KimCuong
Active Member
Hình ảnh những chú chó béc-giê cao lớn phát hiện ma túy bằng chiếc mũi cực thính hay dũng mãnh lao vào tấn công tội phạm đã trở nên quen thuộc trên phim trường... Còn trên thực tế, điều ấy đang được đội cảnh khuyển (Trung đoàn Cảnh sát cơ động), đóng tại quận Thủ Đức thực hiện.
[imgl="Bài tập tấn công đối tượng."]http://www.congan.com.vn/img_2008/10/20081014/8a3-BNS32.jpg[/imgl]
BƯỚC RA TỪ HUYỀN THOẠI
Thiếu tá Nguyễn Văn Đủ - Đội trưởng đội cảnh khuyển - cho biết, toàn đội có 34 chiến sĩ với 17 chú chó. Hàng năm, số lượng “lính chó” cũng dao động vì già cỗi hay bệnh tật. Chó nghiệp vụ được chia làm bốn loại: giám biệt nguồn hơi, ngửi ma túy, thuốc nổ và bảo vệ tấn công.
Trong năm 2007, chó giám biệt nguồn hơi của đội cảnh khuyển đã được sử dụng hai lần. Lần đầu tiên là trong một chuyên án của Công an quận Gò Vấp điều tra đối tượng giết người, cướp của ở tiệm cầm đồ. Tại hiện trường, công an thu được một khăn tay, cần sử dụng chó nghiệp vụ để xác định chủ nhân. Công an quận đã mời bốn đối tượng nghi vấn đến để thử. Các đối tượng được phát khăn và sau 30 phút cơ quan điều tra thu lại. Chó giám biệt nguồn hơi được đưa đến làm nhiệm vụ thử mùi không có phản ứng gì cả. Các đối tượng được thả ra, các chiến sĩ lo lắng: “Chó phản ứng như vậy có đúng không?”. Nhưng sau đó, theo tin báo của Công an quận Gò Vấp, hung thủ đã bỏ trốn ngay sau khi vụ án xảy ra nên không nằm trong bốn đối tượng nghi vấn. Đến lúc này, các chiến sĩ cảnh khuyển mới thở phào nhẹ nhõm. Vụ án mạng thứ hai xảy ra tại quận Bình Tân. Tại hiện trường, công an thu được đôi dép của hung thủ và nhờ có chó nghiệp vụ đã phát hiện ra đối tượng thủ ác.
[imgl="Đại úy Nguyễn Văn Sơn và chú chó Mic."]http://www.congan.com.vn/img_2008/10/20081014/8a2-BNS32.jpg[/imgl]
Từ lúc thành lập, đến nay đội cảnh khuyển đã lập nhiều chiến công vang dội. Trong vụ án Hạnh Cầm ở Long Khánh (Đồng Nai) năm 2003, đơn vị đã huy động 10 chú chó tham gia phá án. Năm chú chó bảo vệ tấn công được đặt ở vòng ngoài; sau khi bắt xong đối tượng, năm chú chó còn lại làm nhiệm vụ truy tìm heroin. Nhờ có chó nghiệp vụ, lực lượng công an đã nhanh chóng phát hiện ra một thùng hàng trong đó có chứa heroin để dưới chân cầu thang. “Bằng chiếc mũi cực thính, một chú chó khác đã sủa rất lớn khi phát hiện ra một gói heroin khác giấu trên khe cửa sổ” - thiếu tá Nguyễn Văn Đủ nhớ lại.
Ngoài việc tham gia chuyên án, các chú cảnh khuyển của đội đã phối hợp cùng công an các quận huyện, nhất là CAQ1, trong việc kiểm tra hành chính, bắt quả tang các vụ mua bán hàng trắng. Điển hình, ngày 6-7, kiểm tra hành chính tại phường Cô Giang, Q1, đội cảnh khuyển phát hiện một cục bột màu trắng, bàn giao công an phường xử lý. Có trường hợp công an vừa đọc lệnh bắt xong, chó nghiệp vụ đã phát hiện ra rất nhiều gói heroin được cất giấu kĩ lưỡng.
Vào tháng 12-2004, chó thuốc nổ cũng không thua kém các “đồng nghiệp” khi hỗ trợ Công an tỉnh Đồng Nai phát hiện 80kg TNT, 3.000 kíp nổ điện chôn dưới đất đựng trong hộp giấy mới toanh, phía trên đổ đất làm đường đi. “Bữa đó, chúng tôi đi qua mà không phát hiện gì cả, bỗng dưng chó nghiệp vụ sủa inh ỏi không đi nữa. Thấy lạ, các chiến sĩ dừng lại quan sát thì thấy mặt đường có một khe hở. Lập tức, chúng tôi lấy cây xăm thử và phát hiện có lớp các-tông, sau lớp giấy cứng này có thuốc nổ” - thiếu tá Đủ kể.
Trong vụ sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ tháng 9- 2007, thực hiện lệnh của BGĐ CATP, chó thuốc nổ có mặt tại hiện trường và đã phát hiện thi thể hai nạn nhân kẹt sâu dưới lớp bê tông. Sau đó, đội cứu hộ đã khoan cắt và đưa hai thi thể lên. Đội cảnh khuyển sau đó được Trung tâm huấn luyện và sử dụng chó nghiệp vụ (C32) đề nghị Bộ Công an tặng hai bằng khen, (một cho tập thể, một cho cá nhân thượng úy Lê Văn Dũng) vì đã lập chiến công xuất sắc.
Trước đó, số phận của đội cảnh khuyển khá long đong khi bị chuyển giao liên tục từ PC14 qua PC12 rồi mới về Trung đoàn Cảnh sát cơ động vào năm 1989, nhưng chiến tích của đội vẫn dày thêm theo thời gian.
[imgl="Thiếu tá Nguyễn Văn Đủ và trung úy Phạm Hùng (từ trái qua) kể lại các chiến công của chó nghiệp vụ."]http://www.congan.com.vn/img_2008/10/20081014/8a1-BNS32.jpg[/imgl]
HUẤN LUYỆN VIÊN - CHIẾN SĨ
Chỉ có đội cảnh khuyển mới có chuyện chiến sĩ được gắn thêm chức huấn luyện viên (HLV). Để trở thành HLV, các chiến sĩ trong đội phải được gởi đi đào tạo ở C32. Tại đây, các anh được học lý thuyết (về động vật, hệ thần kinh...), quy trình chăm sóc chó nghiệp vụ, rồi vừa thực hành vừa huấn luyện cho một chú chó. Sau khi tốt nghiệp, chiến sĩ ấy phải mang theo chó về đơn vị để làm nhiệm vụ.
Chó nghiệp vụ xuất thân từ chó gốc Đức và Tây Ban Nha, rất cao nên phải ăn uống theo định lượng: 9kg gạo, 5kg thịt.../ngày. Các chiến sĩ cảnh khuyển vì thế phải chăm sóc chó rất kỹ, chỉ nghỉ được một ngày trong tuần, khi nghỉ phải bàn giao nhiệm vụ chăm nom cho chiến sĩ khác.
Hiện tại, chó nghiệp vụ được huấn luyện củng cố hai giờ mỗi ngày, thêm vào đó là một giờ tập nâng cao.
Trung úy Phạm Hùng, HLV con Subec, bồi hồi nhớ lại quãng thời gian học ở C32 năm 2003: “Hôm ấy, tôi cùng một đồng chí ở Công an Long An thả chó ra đồng tập. Hai chúng tôi đùa giỡn với nhau, Subec cứ tưởng người bạn tấn công tôi nên nó lao vào cắn xé đồng chí kia. Rất may khi tôi hạ lệnh thì nó chịu dừng lại”. Chính vì tính trung thành của chó như vậy nên các chiến sĩ cảnh khuyển luôn gắn bó với “đệ tử”, nghỉ phép hay đi đâu cũng nhớ nó. Đại úy Nguyễn Văn Sơn, HLV của chó Mic từng tham gia phá vụ án Hạnh Cầm, bảo phải hiểu, cần cù chịu khó thì mới đam mê công việc được. Kinh nghiệm của anh là phải nâng niu chó, không ngại dơ bẩn thì mới huấn luyện được nó.
Lịch ăn của chó nghiệp vụ cũng rất khác thường, đòi hỏi các HLV phải hiểu tường tận. Chó sẽ ăn vào 10 giờ 30 và 16 giờ 30 mỗi ngày sau các bữa tập. “Bỏ nó đói mới dễ tập. Khi cho ăn no vào thì chó sẽ đâm ra làm biếng, buồn ngủ” - đại úy Sơn nói. Trong quá trình tập luyện, các HLV thường xuyên cho chó ăn vài cái bánh, vuốt ve nó. Khi thực hiện đúng các động tác theo yêu cầu, các HLV sẽ vỗ về chó và khen giỏi, được khen nó sẽ mừng rỡ vẫy đuôi. Những hôm chó bệnh là lúc các HLV cũng mệt bở hơi tai. “Loại chó cỏ của mình cứ bỏ mặc cũng không sao cả, còn chó nghiệp vụ tuy to lớn nhưng rất hay... làm nũng, anh em phải đút từng thìa như cho em bé ăn vậy” - đại úy Đủ nói bằng giọng cảm thông.
Chính tình yêu nghề đã giúp các chiến sĩ làm công việc thầm lặng yên tâm công tác ở một địa bàn xa xôi với trung tâm thành phố. Và công sức của họ bỏ ra đã được tưởng thưởng xứng đáng bằng việc lập nhiều chiến công vang dội trong nhiều vụ án. Nắm tay các chiến sĩ thật chặt trước khi cáo từ, nhìn dáng vẻ tất bật của các chiến sĩ đội cảnh khuyển, tôi thầm nghĩ họ xứng đáng là các “hiệp sĩ” thầm lặng đang đóng góp một phần công sức không nhỏ vào thành tích chung của toàn lực lượng CATP.
Nguồn: CATPHCM.
[imgl="Bài tập tấn công đối tượng."]http://www.congan.com.vn/img_2008/10/20081014/8a3-BNS32.jpg[/imgl]
BƯỚC RA TỪ HUYỀN THOẠI
Thiếu tá Nguyễn Văn Đủ - Đội trưởng đội cảnh khuyển - cho biết, toàn đội có 34 chiến sĩ với 17 chú chó. Hàng năm, số lượng “lính chó” cũng dao động vì già cỗi hay bệnh tật. Chó nghiệp vụ được chia làm bốn loại: giám biệt nguồn hơi, ngửi ma túy, thuốc nổ và bảo vệ tấn công.
Trong năm 2007, chó giám biệt nguồn hơi của đội cảnh khuyển đã được sử dụng hai lần. Lần đầu tiên là trong một chuyên án của Công an quận Gò Vấp điều tra đối tượng giết người, cướp của ở tiệm cầm đồ. Tại hiện trường, công an thu được một khăn tay, cần sử dụng chó nghiệp vụ để xác định chủ nhân. Công an quận đã mời bốn đối tượng nghi vấn đến để thử. Các đối tượng được phát khăn và sau 30 phút cơ quan điều tra thu lại. Chó giám biệt nguồn hơi được đưa đến làm nhiệm vụ thử mùi không có phản ứng gì cả. Các đối tượng được thả ra, các chiến sĩ lo lắng: “Chó phản ứng như vậy có đúng không?”. Nhưng sau đó, theo tin báo của Công an quận Gò Vấp, hung thủ đã bỏ trốn ngay sau khi vụ án xảy ra nên không nằm trong bốn đối tượng nghi vấn. Đến lúc này, các chiến sĩ cảnh khuyển mới thở phào nhẹ nhõm. Vụ án mạng thứ hai xảy ra tại quận Bình Tân. Tại hiện trường, công an thu được đôi dép của hung thủ và nhờ có chó nghiệp vụ đã phát hiện ra đối tượng thủ ác.
[imgl="Đại úy Nguyễn Văn Sơn và chú chó Mic."]http://www.congan.com.vn/img_2008/10/20081014/8a2-BNS32.jpg[/imgl]
Từ lúc thành lập, đến nay đội cảnh khuyển đã lập nhiều chiến công vang dội. Trong vụ án Hạnh Cầm ở Long Khánh (Đồng Nai) năm 2003, đơn vị đã huy động 10 chú chó tham gia phá án. Năm chú chó bảo vệ tấn công được đặt ở vòng ngoài; sau khi bắt xong đối tượng, năm chú chó còn lại làm nhiệm vụ truy tìm heroin. Nhờ có chó nghiệp vụ, lực lượng công an đã nhanh chóng phát hiện ra một thùng hàng trong đó có chứa heroin để dưới chân cầu thang. “Bằng chiếc mũi cực thính, một chú chó khác đã sủa rất lớn khi phát hiện ra một gói heroin khác giấu trên khe cửa sổ” - thiếu tá Nguyễn Văn Đủ nhớ lại.
Ngoài việc tham gia chuyên án, các chú cảnh khuyển của đội đã phối hợp cùng công an các quận huyện, nhất là CAQ1, trong việc kiểm tra hành chính, bắt quả tang các vụ mua bán hàng trắng. Điển hình, ngày 6-7, kiểm tra hành chính tại phường Cô Giang, Q1, đội cảnh khuyển phát hiện một cục bột màu trắng, bàn giao công an phường xử lý. Có trường hợp công an vừa đọc lệnh bắt xong, chó nghiệp vụ đã phát hiện ra rất nhiều gói heroin được cất giấu kĩ lưỡng.
Vào tháng 12-2004, chó thuốc nổ cũng không thua kém các “đồng nghiệp” khi hỗ trợ Công an tỉnh Đồng Nai phát hiện 80kg TNT, 3.000 kíp nổ điện chôn dưới đất đựng trong hộp giấy mới toanh, phía trên đổ đất làm đường đi. “Bữa đó, chúng tôi đi qua mà không phát hiện gì cả, bỗng dưng chó nghiệp vụ sủa inh ỏi không đi nữa. Thấy lạ, các chiến sĩ dừng lại quan sát thì thấy mặt đường có một khe hở. Lập tức, chúng tôi lấy cây xăm thử và phát hiện có lớp các-tông, sau lớp giấy cứng này có thuốc nổ” - thiếu tá Đủ kể.
Trong vụ sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ tháng 9- 2007, thực hiện lệnh của BGĐ CATP, chó thuốc nổ có mặt tại hiện trường và đã phát hiện thi thể hai nạn nhân kẹt sâu dưới lớp bê tông. Sau đó, đội cứu hộ đã khoan cắt và đưa hai thi thể lên. Đội cảnh khuyển sau đó được Trung tâm huấn luyện và sử dụng chó nghiệp vụ (C32) đề nghị Bộ Công an tặng hai bằng khen, (một cho tập thể, một cho cá nhân thượng úy Lê Văn Dũng) vì đã lập chiến công xuất sắc.
Trước đó, số phận của đội cảnh khuyển khá long đong khi bị chuyển giao liên tục từ PC14 qua PC12 rồi mới về Trung đoàn Cảnh sát cơ động vào năm 1989, nhưng chiến tích của đội vẫn dày thêm theo thời gian.
[imgl="Thiếu tá Nguyễn Văn Đủ và trung úy Phạm Hùng (từ trái qua) kể lại các chiến công của chó nghiệp vụ."]http://www.congan.com.vn/img_2008/10/20081014/8a1-BNS32.jpg[/imgl]
HUẤN LUYỆN VIÊN - CHIẾN SĨ
Chỉ có đội cảnh khuyển mới có chuyện chiến sĩ được gắn thêm chức huấn luyện viên (HLV). Để trở thành HLV, các chiến sĩ trong đội phải được gởi đi đào tạo ở C32. Tại đây, các anh được học lý thuyết (về động vật, hệ thần kinh...), quy trình chăm sóc chó nghiệp vụ, rồi vừa thực hành vừa huấn luyện cho một chú chó. Sau khi tốt nghiệp, chiến sĩ ấy phải mang theo chó về đơn vị để làm nhiệm vụ.
Chó nghiệp vụ xuất thân từ chó gốc Đức và Tây Ban Nha, rất cao nên phải ăn uống theo định lượng: 9kg gạo, 5kg thịt.../ngày. Các chiến sĩ cảnh khuyển vì thế phải chăm sóc chó rất kỹ, chỉ nghỉ được một ngày trong tuần, khi nghỉ phải bàn giao nhiệm vụ chăm nom cho chiến sĩ khác.
Hiện tại, chó nghiệp vụ được huấn luyện củng cố hai giờ mỗi ngày, thêm vào đó là một giờ tập nâng cao.
Trung úy Phạm Hùng, HLV con Subec, bồi hồi nhớ lại quãng thời gian học ở C32 năm 2003: “Hôm ấy, tôi cùng một đồng chí ở Công an Long An thả chó ra đồng tập. Hai chúng tôi đùa giỡn với nhau, Subec cứ tưởng người bạn tấn công tôi nên nó lao vào cắn xé đồng chí kia. Rất may khi tôi hạ lệnh thì nó chịu dừng lại”. Chính vì tính trung thành của chó như vậy nên các chiến sĩ cảnh khuyển luôn gắn bó với “đệ tử”, nghỉ phép hay đi đâu cũng nhớ nó. Đại úy Nguyễn Văn Sơn, HLV của chó Mic từng tham gia phá vụ án Hạnh Cầm, bảo phải hiểu, cần cù chịu khó thì mới đam mê công việc được. Kinh nghiệm của anh là phải nâng niu chó, không ngại dơ bẩn thì mới huấn luyện được nó.
Lịch ăn của chó nghiệp vụ cũng rất khác thường, đòi hỏi các HLV phải hiểu tường tận. Chó sẽ ăn vào 10 giờ 30 và 16 giờ 30 mỗi ngày sau các bữa tập. “Bỏ nó đói mới dễ tập. Khi cho ăn no vào thì chó sẽ đâm ra làm biếng, buồn ngủ” - đại úy Sơn nói. Trong quá trình tập luyện, các HLV thường xuyên cho chó ăn vài cái bánh, vuốt ve nó. Khi thực hiện đúng các động tác theo yêu cầu, các HLV sẽ vỗ về chó và khen giỏi, được khen nó sẽ mừng rỡ vẫy đuôi. Những hôm chó bệnh là lúc các HLV cũng mệt bở hơi tai. “Loại chó cỏ của mình cứ bỏ mặc cũng không sao cả, còn chó nghiệp vụ tuy to lớn nhưng rất hay... làm nũng, anh em phải đút từng thìa như cho em bé ăn vậy” - đại úy Đủ nói bằng giọng cảm thông.
Chính tình yêu nghề đã giúp các chiến sĩ làm công việc thầm lặng yên tâm công tác ở một địa bàn xa xôi với trung tâm thành phố. Và công sức của họ bỏ ra đã được tưởng thưởng xứng đáng bằng việc lập nhiều chiến công vang dội trong nhiều vụ án. Nắm tay các chiến sĩ thật chặt trước khi cáo từ, nhìn dáng vẻ tất bật của các chiến sĩ đội cảnh khuyển, tôi thầm nghĩ họ xứng đáng là các “hiệp sĩ” thầm lặng đang đóng góp một phần công sức không nhỏ vào thành tích chung của toàn lực lượng CATP.
Nguồn: CATPHCM.