm nhất của con người có độ chính xác cao hơn tới 30%.

Trong 2 năm trở lại đây, cuộc chiến chống lại bom, mìn tự chế ở Afghanistan và Iraq đã khiến số lượng chó tham gia quân đội tăng đáng kể. Thủy quân lục chiến Mỹ có khoảng 170 chú chó dò bom, nhưng số lượng này sẽ lên tới 600 vào tháng 9/2012. Đại đội Charly thư giãn cho hai chú chó dò bom Books và Good tại trại lính Huskers ở ngoại ô Marija, Helmand.



Hữu Nghĩa (theo Foreign Policy)
Baodatviet.vn
 

Shakhi Viet

Active Member
Cho dù thế nào, tại dòng thứ 3 từ trên xuống cũng không nên dùng từ "xâm lược".
 

vits2be

Member
Chuyện ít biết về chó nghiệp vụ của Quân đội Mỹ (kỳ 2)

Cập nhật lúc :10:18 AM, 19/05/2011
Chú chó của đội SEAL đã tham gia chiến dịch tiêu diệt Trùm khủng bố Osama bin Laden có tên Cairo và thuộc giống Malinois của Bỉ.

Theo một vài nguồn tin không chính thức, Cairo đã được gặp mặt Tổng thống Mỹ Barack Obama vào tuần trước.

Nhiệm vụ của Cairo trong chuyến "viếng thăm" tới khu nhà của bin Laden là đánh hơi thuốc nổ và phát hiện vị trí lẩn trốn của trùm khủng bố.

Có nhiều giai thoại về các chú chó tham gia những lực lượng biệt kích như được trang bị răng titanium, mang dù… Trên thực tế, chó nghiệp vụ đã trải qua quá trình huấn luyện vô cùng khắc nghiệt và làm được tất cả các nhiệm vụ như bất cứ lính đặc nhiệm nào.


Trumg sỹ Philip Mendoza và chú chó Rico trên máy bay trực thăng ở căn cứ Balad, Iraq.

Nếu cần thiết, Cairo sẵn sàng lãnh nhiệm vụ “kết thúc” cuộc sống của trùm khủng bố này. Trong ảnh, binh nhất Trevor M.Smith – 20 tuổi là một lính chỉ huy chó nghiệp vụ thuộc lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ. Anh đang tập luyện cùng chú chó có tên Grek.

Trong những ngày đầu được sử dụng với mục đích quân sự, người dân thường tặng cho quân đội chó nhà. Ngày nay, hầu hết chó nghiệp vụ của Mỹ tới từ căn cứ không quân Lackland tại San Antonio, Texas. Trong ảnh, Rrisky thuộc giống chó Malinois từ Bỉ, cùng giống với chú chó đã đột nhập vào dinh cư của Osama bin Laden.

Theo phát ngôn viên của Căn cứ Không quân Lackland Gerry Proctor, một người huấn luyện giỏi cần phải có nhiều đức tính như thể lực tốt, yêu nghề nghiệp, tận tâm với những đồng nghiệp 4 chân. Trong ảnh, Andrew Chumbler vỗ về Rruuk sau khi con chó này hoàn thành bài tập truy đuổi. Đây là một hình thức thưởng được các chú chó rất thích.

Những chú chó con tại Lackland được huấn luyện từ rất sớm. Theo Randy Roughton, ở ngày tuổi thứ ba, các chú chó trải qua các bài thử phản ứng, tốc độ phản xạ. Trong ảnh, chó con Rrespect trải qua bài thử nghiệm “nhốt trong hộp tối” để kiểm tra lòng dũng cảm.

Binh nhất Daniel Franke – huấn luyện viên ở đại đội Alpha hưởng thức giây phút tĩnh lặng hiếm có bên "đồng nghiệp" ở Towrah Ghundey, Afghanistan vào ngày 11/6.


Những lý do “giải ngũ” của chó nghiệp vụ thường là: kiệt sức, chấn thương nghiêm trọng trong chiến đấu, không chịu đựng được sự khắc nghiệt của cuộc chiến. Trong ảnh, chó Irano – 11 năm tuổi đã nghỉ hưu. Irano là một chú chó dò bom và đã mắc căn bệnh lumboscaral stenosis khiến hai chi trước không còn hoạt động. Sau khi giải ngũ, Irano trở về sống cùng trung sỹ Jeffrey Souder. Jeffrey Souder còn đóng một chiếc xe lăn dành cho Irano.

Nhiều tin đồn cho rằng đặc nhiệm SEAL của Mỹ đã lắp răng titanium cho chó nghiệp vụ để tăng khả năng sát thương. Tuy vậy, trong chương trình Danger Room, Spencer Ackerman phủ nhận tin đồn này. Lý do duy nhất mà một chú chó có răng titanium là khi chú chó có vấn đề về sức khỏe và phải lắp răng giả.
Chú chó Rruuk tấn công huấn luyện viên Corby Czajka.

Chú chó đầu tiên nhảy dù vào năm 1969, tên là Pal – nặng 23 kg. Theo những người huấn luyện, loài chó không sợ được độ cao. Chúng thường chỉ khó chịu với tiếng ồn phát ra từ động cơ trực thăng. Một khi đã nhảy dù, chúng sung sướng tận hưởng gió và khung cảnh. Trung sỹ Chris Lalonde (giữa) đang giữ chú chó của anh Fosco trong khi người điều khiển nhảy dù Kirby Rodriguez điều kiển dù ở độ cao 3,81km.

Hữu Nghĩa (theo Foreign Policy)
Baodatviet.vn
 

dung_bth

Member
Ở đâu mà các bạn tìm ra các nguồn thông tin hay vậy?
Các bạn chó của tụi mình giỏi ghê ha, quan trọng là mình phải biết huấn luyện sao cho tốt thì cỡ nào cũng có thể học được.
 

vits2be

Member
Ở đâu mà các bạn tìm ra các nguồn thông tin hay vậy?
Các bạn chó của tụi mình giỏi ghê ha, quan trọng là mình phải biết huấn luyện sao cho tốt thì cỡ nào cũng có thể học được.
Nguồn mình đã ghi trên bài báo rồi nhé:cool:
 
Top