greenvet-hanoi
Chuyên gia thú y
[FONT=Verdana, Arial, Helvetica, sans-serif]Chứng hôi miệng ở chó.[/FONT]
Halitosis
Halitosis
[FONT=Verdana, Arial, Helvetica, sans-serif]Ngoại trừ mùi đặc trưng thông thường của loài chó qua hơi thở từ miệng có thể làm cho một số người không ưa cái "mùi chó", "Chứng hôi miệng" mùi hôi đặc biệt khó chịu, đôi khi tởm lợm từ hơi thở của chó có thể giúp chủ chó nhận biết một số bất thường về sức khỏe chung và vấn đề răng miệng chó.[/FONT]
Các nguyên nhân nào gây chứng hôi miệng ở chó ?
1. Ăn bẩn, viêm nhiễm răng miệng:
Đặc biệt chó hay mò kiếm thức ăn ở bãi rác, cống rãnh hoặc ăn phân người, phân động vật khác, xác động vật thối rữa... loại thức ăn này chứa tích rồi bốc hơi từ dạ dày thoát ra miệng nên có hơi thở rất khó chịu.
2. Do bệnh lý, rối loạn chức năng cơ thể có thể gây hôi miệng ở chó :
* Viêm vùng xoang, mũi, họng, khí quản mạn tính... đặc biệt bệnh "Ho cũi chó" ở chó non.
* Các bệnh hô hấp : viêm phổi, khối u, ung thư phổi...bệnh hay xảy ra với chó già.
* Bệnh Tiểu đường Diabetes mellitus.
* Bệnh về gan, thận.
* Viêm Dạ dày-ruột do nhiễm khuẩn, virus... bệnh dịch do Parvovirus, Ca-rê... khối u, ung thư hoặc có dị vật đường tiêu hóa.
Giữ vệ sinh và phòng chứng hôi miệng ở chó như thế nào ?
1. Quản lý ăn uống khi thả chó tự do nơi công cộng, sân bãi hoang dã : huấn luyện không ăn bậy, dọ mõm khi dắt chó đi dạo.
2. Vệ sinh răng miệng, cạo cao răng, đánh răng hoặc cho gặm xương bò, xương nhân tạo thường xuyên. Dùng các sản phẩm nước rửa miệng, vệ sinh răng miệng chuyên dùng cho chó. ( Không dùng các loại kem đánh răng và các loại nước xúc miệng của người cho chó ).
3. Tiêm phòng vaccine các bệnh dịch của chó theo định kỳ và chỉ định của bác sỹ thú y.
4. Khám sức khỏe định kỳ cho chó già để phát hiện các bệnh mạn tính: ung thư, chức năng gan, thận...
5. Bất kể nghi ngờ gì về chứng hôi miệng của chó cần đưa đi khám bác sỹ thú y để có tư vấn.
Chăm sóc răng miệng chó non.
Bác Sỹ Thú Y Hoàng Ngọc Báu