hchungkt80
Dịch giả Vietpet
Cuộc chọi chó liên tỉnh được báo chí tốn khá nhiều giấy mực đã không được tổ chức tại "Khách sạn chó mèo" của ông Bảo Sinh (Trương Định - Hà Nội) như dự kiến, song, thú chơi này vẫn âm thầm được tổ chức. Những chú chó được huấn luyện kỹ vẫn cứ lao vào nhau cắn xé trong tiếng hò reo của đám đông. Và sau khi cuộc đấu kết thúc, những chủ chó lặng lẽ rủ nhau đến một góc khuất thì thào những điều bí hiểm...
Thú chơi không dành cho kẻ ít tiền
Danh sách những loài chó dùng để chọi khá dài. Cresa Canario được coi là một "sát thủ" đến từ châu Phi. Loài chó này có bề ngoài cơ bắp, cực kỳ hung dữ. Alano Espanol được coi là "đấu sĩ" của xứ sở bò tót, bộ hàm cực khỏe như một cây kéo sắc... Chọi chó được ưa chuộng ở phương Tây từ rất lâu, và nhiều vùng miền đã lựa ra những nòi chó chọi "đặc sản" của mình. Trong các dòng chó chọi, được ưa chuộng nhất vẫn là dòng Bulldog. Sở dĩ chúng có tên gọi này vì trông bề ngoài "hầm hố" không khác gì một chú bò tót hung dữ. Ngoài ra, chúng còn có khả năng chiến đấu mạnh mẽ, thân hình thấp, nhưng cực kỳ chắc khỏe.
Tại Việt Nam, được ưa chuộng nhất trong làng chó chọi phải kể đến pitbull. Pitbull chính là con cháu của dòng chó bulldog. Bề ngoài không quá "hầm hố" như tổ tiên, nhưng pitbull mê hoặc giới chơi chó vì ngoài thừa hưởng những đặc tính cần thiết cho chó chọi là bản năng hiếu chiến, sức khỏe, pitbull cực kỳ bền bỉ trong chiến đấu. Pitbull có thể chết trên sàn đấu, nhưng hiếm khi nó chịu đầu hàng. Người ta mệnh danh loài chó này là "hung thần của những sàn đấu".
Chó chọi trên đất Việt Nam không có khái niệm "giá thị trường". Chó nòi pitbull được sinh ra tại Việt Nam giá không cao hơn những chú chó cảnh khác là bao nhiêu. Một chú chó con có thể giá dăm bảy triệu đồng. Nhưng một chú pitbull đưa từ nước ngoài về, có thể có giá cao gấp vài chục lần như thế. Tuyệt đại đa số chó dùng để chọi được đem về từ nước ngoài. Chó chọi được đưa về Việt Nam chưa lâu, nhưng một "sân chơi" chó chọi đã manh nha hình thành.
Ở miền Bắc, Tuấn "trắng" là một tay chơi chó chọi nổi tiếng. Tên đầy đủ của Tuấn "trắng" là Mai Quang Tuấn. Năm 2002, một người bạn ở nước ngoài mang theo những đĩa chọi chó về. Tuấn "trắng" mê luôn. Anh ta lập tức khảo giá. Sau đó không lâu, chú chó chọi đầu tiên đã được "rinh" về trại chó của Tuấn "trắng", đó có thể coi là chú chó chọi đầu tiên trên đất Bắc.
Ngoài tiền bỏ ra mua chó, để cơ bắp chú chó chọi săn chắc, trước hết phải quan tâm đến chế độ ăn của những chú cẩu hung thần này. Dĩ nhiên người nuôi có nhiều "chiêu thức" khác nhau, nhưng trước khi nghĩ đến những "chiêu" ấy, phải tính khoản thịt bò. Mỗi ngày một chú pitbull ngốn ít nhất nửa ký. Cứ thế nhân lên, chưa kể những khoản khác, không lắm tiền khó mà nuôi được một, chứ đừng nói đến nhiều chú chó chọi, để từ đó lọc ra một chú có khả năng thi đấu.
Trong cuộc đấu chó liên tỉnh "hụt" tại khách sạn Chó mèo Bảo Sinh, Tuấn "trắng" cất công từ Hải Phòng lên Hà Nội định làm trọng tài, nhưng anh làm trọng tài... hụt! Tuấn "trắng" nhớ lại, sở dĩ anh mua chó chọi, vì anh muốn có một môn thể thao cảm giác mạnh, đem đến cho những người thích cảm giác mạnh. Hơn thế, Hải Phòng là đất chọi trâu, với hội chọi trâu nổi tiếng trong Nam ngoài Bắc, nếu có thêm thú chọi chó nữa thì sẽ càng hấp dẫn khách du lịch. Nhưng ý tưởng đó, không trở thành hiện thực vì lí do khác nhau.
Luyện tập như... đấu sĩ!
Chọi chó khá đơn giản. "Đấu trường" có thể là bất cứ một khoảng đất nào, được quây cót với đường kính chừng 3 - 4 mét, hai chú chó được thả vào là cuộc đấu có thể bắt đầu. Ở phương Tây, người ta cho chó đấu nhau một mạch, đến khi nào có con chết, hoặc không chịu được đòn, người chủ xin thua thì thôi. Một cuộc đấu khốc liệt như thế, có thể kéo dài hàng tiếng đồng hồ, thậm chí vài tiếng. Ở Việt Nam, do chưa đạt đến độ chuyên nghiệp như thế, nên các cuộc đấu được chia hiệp. 15 phút 1 hiệp, đấu sĩ được nghỉ vài phút. Nếu chủ chó xin thua, hoặc trong 3 phút chú chó nào trong 2 chú chó bị rơi vào thế yếu mà không ra được đòn thì cũng bị xử thua. Tất nhiên, do chưa chính thức, nên điều kiện thi đấu còn phụ thuộc vào sự mặc cả của các chủ chó. Song một điều tất yếu là để có được thể lực thi đấu như thế, các "đấu sĩ" cần có một chế độ luyện tập kỹ.
Được xem là người giàu kinh nghiệm trong giới nuôi chó chọi, Tuấn "trắng" cũng là người chịu khó học hỏi những kinh nghiệm để khi lâm trận, những chú chó của anh trở thành "hung thần" thực sự. Đó là lý do khiến trong nhiều cuộc đấu, dù vóc dáng chú chó của anh nhỏ hơn, nhưng vẫn khiến đối thủ "nằm sàn" để trọng tài... đếm. Điều này, đòi hỏi khá nhiều công sức. Anh cho biết, để luyện tập cơ bắp, hàng ngày, phải cho chó tập chạy hàng chục km. Chó tập khiến người cũng phải... tập theo, anh đạp xe để dắt chó đi tập. Nhưng nếu chỉ chạy thì cơ bắp chỉ được phần dẻo dai, chứ chưa có phần sức mạnh. Để tăng sức mạnh, anh phải cho chó chạy leo dốc. Công việc của người huấn luyện, cứ thế liên tục hàng ngày. Nếu "thả" không cho luyện tập, lập tức cơ bắp của chú cẩu sẽ bị nhão, giảm sức chiến đấu.
Vũ khí chiến đấu của chó chính là bộ hàm. Để có được bộ hàm khỏe, phải làm thế nào là câu hỏi mà Tuấn "trắng" còn nhiều trăn trở. Cuối cùng anh nghĩ ra một mẹo hay, là treo một chiếc lốp xe máy, với bản tính hung dữ, chỉ cần kích thích là những chú pitbull của anh nhảy lên đớp chiếc lốp xe. Cắn vào chiếc lốp khiến những chú chó hung dữ treo lơ lửng trên không, và "máu chiến đấu" khiến chúng cắn chặt như thế đến khi nào mỏi không chịu được thì mới nhả ra và rơi xuống. Bộ hàm sẽ trở nên cực khỏe, không những thế, cổ và hệ thống cơ quanh cổ cũng trở thành một khối rắn chắc tựa như bê tông. Kinh nghiệm nuôi chó nói chung của Tuấn "trắng" giờ đã khá phổ biến trong giới chơi, tuy nhiên, vẫn còn nhiều "bí kíp" khác, trong luyện tập cũng như ăn uống.
Một trong những chú chó chọi của Tuấn "trắng" được nhiều người biết đến là con Lốc. Cái tên này rất phù hợp với bản lĩnh của chú chó, như một cơn lốc. Nhiều lần nó đã hạ những đối thủ to con hơn.
Điều gì ngăn cản chó chọi phát triển?
Ông chủ Khách sạn chó mèo Nguyễn Bảo Sinh dự định tổ chức một cuộc chọi chó "đàng hoàng", những mong biến nó thành một thú chơi lành mạnh. Nhưng rốt cục, cuộc chọi chó giữa hai chú pitbull của các ông chủ đến từ Hải Dương và Cao Bằng đã không thể diễn ra. Dù trước đó mấy ngày, đôi chó đã được đưa về "ém" tại Hà Nội nhằm dưỡng sức và làm quen với thủy thổ.
Trao đổi với chúng tôi về quan niệm chọi chó, ông Nguyễn Bảo Sinh cho biết: "Nếu nói đến nhân văn, tại sao con người vẫn nghĩ ra trò đấm bốc, để hai đối thủ lao vào đấm lẫn nhau? Tôi cho rằng chọi chó cũng thế thôi. Người ta yêu chó, nhưng cho hai chú chó thi đấu cũng là một môn thể thao".
Tuy nhiên, ngược lại với quan điểm này, dư luận nói chung vẫn băn khoăn, vì cho rằng môn thể thao này quá bạo lực. Trong khi đó, hệ thống pháp luật hiện nay, chưa có văn bản nào cho phép, cũng chưa có văn bản nào cấm chọi chó. Thế nên, ông Bảo Sinh đã không thể tổ chức một cuộc chọi chó công khai. Song, không vì thế mà những cuộc chọi chó không được các ông chủ ngấm ngầm tổ chức. Một trong những nguyên nhân là nuôi chó chọi, cốt để... chọi. Vậy nếu không chọi, thì tại sao vẫn có những con chó giá hàng trăm triệu được đưa từ nước ngoài về? Không lẽ người ta đem chó chọi giá cao về nước chỉ để... làm cảnh?
Một điều mà chính ông Bảo Sinh băn khoăn, đó chính là những điều xảy ra sau "hậu trường" của các cuộc chọi chó. Các ông chủ chó vẫn nói rằng, chỉ cá "vài đồng để mời anh em uống bia". Nhưng thực tế không phải lúc nào cũng vậy. Có những cuộc đấu mà dư luận xôn xao vì người chủ chó nọ được chủ chó kia cá đến cả tiền trăm triệu! Những nghi ngờ ấy, khiến đã có những đề nghị của các chủ chó, nhưng chưa một lần, những cuộc chọi chó được công nhận chính thức.
Trở lại với cuộc chọi chó hụt của ông Bảo Sinh. Ông khẳng định, dự định của ông chỉ là chọi chó để mua vui, nhân dịp thượng thọ 70 của ông. Và đó là một cuộc chọi "sạch", theo đúng nghĩa. Ông rất mong, cuộc thi chọi chó đó sẽ khơi nguồn cho một thú chơi lành mạnh. Song, nó đã không thành, một phần vì những câu hỏi đằng sau những cuộc chọi chó lâu nay, chưa có lời giải đáp.
Chọi chó, được chấp nhận hay không, có lẽ, một phần phụ thuộc vào chính những người chơi. Người Việt có chọi gà, chọi trâu, chọi chim... có lẽ, chọi chó cũng sẽ được chấp nhận, nếu như những người chơi, làm một cuộc chơi sạch ngay từ đầu.
BĐĐK
Chó pitbull - hung thần của các sàn đấu
Thú chơi không dành cho kẻ ít tiền
Danh sách những loài chó dùng để chọi khá dài. Cresa Canario được coi là một "sát thủ" đến từ châu Phi. Loài chó này có bề ngoài cơ bắp, cực kỳ hung dữ. Alano Espanol được coi là "đấu sĩ" của xứ sở bò tót, bộ hàm cực khỏe như một cây kéo sắc... Chọi chó được ưa chuộng ở phương Tây từ rất lâu, và nhiều vùng miền đã lựa ra những nòi chó chọi "đặc sản" của mình. Trong các dòng chó chọi, được ưa chuộng nhất vẫn là dòng Bulldog. Sở dĩ chúng có tên gọi này vì trông bề ngoài "hầm hố" không khác gì một chú bò tót hung dữ. Ngoài ra, chúng còn có khả năng chiến đấu mạnh mẽ, thân hình thấp, nhưng cực kỳ chắc khỏe.
Tại Việt Nam, được ưa chuộng nhất trong làng chó chọi phải kể đến pitbull. Pitbull chính là con cháu của dòng chó bulldog. Bề ngoài không quá "hầm hố" như tổ tiên, nhưng pitbull mê hoặc giới chơi chó vì ngoài thừa hưởng những đặc tính cần thiết cho chó chọi là bản năng hiếu chiến, sức khỏe, pitbull cực kỳ bền bỉ trong chiến đấu. Pitbull có thể chết trên sàn đấu, nhưng hiếm khi nó chịu đầu hàng. Người ta mệnh danh loài chó này là "hung thần của những sàn đấu".
Chó chọi trên đất Việt Nam không có khái niệm "giá thị trường". Chó nòi pitbull được sinh ra tại Việt Nam giá không cao hơn những chú chó cảnh khác là bao nhiêu. Một chú chó con có thể giá dăm bảy triệu đồng. Nhưng một chú pitbull đưa từ nước ngoài về, có thể có giá cao gấp vài chục lần như thế. Tuyệt đại đa số chó dùng để chọi được đem về từ nước ngoài. Chó chọi được đưa về Việt Nam chưa lâu, nhưng một "sân chơi" chó chọi đã manh nha hình thành.
Ở miền Bắc, Tuấn "trắng" là một tay chơi chó chọi nổi tiếng. Tên đầy đủ của Tuấn "trắng" là Mai Quang Tuấn. Năm 2002, một người bạn ở nước ngoài mang theo những đĩa chọi chó về. Tuấn "trắng" mê luôn. Anh ta lập tức khảo giá. Sau đó không lâu, chú chó chọi đầu tiên đã được "rinh" về trại chó của Tuấn "trắng", đó có thể coi là chú chó chọi đầu tiên trên đất Bắc.
Ngoài tiền bỏ ra mua chó, để cơ bắp chú chó chọi săn chắc, trước hết phải quan tâm đến chế độ ăn của những chú cẩu hung thần này. Dĩ nhiên người nuôi có nhiều "chiêu thức" khác nhau, nhưng trước khi nghĩ đến những "chiêu" ấy, phải tính khoản thịt bò. Mỗi ngày một chú pitbull ngốn ít nhất nửa ký. Cứ thế nhân lên, chưa kể những khoản khác, không lắm tiền khó mà nuôi được một, chứ đừng nói đến nhiều chú chó chọi, để từ đó lọc ra một chú có khả năng thi đấu.
Trong cuộc đấu chó liên tỉnh "hụt" tại khách sạn Chó mèo Bảo Sinh, Tuấn "trắng" cất công từ Hải Phòng lên Hà Nội định làm trọng tài, nhưng anh làm trọng tài... hụt! Tuấn "trắng" nhớ lại, sở dĩ anh mua chó chọi, vì anh muốn có một môn thể thao cảm giác mạnh, đem đến cho những người thích cảm giác mạnh. Hơn thế, Hải Phòng là đất chọi trâu, với hội chọi trâu nổi tiếng trong Nam ngoài Bắc, nếu có thêm thú chọi chó nữa thì sẽ càng hấp dẫn khách du lịch. Nhưng ý tưởng đó, không trở thành hiện thực vì lí do khác nhau.
Luyện tập như... đấu sĩ!
Chọi chó khá đơn giản. "Đấu trường" có thể là bất cứ một khoảng đất nào, được quây cót với đường kính chừng 3 - 4 mét, hai chú chó được thả vào là cuộc đấu có thể bắt đầu. Ở phương Tây, người ta cho chó đấu nhau một mạch, đến khi nào có con chết, hoặc không chịu được đòn, người chủ xin thua thì thôi. Một cuộc đấu khốc liệt như thế, có thể kéo dài hàng tiếng đồng hồ, thậm chí vài tiếng. Ở Việt Nam, do chưa đạt đến độ chuyên nghiệp như thế, nên các cuộc đấu được chia hiệp. 15 phút 1 hiệp, đấu sĩ được nghỉ vài phút. Nếu chủ chó xin thua, hoặc trong 3 phút chú chó nào trong 2 chú chó bị rơi vào thế yếu mà không ra được đòn thì cũng bị xử thua. Tất nhiên, do chưa chính thức, nên điều kiện thi đấu còn phụ thuộc vào sự mặc cả của các chủ chó. Song một điều tất yếu là để có được thể lực thi đấu như thế, các "đấu sĩ" cần có một chế độ luyện tập kỹ.
Được xem là người giàu kinh nghiệm trong giới nuôi chó chọi, Tuấn "trắng" cũng là người chịu khó học hỏi những kinh nghiệm để khi lâm trận, những chú chó của anh trở thành "hung thần" thực sự. Đó là lý do khiến trong nhiều cuộc đấu, dù vóc dáng chú chó của anh nhỏ hơn, nhưng vẫn khiến đối thủ "nằm sàn" để trọng tài... đếm. Điều này, đòi hỏi khá nhiều công sức. Anh cho biết, để luyện tập cơ bắp, hàng ngày, phải cho chó tập chạy hàng chục km. Chó tập khiến người cũng phải... tập theo, anh đạp xe để dắt chó đi tập. Nhưng nếu chỉ chạy thì cơ bắp chỉ được phần dẻo dai, chứ chưa có phần sức mạnh. Để tăng sức mạnh, anh phải cho chó chạy leo dốc. Công việc của người huấn luyện, cứ thế liên tục hàng ngày. Nếu "thả" không cho luyện tập, lập tức cơ bắp của chú cẩu sẽ bị nhão, giảm sức chiến đấu.
Vũ khí chiến đấu của chó chính là bộ hàm. Để có được bộ hàm khỏe, phải làm thế nào là câu hỏi mà Tuấn "trắng" còn nhiều trăn trở. Cuối cùng anh nghĩ ra một mẹo hay, là treo một chiếc lốp xe máy, với bản tính hung dữ, chỉ cần kích thích là những chú pitbull của anh nhảy lên đớp chiếc lốp xe. Cắn vào chiếc lốp khiến những chú chó hung dữ treo lơ lửng trên không, và "máu chiến đấu" khiến chúng cắn chặt như thế đến khi nào mỏi không chịu được thì mới nhả ra và rơi xuống. Bộ hàm sẽ trở nên cực khỏe, không những thế, cổ và hệ thống cơ quanh cổ cũng trở thành một khối rắn chắc tựa như bê tông. Kinh nghiệm nuôi chó nói chung của Tuấn "trắng" giờ đã khá phổ biến trong giới chơi, tuy nhiên, vẫn còn nhiều "bí kíp" khác, trong luyện tập cũng như ăn uống.
Một trong những chú chó chọi của Tuấn "trắng" được nhiều người biết đến là con Lốc. Cái tên này rất phù hợp với bản lĩnh của chú chó, như một cơn lốc. Nhiều lần nó đã hạ những đối thủ to con hơn.
Điều gì ngăn cản chó chọi phát triển?
Ông chủ Khách sạn chó mèo Nguyễn Bảo Sinh dự định tổ chức một cuộc chọi chó "đàng hoàng", những mong biến nó thành một thú chơi lành mạnh. Nhưng rốt cục, cuộc chọi chó giữa hai chú pitbull của các ông chủ đến từ Hải Dương và Cao Bằng đã không thể diễn ra. Dù trước đó mấy ngày, đôi chó đã được đưa về "ém" tại Hà Nội nhằm dưỡng sức và làm quen với thủy thổ.
Trao đổi với chúng tôi về quan niệm chọi chó, ông Nguyễn Bảo Sinh cho biết: "Nếu nói đến nhân văn, tại sao con người vẫn nghĩ ra trò đấm bốc, để hai đối thủ lao vào đấm lẫn nhau? Tôi cho rằng chọi chó cũng thế thôi. Người ta yêu chó, nhưng cho hai chú chó thi đấu cũng là một môn thể thao".
Tuy nhiên, ngược lại với quan điểm này, dư luận nói chung vẫn băn khoăn, vì cho rằng môn thể thao này quá bạo lực. Trong khi đó, hệ thống pháp luật hiện nay, chưa có văn bản nào cho phép, cũng chưa có văn bản nào cấm chọi chó. Thế nên, ông Bảo Sinh đã không thể tổ chức một cuộc chọi chó công khai. Song, không vì thế mà những cuộc chọi chó không được các ông chủ ngấm ngầm tổ chức. Một trong những nguyên nhân là nuôi chó chọi, cốt để... chọi. Vậy nếu không chọi, thì tại sao vẫn có những con chó giá hàng trăm triệu được đưa từ nước ngoài về? Không lẽ người ta đem chó chọi giá cao về nước chỉ để... làm cảnh?
Một điều mà chính ông Bảo Sinh băn khoăn, đó chính là những điều xảy ra sau "hậu trường" của các cuộc chọi chó. Các ông chủ chó vẫn nói rằng, chỉ cá "vài đồng để mời anh em uống bia". Nhưng thực tế không phải lúc nào cũng vậy. Có những cuộc đấu mà dư luận xôn xao vì người chủ chó nọ được chủ chó kia cá đến cả tiền trăm triệu! Những nghi ngờ ấy, khiến đã có những đề nghị của các chủ chó, nhưng chưa một lần, những cuộc chọi chó được công nhận chính thức.
Trở lại với cuộc chọi chó hụt của ông Bảo Sinh. Ông khẳng định, dự định của ông chỉ là chọi chó để mua vui, nhân dịp thượng thọ 70 của ông. Và đó là một cuộc chọi "sạch", theo đúng nghĩa. Ông rất mong, cuộc thi chọi chó đó sẽ khơi nguồn cho một thú chơi lành mạnh. Song, nó đã không thành, một phần vì những câu hỏi đằng sau những cuộc chọi chó lâu nay, chưa có lời giải đáp.
Chọi chó, được chấp nhận hay không, có lẽ, một phần phụ thuộc vào chính những người chơi. Người Việt có chọi gà, chọi trâu, chọi chim... có lẽ, chọi chó cũng sẽ được chấp nhận, nếu như những người chơi, làm một cuộc chơi sạch ngay từ đầu.
BĐĐK