Bell_rottweiler
New Member
Hiện nay, việc nuôi chó để trông giữ tài sản trong nhà, trang trại là rất phổ biến. Từ vụ án chó bécgiê cắn chết bà Phạm Thị Ngắn một cách thương tâm, vấn đề được đặt ra là người nuôi chó dữ và để chó cắn chết người có vi phạm Bộ luật hình sự (BLHS) hay không và ở mức độ nào?
Trang Pháp luật & cuộc sống xin giới thiệu dưới đây ý kiến của hai luật sư và một thẩm phán. Cùng một hành vi, nhưng cách nhìn nhận vấn đề của hai bên tương đối khác nhau, xin mời bạn đọc theo dõi.
Luật sư Nguyễn Văn Hậu
(trưởng ban tuyên truyền Hội Luật gia TP.HCM):
Đằng nào cũng phạm tội hình sự
Người đang sở hữu, trông giữ, quản lý chó dữ mà để chó cắn chết người, căn cứ về mặt chủ quan, người đó có thể phạm vào các điều luật khác nhau của BLHS.
1. Đối với người trông giữ, quản lý chó dữ
a. Trường hợp người trông giữ, quản lý chó dữ ra lệnh hoặc cố tình để mặc cho chó cắn dẫn đến người bị chó cắn bị chết, thì người trông giữ phạm vào tội giết người được quy định tại điều 93 của BLHS.
Nếu người bị chó cắn bị thương từ 11% trở lên thì người trông giữ chó phạm vào tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác được quy định tại điều 104 BLHS.
Bên cạnh đó, mặc dù thương tích của nạn nhân chỉ dưới 11% nhưng người trông giữ, quản lý chó cũng sẽ phạm tội cố ý gây thương tích nếu thuộc các trường hợp: gây cố tật nhẹ cho nạn nhân; phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người; đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ; đối với ông bà, cha mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình; phạm tội có tổ chức; trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục; thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê; có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm; để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
b. Trường hợp người trông giữ, quản lý chó dữ do sơ ý, cẩu thả để cho chó cắn người khác, nếu gây chết người thì phạm vào tội vô ý làm chết người (điều 98 BLHS), nếu nạn nhân bị thương từ 31% trở lên thì người trông giữ, quản lý chó phạm vào tội vô ý gây thương tích.
Ngay cả trong tình huống có người xâm nhập gia cư bất hợp pháp để trộm cắp, bị bắt quả tang, người trông giữ, quản lý chó dữ cũng không được quyền xua chó để gây thương tích cho người trộm cắp, mà phải sử dụng biện pháp khác như liên hệ cơ quan bảo vệ pháp luật...
2. Đối với người sở hữu chó
a. Nếu người sở hữu cũng đồng thời là người đang trông giữ, quản lý thì trách nhiệm sẽ giống như trên.
b. Trường hợp không phải là người đang trông giữ, quản lý chó nhưng biết rõ sự việc xảy ra thì tùy từng trường hợp cụ thể, người sở hữu chó có thể phạm vào tội che giấu tội phạm, tội không tố giác tội phạm hoặc đồng phạm với người trông giữ, quản lý chó.
Riêng trường hợp người sở hữu chó dữ không phải là người đang trông giữ, quản lý và không biết sự việc xảy ra hoặc tuy biết rõ sự việc xảy ra nhưng không đủ yếu tố cấu thành các tội trên thì vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thường về mặt dân sự, bởi vì chó dữ là nguồn nguy hiểm cao độ và chủ sở hữu phải bồi thường cho mọi thiệt hại có nguyên nhân từ nguồn nguy hiểm cao độ ngay cả khi không có lỗi.
Chỉ trong trường hợp thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại hoặc thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, người sở hữu chó dữ mới không phải bồi thường.
LS Nguyễn Tiến Tài:
Phạm tội giết người nếu dùng chó dữ như phương tiện gây án
Pháp luật hiện hành không cấm nuôi chó nói chung và nuôi chó để bảo vệ trang trại nói riêng. Tuy nhiên, nếu sơ sẩy để chó gây thiệt hại cho người khác thì chủ vật nuôi sẽ phải chịu trách nhiệm, nhẹ là bồi thường về dân sự, nặng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Nếu là trách nhiệm dân sự thì đây là trường hợp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phát sinh khi có những căn cứ quy định theo điều 604 Bộ luật dân sự. Cụ thể là: phải có thiệt hại xảy ra, có hành vi trái pháp luật, có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi trái pháp luật và phải có lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý của người gây ra thiệt hại.
Tháng 8-2009, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã ban hành thông tư số 48/2009/TT-BNNPTNT, trong đó có một số quy định đối với tổ chức, cá nhân nuôi chó như phải đăng ký việc nuôi chó với chính quyền, phải đảm bảo điều kiện chăn nuôi và các biện pháp an toàn cho người... Thông tư này cũng quy định: chủ vật nuôi phải chịu mọi trách nhiệm và bồi thường tổn thất về sức khỏe, tinh thần và vật chất do vật nuôi của mình gây ra cho người khác.
Đây là điều mà người dân cần lưu ý khi có ý định nuôi chó, nhất là nuôi chó dữ để bảo vệ trang trại, nhà cửa..., nếu không việc nuôi chó có thể trở thành hành vi trái pháp luật vì không tuân thủ các quy định nói trên.
Trường hợp nuôi chó dữ mà do lỗi cẩu thả, vô ý dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, chẳng hạn như gây ra chết người thì chủ vật nuôi còn có thể bị truy cứu trách nhiệm về tội vô ý làm chết người theo điều 98 BLHS.
Nếu chứng minh được việc dùng chó dữ như một phương tiện gây án nhằm tước đoạt tính mạng của người khác, chẳng hạn huấn luyện chó, xua chó để chó cắn chết người thì hành vi đó có thể quy vào tội giết người theo điều 93 BLHS.
Hoặc nếu thấy chó dữ cắn người, gây nguy hiểm đến mạng sống của người khác mà để mặc cho hậu quả xảy ra thì có thể bị truy cứu về tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng theo điều 102 BLHS... Vấn đề quan trọng ở đây là phải chứng minh được động cơ, ý chí của người thực hiện hành vi nói trên.
Thẩm phán Lâm Phước Nghĩa
(phó chánh án Tòa án nhân dân tỉnh An Giang):
Chỉ xử lý hình sự nếu cố tình
BLHS hiện nay không quy định xử lý tội do con vật gây ra mà người chủ nuôi chỉ chịu trách nhiệm dân sự bồi thường thiệt hại.
- Theo tôi, nếu một người ghé ngang một trang trại để hỏi đường và trang trại không có hàng rào, rào chắn, chẳng may xui rủi bị chó cắn gây thương tích hoặc tử vong thì chủ trang trại không bị xử lý hình sự mà chỉ chịu trách nhiệm dân sự bồi thường thiệt hại như chi phí chữa trị, tổn thất tinh thần, tang ma... vì người chủ này không cố ý kêu chó tấn công người.
Hơn nữa chưa có sự đồng ý của chủ trang trại mà tự ý đi vào trang trại nên có thể xem phần lỗi thuộc về nạn nhân. Và chủ trang trại sẽ bị xử phạt thêm nếu không thực hiện đúng quy định của Chính phủ về nuôi động vật như: phải để bảng hiệu cảnh báo, không được thả rong, phải tiêm phòng...
- Nếu người xâm nhập gia cư bất hợp pháp bị chủ nuôi cố tình thả chó tấn công làm cho bị thương tích hoặc chết người thì chủ nuôi sẽ bị truy tố theo điều 108 BLHS (tội vô ý gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của người khác), hoặc điều 98 (tội vô ý làm chết người) bởi người chủ có ý thức muốn tấn công nhưng chủ quan nghĩ rằng sẽ không gây ra hậu quả nguy hiểm cho người xâm nhập.
- Nếu chủ nuôi không có ở nhà thì theo tôi không bị xử lý hình sự mà chỉ chịu trách nhiệm dân sự...
MINH TÂM ghi
Vụ “chó bécgiê cắn chết người”:
Nhiều khả năng sẽ thực nghiệm hiện trường
TT - Hai nhân chứng Giang Thị Điệp và Nguyễn Thị Trâm, những người có mặt tại hiện trường nơi xảy ra vụ án đàn chó bécgiê tại “rẫy ông Thành 507” (buôn H’drát, xã Ea Kao, TP Buôn Ma Thuột) cắn chết bà Phạm Thị Ngắn, nói với Tuổi Trẻ: cơ quan công an điều tra đã gặp hai người để lấy lời khai.
Cả hai nhân chứng cho biết đã cung cấp cho cơ quan công an toàn bộ nội dung như đã thông tin cho báo chí.
Đến cuối giờ chiều 25-1, Công an TP Buôn Ma Thuột vẫn chưa cung cấp thông tin gì thêm liên quan đến diễn biến vụ việc.
Theo nguồn tin riêng của Tuổi Trẻ, có nhiều khả năng các cơ quan chức năng sẽ tổ chức điều tra thực nghiệm hiện trường để làm rõ một số tình tiết liên quan đến Nguyễn Đình Sơn - người quản lý đàn chó trang trại - cũng như các nhân chứng.
Trao đổi với Tuổi Trẻ qua điện thoại, ông Phạm Ngọc Thành - giám đốc Công ty Quản lý và sửa chữa đường bộ Đắc Lắc, chủ rẫy - cho biết ông chưa giết được đàn chó này như đã tuyên bố vì các cán bộ điều tra cho biết đàn chó đang là “đối tượng điều tra”.
Khi được hỏi đàn chó gây chết người có phải là “chó nghiệp vụ”, được huấn luyện không, ông Thành khẳng định: “Đàn chó này lai đến mấy đời rồi nên không còn dữ nữa. Tôi nói các anh không tin chứ chúng tôi chỉ nuôi bình thường như các giống chó khác chứ không hề huấn luyện gì hết”.
Tuy nhiên, theo chị Giang Thị Điệp và nhiều người dân xung quanh, có lần đã thấy Nguyễn Đình Sơn dẫn đàn chó đi lên quán gần nhà bà Ngắn mua thuốc lá và xuỵt chó “đùa” với mấy cô gái. Khi Sơn nói “ngừng” thì lũ chó cũng chạy theo anh ta ngay chứ không dữ tợn với các cô gái nữa.
TẤN THI - TRUNG TÂN
Trang Pháp luật & cuộc sống xin giới thiệu dưới đây ý kiến của hai luật sư và một thẩm phán. Cùng một hành vi, nhưng cách nhìn nhận vấn đề của hai bên tương đối khác nhau, xin mời bạn đọc theo dõi.
Luật sư Nguyễn Văn Hậu
(trưởng ban tuyên truyền Hội Luật gia TP.HCM):
Đằng nào cũng phạm tội hình sự
Người đang sở hữu, trông giữ, quản lý chó dữ mà để chó cắn chết người, căn cứ về mặt chủ quan, người đó có thể phạm vào các điều luật khác nhau của BLHS.
1. Đối với người trông giữ, quản lý chó dữ
a. Trường hợp người trông giữ, quản lý chó dữ ra lệnh hoặc cố tình để mặc cho chó cắn dẫn đến người bị chó cắn bị chết, thì người trông giữ phạm vào tội giết người được quy định tại điều 93 của BLHS.
Nếu người bị chó cắn bị thương từ 11% trở lên thì người trông giữ chó phạm vào tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác được quy định tại điều 104 BLHS.
Bên cạnh đó, mặc dù thương tích của nạn nhân chỉ dưới 11% nhưng người trông giữ, quản lý chó cũng sẽ phạm tội cố ý gây thương tích nếu thuộc các trường hợp: gây cố tật nhẹ cho nạn nhân; phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người; đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ; đối với ông bà, cha mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình; phạm tội có tổ chức; trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục; thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê; có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm; để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
b. Trường hợp người trông giữ, quản lý chó dữ do sơ ý, cẩu thả để cho chó cắn người khác, nếu gây chết người thì phạm vào tội vô ý làm chết người (điều 98 BLHS), nếu nạn nhân bị thương từ 31% trở lên thì người trông giữ, quản lý chó phạm vào tội vô ý gây thương tích.
Ngay cả trong tình huống có người xâm nhập gia cư bất hợp pháp để trộm cắp, bị bắt quả tang, người trông giữ, quản lý chó dữ cũng không được quyền xua chó để gây thương tích cho người trộm cắp, mà phải sử dụng biện pháp khác như liên hệ cơ quan bảo vệ pháp luật...
2. Đối với người sở hữu chó
a. Nếu người sở hữu cũng đồng thời là người đang trông giữ, quản lý thì trách nhiệm sẽ giống như trên.
b. Trường hợp không phải là người đang trông giữ, quản lý chó nhưng biết rõ sự việc xảy ra thì tùy từng trường hợp cụ thể, người sở hữu chó có thể phạm vào tội che giấu tội phạm, tội không tố giác tội phạm hoặc đồng phạm với người trông giữ, quản lý chó.
Riêng trường hợp người sở hữu chó dữ không phải là người đang trông giữ, quản lý và không biết sự việc xảy ra hoặc tuy biết rõ sự việc xảy ra nhưng không đủ yếu tố cấu thành các tội trên thì vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thường về mặt dân sự, bởi vì chó dữ là nguồn nguy hiểm cao độ và chủ sở hữu phải bồi thường cho mọi thiệt hại có nguyên nhân từ nguồn nguy hiểm cao độ ngay cả khi không có lỗi.
Chỉ trong trường hợp thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại hoặc thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, người sở hữu chó dữ mới không phải bồi thường.
LS Nguyễn Tiến Tài:
Phạm tội giết người nếu dùng chó dữ như phương tiện gây án
Pháp luật hiện hành không cấm nuôi chó nói chung và nuôi chó để bảo vệ trang trại nói riêng. Tuy nhiên, nếu sơ sẩy để chó gây thiệt hại cho người khác thì chủ vật nuôi sẽ phải chịu trách nhiệm, nhẹ là bồi thường về dân sự, nặng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Nếu là trách nhiệm dân sự thì đây là trường hợp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phát sinh khi có những căn cứ quy định theo điều 604 Bộ luật dân sự. Cụ thể là: phải có thiệt hại xảy ra, có hành vi trái pháp luật, có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi trái pháp luật và phải có lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý của người gây ra thiệt hại.
Tháng 8-2009, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã ban hành thông tư số 48/2009/TT-BNNPTNT, trong đó có một số quy định đối với tổ chức, cá nhân nuôi chó như phải đăng ký việc nuôi chó với chính quyền, phải đảm bảo điều kiện chăn nuôi và các biện pháp an toàn cho người... Thông tư này cũng quy định: chủ vật nuôi phải chịu mọi trách nhiệm và bồi thường tổn thất về sức khỏe, tinh thần và vật chất do vật nuôi của mình gây ra cho người khác.
Đây là điều mà người dân cần lưu ý khi có ý định nuôi chó, nhất là nuôi chó dữ để bảo vệ trang trại, nhà cửa..., nếu không việc nuôi chó có thể trở thành hành vi trái pháp luật vì không tuân thủ các quy định nói trên.
Trường hợp nuôi chó dữ mà do lỗi cẩu thả, vô ý dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, chẳng hạn như gây ra chết người thì chủ vật nuôi còn có thể bị truy cứu trách nhiệm về tội vô ý làm chết người theo điều 98 BLHS.
Nếu chứng minh được việc dùng chó dữ như một phương tiện gây án nhằm tước đoạt tính mạng của người khác, chẳng hạn huấn luyện chó, xua chó để chó cắn chết người thì hành vi đó có thể quy vào tội giết người theo điều 93 BLHS.
Hoặc nếu thấy chó dữ cắn người, gây nguy hiểm đến mạng sống của người khác mà để mặc cho hậu quả xảy ra thì có thể bị truy cứu về tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng theo điều 102 BLHS... Vấn đề quan trọng ở đây là phải chứng minh được động cơ, ý chí của người thực hiện hành vi nói trên.
Thẩm phán Lâm Phước Nghĩa
(phó chánh án Tòa án nhân dân tỉnh An Giang):
Chỉ xử lý hình sự nếu cố tình
BLHS hiện nay không quy định xử lý tội do con vật gây ra mà người chủ nuôi chỉ chịu trách nhiệm dân sự bồi thường thiệt hại.
- Theo tôi, nếu một người ghé ngang một trang trại để hỏi đường và trang trại không có hàng rào, rào chắn, chẳng may xui rủi bị chó cắn gây thương tích hoặc tử vong thì chủ trang trại không bị xử lý hình sự mà chỉ chịu trách nhiệm dân sự bồi thường thiệt hại như chi phí chữa trị, tổn thất tinh thần, tang ma... vì người chủ này không cố ý kêu chó tấn công người.
Hơn nữa chưa có sự đồng ý của chủ trang trại mà tự ý đi vào trang trại nên có thể xem phần lỗi thuộc về nạn nhân. Và chủ trang trại sẽ bị xử phạt thêm nếu không thực hiện đúng quy định của Chính phủ về nuôi động vật như: phải để bảng hiệu cảnh báo, không được thả rong, phải tiêm phòng...
- Nếu người xâm nhập gia cư bất hợp pháp bị chủ nuôi cố tình thả chó tấn công làm cho bị thương tích hoặc chết người thì chủ nuôi sẽ bị truy tố theo điều 108 BLHS (tội vô ý gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của người khác), hoặc điều 98 (tội vô ý làm chết người) bởi người chủ có ý thức muốn tấn công nhưng chủ quan nghĩ rằng sẽ không gây ra hậu quả nguy hiểm cho người xâm nhập.
- Nếu chủ nuôi không có ở nhà thì theo tôi không bị xử lý hình sự mà chỉ chịu trách nhiệm dân sự...
MINH TÂM ghi
Vụ “chó bécgiê cắn chết người”:
Nhiều khả năng sẽ thực nghiệm hiện trường
TT - Hai nhân chứng Giang Thị Điệp và Nguyễn Thị Trâm, những người có mặt tại hiện trường nơi xảy ra vụ án đàn chó bécgiê tại “rẫy ông Thành 507” (buôn H’drát, xã Ea Kao, TP Buôn Ma Thuột) cắn chết bà Phạm Thị Ngắn, nói với Tuổi Trẻ: cơ quan công an điều tra đã gặp hai người để lấy lời khai.
Cả hai nhân chứng cho biết đã cung cấp cho cơ quan công an toàn bộ nội dung như đã thông tin cho báo chí.
Đến cuối giờ chiều 25-1, Công an TP Buôn Ma Thuột vẫn chưa cung cấp thông tin gì thêm liên quan đến diễn biến vụ việc.
Theo nguồn tin riêng của Tuổi Trẻ, có nhiều khả năng các cơ quan chức năng sẽ tổ chức điều tra thực nghiệm hiện trường để làm rõ một số tình tiết liên quan đến Nguyễn Đình Sơn - người quản lý đàn chó trang trại - cũng như các nhân chứng.
Trao đổi với Tuổi Trẻ qua điện thoại, ông Phạm Ngọc Thành - giám đốc Công ty Quản lý và sửa chữa đường bộ Đắc Lắc, chủ rẫy - cho biết ông chưa giết được đàn chó này như đã tuyên bố vì các cán bộ điều tra cho biết đàn chó đang là “đối tượng điều tra”.
Khi được hỏi đàn chó gây chết người có phải là “chó nghiệp vụ”, được huấn luyện không, ông Thành khẳng định: “Đàn chó này lai đến mấy đời rồi nên không còn dữ nữa. Tôi nói các anh không tin chứ chúng tôi chỉ nuôi bình thường như các giống chó khác chứ không hề huấn luyện gì hết”.
Tuy nhiên, theo chị Giang Thị Điệp và nhiều người dân xung quanh, có lần đã thấy Nguyễn Đình Sơn dẫn đàn chó đi lên quán gần nhà bà Ngắn mua thuốc lá và xuỵt chó “đùa” với mấy cô gái. Khi Sơn nói “ngừng” thì lũ chó cũng chạy theo anh ta ngay chứ không dữ tợn với các cô gái nữa.
TẤN THI - TRUNG TÂN