greenvet-hanoi
Chuyên gia thú y
Chữa bệnh bằng “động vật trị liệu”
Thuật ngữ “động vật trị liệu” được biết đến lần đầu tiên vào giữa thập kỷ 1960 khi nhà tâm lý học người Mỹ Boris Levinson đưa ra phương pháp dùng động vật để điều trị cho những em nhỏ mắc chứng tự kỷ. Tuy nhiên, từ thế kỷ 18, các bác sĩ của Bệnh viện tâm thần York Retreat (Anh) đã nuôi những con mèo, chó, thỏ, chim... để phục vụ chữa bệnh. Họ tin rằng những con vật có thể tạo cho bệnh nhân nhiều cảm xúc tích cực.
Từ lâu, các nhà khoa học, khi nghiên cứu về sự tương quan giữa con người và động vật đều nhất trí cho rằng các con vật là liệu pháp rất hữu ích cho sức khỏe. Sự giao tiếp giữa con người với chó, mèo, ngựa... có tác dụng làm giảm mức độ của hormon cortisol gây stress trong cơ thể, phòng và chữa được một số bệnh nguy hiểm. Thậm chí có con vật còn mang lại cho chủ nhân của nó động cơ để sống và chiến đấu với bệnh tật.
Mèo - “liều thuốc” đa năng
Nghe có vẻ kỳ lạ nhưng mọi hành vi của mèo đều có thể chữa bệnh cho người. Tiếng gừ gừ của nó có tần số 4-16 Hz theo một cách nào đó có thể cải thiện hệ miễn dịch. Mèo cũng có khả năng bí ẩn nhận dạng những nội tạng đang đau đớn của con người. Khi con mèo cảm thấy bà chủ có vấn đề không ổn về nội tạng, nó sẽ sán lại gần, kêu gừ gừ, giậm chân và liên tục cào nhẹ vào người chủ nhân.
Những con mèo đáng yêu còn có thể giúp cho người bị chứng tâm thần phân liệt cảm thấy hưng phấn hơn và cải thiện chất lượng cuộc sống của họ. Các nhà khoa học thuộc Viện Công nghệ Technion (Anh quốc) đã khẳng định như vậy trong một nghiên cứu mới đây nhất, khi đưa những chú mèo cưng vào trong các buổi điều trị. Sau 10 tuần, nhóm sử dụng “liệu pháp mèo cưng” tỏ ra ít lãnh đạm với sự vật hơn, đồng thời có sự cải thiện đáng kể trong tâm trạng, năng động hơn so với những người được điều trị bằng phương pháp thông thường. Phát hiện này được xem là một bước tiến mới của khoa học trong việc phục hồi tâm lý và cải thiện cuộc sống của những bệnh nhân bị tâm thần phân liệt.
Ngay cả với những người khỏe mạnh, việc trò chuyện, vuốt ve một chú mèo cưng cũng giúp giải tỏa căng thẳng tâm lý, mệt mỏi, đau đầu, làm giảm huyết áp nếu nó quá cao, làm cân bằng các xung điện của cơ thể, đồng thời xoa dịu cái đau gây ra bởi bệnh thấp khớp hay dạ dày, mang lại tâm trạng thư thái, dễ chịu. Nuôi mèo chính là liều thuốc ít tốn kém nhất mà lại giúp chữa khỏi được nhiều bệnh tật.
Những người truyền bá liệu pháp mèo còn khẳng định rằng các giống mèo khác nhau có thể chữa trị được các bệnh khác nhau. Chẳng hạn, những con mèo có lông tơ như mèo Ba Tư là bài thuốc lý tưởng đối với bệnh mất ngủ hay đau dây thần kinh. Người mắc bệnh gan, thận hoặc viêm dạ dày, ruột kết nên có một chú mèo lông mượt...
Chó giúp điều trị cho bệnh nhân suy tim
Đứng thứ hai ngay sau mèo trong danh sách những động vật “lương y” chính là chó. Tại hội nghị của Hiệp hội tim mạch Mỹ năm 2005, nhà nghiên cứu Kathie Corle thuộc Trung tâm y tế Đại học California Los Angeles đã công bố một nghiên cứu về tính hiệu quả của liệu pháp “chó cưng” trong điều trị suy tim. Theo ông, tiếp xúc và chơi với chó cảnh hằng ngày có tác dụng điều hòa huyết áp và nhịp tim, xua tan chứng đau tức ở vùng ngực và chứng đau đầu, có tác dụng khắc phục chứng bệnh phổ biến trong thế giới hiện đại là stress. Đây được xem là nghiên cứu đầu tiên hoàn toàn dựa trên bằng chứng khoa học để ghi nhận tác dụng của liệu pháp chó cưng.
Chó giúp giảm stress cho bệnh nhân suy tim.
Corle và cộng sự đã tìm hiểu trên hàng trăm bệnh nhân suy tim. Cuối cùng ông rút ra kết luận: những bệnh nhân tim có nuôi chó cưng trong nhà có cơ may sống sót cao hơn đến 28% khi lên cơn đau tim so với những người cô độc, không thích con vật này. Tác giả hy vọng rằng nghiên cứu là bằng chứng đáng tin cậy cho thấy vai trò quan trọng của liệu pháp “vật cưng” trong điều trị bệnh tim. Ông còn cho biết thêm, nước bọt của chó có chứa lycozyme - một tác nhân chống lây nhiễm giúp mau liền vết thương trong thời gian ngắn. Những con chó lớn có nhịp điệu alpha mạnh, bởi vậy các bệnh nhân tim có thể giữ chúng bên cạnh trong ít nhất nửa giờ mỗi ngày sẽ cảm thấy tốt hơn và ít cần đến bác sĩ hơn. Chúng cũng có thể giúp đỡ các bệnh nhân bị suy yếu khả năng vận động vượt qua nỗi đau thể xác để tham gia vào quá trình điều trị hay phục hồi chức năng. Tại Viện y khoa - giáo dục Pháp, các giống chó nổi tiếng mạnh mẽ và dịu dàng như chó labrador, hay chó săn đã và đang được sử dụng để trị liệu.
Ngựa, voi - “chuyên gia tâm lý” chữa chứng tự kỷ
Hippocrate từng nói rằng ngồi trên một cái yên giúp loại bỏ được những ý nghĩ ảm đạm. Cưỡi những con vật là một liệu pháp hoàn hảo cho sự phục hồi của bệnh nhân bị chấn thương cột sống, loạn dưỡng cơ, liệt chân và viêm khớp. Không chỉ có vậy, ở Chiangmai (Thái Lan), các nhà nghiên cứu đang thử nghiệm phương pháp dùng voi, ngựa đã được huấn luyện chuyên để chăm sóc cho trẻ em mắc chứng tự kỷ. “Đối với những trẻ mà thế giới bên ngoài dường như không mấy thân thiện, thì sự đồng lõa ngoan ngoãn và câm lặng của những người bạn bốn chân - vốn không bao giờ biết trừng phạt hay phản bội - đôi lúc sẽ là vị cứu tinh đích thực” – một chuyên gia trong nhóm nghiên cứu cho biết. Các chuyên gia tâm thần trẻ em, các nhà tâm lý học và giáo dục đều nhận thấy rằng khi được quản lý tốt, sự hiện diện của một con vật nuôi quen thuộc bên cạnh một đứa trẻ tự kỷ sẽ làm phong phú thêm các năng lực và kích thích sự phát triển về mặt cảm xúc của trẻ, giúp chúng ổn định tâm lý hơn và bớt né tránh các cuộc trò chuyện.
Ngựa, “chuyên gia tâm lý” cho trẻ tự kỷ.
Các chuyên gia y tế Trung Quốc từ lâu cũng đã biết dùng những chú ngựa để chữa bệnh tự kỷ, bại não. Bác sĩ Dương Hồng thuộc Bệnh viện Nhi của Trường đại học Phúc Đán, Trung Quốc cho hay: Có thể cải thiện sức khỏe, khả năng nhận thức cũng như sự năng động cho các trẻ này bằng cách cho chúng cưỡi ngựa, từ đó hỗ trợ để chữa trị chứng trầm uất do bị xã hội ruồng bỏ hay khiếm khuyết về thể chất hoặc tinh thần. Theo ông Dương, loài ngựa rất thông minh và thân thiện nên khi tiếp xúc với chúng, trẻ sẽ giảm đi tính nhút nhát và thông minh hơn. Tuy nhiên, phương pháp chữa trị bằng cách cưỡi voi và ngựa khá tốn kém và phức tạp.
Cá heo - vị “bác sĩ” tâm hồn
Chính sự gần gũi với con người, khả năng phản ứng trước những hành vi của con người, khả năng “phát âm” độc đáo với hàng trăm dấu hiệu khác nhau, tính nhạy cảm với sự đau đớn hay khoái cảm, “nụ cười” và các hành vi tương trợ của cá heo đã biến loài vật này thành một bác sĩ tâm hồn.
Ngoài các phẩm chất riêng, môi trường sống của cá heo - nước - còn nổi tiếng với các hiệu quả thư giãn và an toàn. Tại Anh, ngay từ thập niên 1970, BS. Horace Dobs, người sáng lập Tập đoàn nghiên cứu dưới nước Oxford, cũng khuyến khích các bệnh nhân mắc chứng trầm uất kinh niên đi bơi ngoài biển với những con cá heo hoang dã. Ở Eilat, Israel, một trung tâm “liệu pháp cá heo” từ nhiều năm nay đã tiếp nhận các em bé gặp trục trặc trầm trọng như câm điếc, bị lạm dụng tình dục và những thiếu niên mắc chứng tự kỷ.
Trị liệu bằng cá heo cũng tốt cho việc hồi phục tâm lý ở những bệnh nhân bị tai nạn giao thông...
Thuật ngữ “động vật trị liệu” được biết đến lần đầu tiên vào giữa thập kỷ 1960 khi nhà tâm lý học người Mỹ Boris Levinson đưa ra phương pháp dùng động vật để điều trị cho những em nhỏ mắc chứng tự kỷ. Tuy nhiên, từ thế kỷ 18, các bác sĩ của Bệnh viện tâm thần York Retreat (Anh) đã nuôi những con mèo, chó, thỏ, chim... để phục vụ chữa bệnh. Họ tin rằng những con vật có thể tạo cho bệnh nhân nhiều cảm xúc tích cực.
Từ lâu, các nhà khoa học, khi nghiên cứu về sự tương quan giữa con người và động vật đều nhất trí cho rằng các con vật là liệu pháp rất hữu ích cho sức khỏe. Sự giao tiếp giữa con người với chó, mèo, ngựa... có tác dụng làm giảm mức độ của hormon cortisol gây stress trong cơ thể, phòng và chữa được một số bệnh nguy hiểm. Thậm chí có con vật còn mang lại cho chủ nhân của nó động cơ để sống và chiến đấu với bệnh tật.
Mèo - “liều thuốc” đa năng
Nghe có vẻ kỳ lạ nhưng mọi hành vi của mèo đều có thể chữa bệnh cho người. Tiếng gừ gừ của nó có tần số 4-16 Hz theo một cách nào đó có thể cải thiện hệ miễn dịch. Mèo cũng có khả năng bí ẩn nhận dạng những nội tạng đang đau đớn của con người. Khi con mèo cảm thấy bà chủ có vấn đề không ổn về nội tạng, nó sẽ sán lại gần, kêu gừ gừ, giậm chân và liên tục cào nhẹ vào người chủ nhân.
Những con mèo đáng yêu còn có thể giúp cho người bị chứng tâm thần phân liệt cảm thấy hưng phấn hơn và cải thiện chất lượng cuộc sống của họ. Các nhà khoa học thuộc Viện Công nghệ Technion (Anh quốc) đã khẳng định như vậy trong một nghiên cứu mới đây nhất, khi đưa những chú mèo cưng vào trong các buổi điều trị. Sau 10 tuần, nhóm sử dụng “liệu pháp mèo cưng” tỏ ra ít lãnh đạm với sự vật hơn, đồng thời có sự cải thiện đáng kể trong tâm trạng, năng động hơn so với những người được điều trị bằng phương pháp thông thường. Phát hiện này được xem là một bước tiến mới của khoa học trong việc phục hồi tâm lý và cải thiện cuộc sống của những bệnh nhân bị tâm thần phân liệt.
Ngay cả với những người khỏe mạnh, việc trò chuyện, vuốt ve một chú mèo cưng cũng giúp giải tỏa căng thẳng tâm lý, mệt mỏi, đau đầu, làm giảm huyết áp nếu nó quá cao, làm cân bằng các xung điện của cơ thể, đồng thời xoa dịu cái đau gây ra bởi bệnh thấp khớp hay dạ dày, mang lại tâm trạng thư thái, dễ chịu. Nuôi mèo chính là liều thuốc ít tốn kém nhất mà lại giúp chữa khỏi được nhiều bệnh tật.
Những người truyền bá liệu pháp mèo còn khẳng định rằng các giống mèo khác nhau có thể chữa trị được các bệnh khác nhau. Chẳng hạn, những con mèo có lông tơ như mèo Ba Tư là bài thuốc lý tưởng đối với bệnh mất ngủ hay đau dây thần kinh. Người mắc bệnh gan, thận hoặc viêm dạ dày, ruột kết nên có một chú mèo lông mượt...
Chó giúp điều trị cho bệnh nhân suy tim
Đứng thứ hai ngay sau mèo trong danh sách những động vật “lương y” chính là chó. Tại hội nghị của Hiệp hội tim mạch Mỹ năm 2005, nhà nghiên cứu Kathie Corle thuộc Trung tâm y tế Đại học California Los Angeles đã công bố một nghiên cứu về tính hiệu quả của liệu pháp “chó cưng” trong điều trị suy tim. Theo ông, tiếp xúc và chơi với chó cảnh hằng ngày có tác dụng điều hòa huyết áp và nhịp tim, xua tan chứng đau tức ở vùng ngực và chứng đau đầu, có tác dụng khắc phục chứng bệnh phổ biến trong thế giới hiện đại là stress. Đây được xem là nghiên cứu đầu tiên hoàn toàn dựa trên bằng chứng khoa học để ghi nhận tác dụng của liệu pháp chó cưng.
Chó giúp giảm stress cho bệnh nhân suy tim.
Corle và cộng sự đã tìm hiểu trên hàng trăm bệnh nhân suy tim. Cuối cùng ông rút ra kết luận: những bệnh nhân tim có nuôi chó cưng trong nhà có cơ may sống sót cao hơn đến 28% khi lên cơn đau tim so với những người cô độc, không thích con vật này. Tác giả hy vọng rằng nghiên cứu là bằng chứng đáng tin cậy cho thấy vai trò quan trọng của liệu pháp “vật cưng” trong điều trị bệnh tim. Ông còn cho biết thêm, nước bọt của chó có chứa lycozyme - một tác nhân chống lây nhiễm giúp mau liền vết thương trong thời gian ngắn. Những con chó lớn có nhịp điệu alpha mạnh, bởi vậy các bệnh nhân tim có thể giữ chúng bên cạnh trong ít nhất nửa giờ mỗi ngày sẽ cảm thấy tốt hơn và ít cần đến bác sĩ hơn. Chúng cũng có thể giúp đỡ các bệnh nhân bị suy yếu khả năng vận động vượt qua nỗi đau thể xác để tham gia vào quá trình điều trị hay phục hồi chức năng. Tại Viện y khoa - giáo dục Pháp, các giống chó nổi tiếng mạnh mẽ và dịu dàng như chó labrador, hay chó săn đã và đang được sử dụng để trị liệu.
Ngựa, voi - “chuyên gia tâm lý” chữa chứng tự kỷ
Hippocrate từng nói rằng ngồi trên một cái yên giúp loại bỏ được những ý nghĩ ảm đạm. Cưỡi những con vật là một liệu pháp hoàn hảo cho sự phục hồi của bệnh nhân bị chấn thương cột sống, loạn dưỡng cơ, liệt chân và viêm khớp. Không chỉ có vậy, ở Chiangmai (Thái Lan), các nhà nghiên cứu đang thử nghiệm phương pháp dùng voi, ngựa đã được huấn luyện chuyên để chăm sóc cho trẻ em mắc chứng tự kỷ. “Đối với những trẻ mà thế giới bên ngoài dường như không mấy thân thiện, thì sự đồng lõa ngoan ngoãn và câm lặng của những người bạn bốn chân - vốn không bao giờ biết trừng phạt hay phản bội - đôi lúc sẽ là vị cứu tinh đích thực” – một chuyên gia trong nhóm nghiên cứu cho biết. Các chuyên gia tâm thần trẻ em, các nhà tâm lý học và giáo dục đều nhận thấy rằng khi được quản lý tốt, sự hiện diện của một con vật nuôi quen thuộc bên cạnh một đứa trẻ tự kỷ sẽ làm phong phú thêm các năng lực và kích thích sự phát triển về mặt cảm xúc của trẻ, giúp chúng ổn định tâm lý hơn và bớt né tránh các cuộc trò chuyện.
Ngựa, “chuyên gia tâm lý” cho trẻ tự kỷ.
Các chuyên gia y tế Trung Quốc từ lâu cũng đã biết dùng những chú ngựa để chữa bệnh tự kỷ, bại não. Bác sĩ Dương Hồng thuộc Bệnh viện Nhi của Trường đại học Phúc Đán, Trung Quốc cho hay: Có thể cải thiện sức khỏe, khả năng nhận thức cũng như sự năng động cho các trẻ này bằng cách cho chúng cưỡi ngựa, từ đó hỗ trợ để chữa trị chứng trầm uất do bị xã hội ruồng bỏ hay khiếm khuyết về thể chất hoặc tinh thần. Theo ông Dương, loài ngựa rất thông minh và thân thiện nên khi tiếp xúc với chúng, trẻ sẽ giảm đi tính nhút nhát và thông minh hơn. Tuy nhiên, phương pháp chữa trị bằng cách cưỡi voi và ngựa khá tốn kém và phức tạp.
Cá heo - vị “bác sĩ” tâm hồn
Chính sự gần gũi với con người, khả năng phản ứng trước những hành vi của con người, khả năng “phát âm” độc đáo với hàng trăm dấu hiệu khác nhau, tính nhạy cảm với sự đau đớn hay khoái cảm, “nụ cười” và các hành vi tương trợ của cá heo đã biến loài vật này thành một bác sĩ tâm hồn.
Ngoài các phẩm chất riêng, môi trường sống của cá heo - nước - còn nổi tiếng với các hiệu quả thư giãn và an toàn. Tại Anh, ngay từ thập niên 1970, BS. Horace Dobs, người sáng lập Tập đoàn nghiên cứu dưới nước Oxford, cũng khuyến khích các bệnh nhân mắc chứng trầm uất kinh niên đi bơi ngoài biển với những con cá heo hoang dã. Ở Eilat, Israel, một trung tâm “liệu pháp cá heo” từ nhiều năm nay đã tiếp nhận các em bé gặp trục trặc trầm trọng như câm điếc, bị lạm dụng tình dục và những thiếu niên mắc chứng tự kỷ.
Trị liệu bằng cá heo cũng tốt cho việc hồi phục tâm lý ở những bệnh nhân bị tai nạn giao thông...
Quỳnh Trang (Theo BBC, National Geographic News)