• Chào mừng bạn Khách đến với diễn đàn, chúc bạn vui vẻ sinh hoạt cùng cộng đồng Vietpet.
    Diễn đàn đã có sẵn cơ sở dữ liệu tương đối lớn về các vấn đề thường gặp như thú y, huấn luyện, chăm sóc thú cưng..., bạn Khách vui lòng tìm đọc kỹ trước khi gửi câu hỏi.
    Lưu ý: Diễn đàn không chấp nhận ngôn ngữ chat, bài viết không có nội dung ( bài spam).

Chó cổ đại có vai trò đưa người đã khuất sang thế giới bên kia

Lipschitz

Member
Hàng trăm chú chó tiền sử được khai quật trên khắp miền tây nam nước Mỹ cho thấy động vật họ chó đóng vai trò quan trọng trong tín ngưỡng của người Mỹ cổ.

Theo Dody Fugate, nhân viên quản lý tại Bảo tàng Nghệ thuật & Văn hóa người da đỏ ở Santa Fe, New Mexico thì trong suốt khu vực này, chó được phát hiện chôn cùng với trang sức, bên cạnh người lớn và trẻ em, được sắp xếp cẩn thận theo nhóm hoặc đặt theo những vị trí liên quan đến những cấu trúc quan trọng.

Fugate đang tiến hành khảo sát việc chôn cất chó trong vùng, và phát hiện trên cho thấy loài vật này chiếm vị trí nổi bật trong đời sống chủ nhân hơn vị trí thú nuôi đơn thuần.

“Tôi cho rằng chó ở Thế giới mới vùng tây nam được dùng để đưa người sang thế giới bên kia và đôi khi chúng cũng có mặt trong các nghi lễ nhất định ở vị trí con người.”

Để thực hiện công trình nghiên cứu của mình, Fugate thu thập dữ liệu về các vị trí chôn cất và nhắc những cộng sự khảo cổ của mình ghi lại khi phát hiện di thể của chúng trong quá trình khai quật.

“Tôi đã có dữ liệu của gần 700 khu vực chôn cất chó, một phần lớn trong số này được chôn theo nhóm ở những nơi thiêng liêng hoặc được chôn cùng với người.”

Nhiều nơi chôn cất tập trung ở tây nam New Mexico và dọc biên giới Arizona-Mexico. “Toàn bộ khu vực này đầy những nhóm người và chó.”

Fugate trình bày những phát hiện của mình tại buổi họp thường niên của Cộng đồng khảo cổ Mỹ tại Vancouver, Canada vào tháng 3.


Một xác ướp chó tự nhiên được khai quật ở Arizona năm 1921, một trong 700 con chó được phát hiện chôn cất ở miền tây nam Mỹ. Công trình nghiên cứu mới về tục chôn cất chó cho rằng động vật họ chó đóng vai trò quan trọng trong tín ngưỡng của người Mỹ cổ. (Ảnh: Dody Fugate)



Lịch sử 1.900 năm tục chôn cất chó

Dữ liệu của Fugate cho thấy chôn cất chó phổ biến nhất vào khoảng từ năm 400 trước Công nguyên đến năm 1100 sau Công nguyên.

Fugate cho rằng “Những nấm mộ người càng xưa thì càng có khả năng phát hiện ra chó được chôn cùng.” Cho đến những năm 1400 và 1500, việc chôn chó theo người đã dừng lại. Thực chất, người da đỏ Pueblo và Navajo ngày nay tin rằng chôn chó là sai trái.

Dáng vẻ của những con chó cổ đại như thế nào còn là một câu hỏi mở, nhưng tàn tích cho thấy chúng đa dạng hơn người ta vẫn nghĩ.

Fugate đã chứng kiến di thể của những con chó cổ đại tai mềm và tai nhọn, đuôi dài hoặc đuôi xoắn, thân hình nhỏ hoặc gầy và cao lêu nghêu.

Thậm chí còn có những con chó trắng, được phát hiện chôn dọc biên giới Arizona-Utah. Lông của chúng được dùng để dệt quần áo tế lễ.

Bà kết luận “Chúng thực sự rất đa dạng.”

Chó - đối tượng quan trọng của các nhà khảo cổ?

Susan Crockford là nhà cổ động vật học tại ĐH Victoria, Canada, nghiên cứu về các giống chó ở tây bắc Thái Bình Dương. Bà đồng ý rằng di thể của chó thường bị xem nhẹ trong quá trình khai quật khảo cổ.

Các nhà khảo cổ học thường kiểm nghiệm xương động vật tại nơi khai quật với ý nghĩ người cổ dùng những thức ăn gì hơn là mối quan hệ giữa người và chó.

“Vì những con chó này không xuất hiện với tư cách nguồn lương thực, chúng thường bị bỏ qua với suy nghĩ rằng chúng chẳng có gì quan trọng… chính vì vậy những chi tiết ghi lại về chúng không đáng kể.”

Crockford cho rằng vai trò tâm linh của những chú chó là một trong những chức năng quan trọng nhất của chúng trong vùng, có lẽ chỉ đứng thứ hai sau vai trò đi săn và chăn gia súc.

Fugate cho biết dữ liệu mà bà thu thập sẽ đem lại cho giống chó vai trò chủ chốt trong việc tìm hiểu quá khứ.

“Không tin rằng chó có thể có mối quan hệ tôn giáo với con người cũng đồng nghĩa người ta đang bỏ sót một phần lớn trong tôn giáo cổ xưa. Nếu ta không tin tưởng vào khả năng trên, có thể ta sẽ làm thất thoát một lượng lớn thông tin về các tín ngưỡng cổ và suy nghĩ của người cổ.”

Tuệ Minh (Theo National Geographic)


 

vanglai213

Active Member
bài mới hấp dẫn quá..ngày xưa người ta cũng nuôi chó để có thú vui mà.thêm mấy hình ảnh vui hay quá...
 

Lipschitz

Member
Trích:
Gần đây, nhiều cơ quan ngôn luận thông tin đại chúng lên tiếng phản đối việc xây dựng "đền Cẩu Nhi". Thật ra đây là vấn đề đã được bàn thảo mà không thống nhất được từ năm 1987. Chúng tôi xin giới thiệu bài viết của TS Bùi Xuân Đính.

Dư luận Hà Nội đang xôn xao sau loạt bài đăng trên các báo về "Dự án xây dựng, tôn tạo di tích đền thờ Cẩu Nhi". Những người ủng hộ dự án này căn cứ vào ghi chép trong "Tây Hồ chí" - tài liệu có thể nói là duy nhất đến thời điểm này viết về đền Cẩu Nhi, và lập luận "người Việt có tục thờ chó", hay "tín ngưỡng thờ chó không có gì lạ trong tín ngưỡng VN và tín ngưỡng này không có gì xấu"...

Sự thật có đúng như vậy không?

1. Ai cũng biết, nhiều dân tộc ở nước ta có tục thờ Totem hay "Totem giáo". Mỗi dòng họ nhận một loài vật, loài cây làm "Totem" (tức coi vật đó là có họ hàng, thậm chí là "tổ" của dòng họ), tên của Totem được dùng làm tên dòng họ. Người trong họ không được săn bắn, giết, ăn thịt Totem, khi thấy Totem gặp nạn thì phải cứu giúp.

2. Trong các con vật được các dân tộc ở nước ta thờ làm Totem, chỉ duy nhất có chó được người Dao thờ, vì chó được coi là Bàn Vương thủy tổ; còn hầu như ở các dân tộc thiểu số từ vùng Tây Bắc, Đông Bắc, vào miền núi Thanh Nghệ, Trường Sơn - Tây Nguyên, không thấy tục thờ chó. Có một hai dân tộc, con chó lại xuất hiện trong đám tang hoặc trong lễ trừ tà.

Theo nhà dân tộc học Từ Chi, con chó là biểu tượng thế giới bên dưới, của ban đêm, bóng tối (khác với chim tượng trưng cho trời và cho mặt trời, ánh sáng, cho thế giới bên trên). Trong đám tang của người Mường - tộc người anh em với người Việt, có lễ thức "Nhìn họ" (cho linh hồn người chết nhìn lại gia đình, họ hàng ở mường Người để sang thế giới bên kia - mường Ma) do ông mo dẫn dắt bằng đọc Mo, xuất hiện hình tượng con chó là biểu tượng cho mường Ma.

Trong đám tang người Mường ở huyện Tân Lạc (Hoà Bình), khi làm lễ thức Kẹ (cắt mối liên hệ bình thường giữa ma với cõi sống), người ta đặt trên ban thờ người chết một con gà luộc, còn trên quan tài bày một con chó (nguyên vẹn cả con, đã luộc) được nối với con gà bằng một sợi chỉ.

Khi đọc hết đoạn đưa người chết sang thế giới bên kia, ông mo cắt bỏ sợi dây nối con gà với con chó với ý nghĩa hồn người chết sẽ thành ma, về với thế giới ma mà con chó là tượng trưng.

Theo nhà dân tộc học Từ Chi, chó liên quan đến pháp thuật hơn là đến thần thoại, ví như trong đám tang của người Xinh Mun có món thịt chó để cúng ma tà; người chết muốn lên được với tổ tiên ở "mường Trời", phải qua hai cửa ải khó khăn nhất và phải nhờ trợ giúp của con chó.

Cửa ải đầu ở Phiêng Luông, có con chó to màu vàng đưa người chết tắm ở một mó nước rồi mới đi tiếp. Cửa thứ hai, sau khi lên đến tầng thứ ba của mường Trời, phải qua một cây cầu có nhiều mỡ, rất trơn, không thể đi được, thầy mo phải gọi con chó đến để chó ăn hết các chất mỡ ấy cho người chết đi.

Ở một số vùng Mường huyện Ngọc Lạc (tỉnh Thanh Hoá), chó là vật tế trong lễ cầu yên (đuổi ôn thần, dịch tệ). Cũng với ý nghĩa đó, người Việt (Kinh) tin rằng, ma quái sợ máu chó, nên thường đặt chó đá ở cổng ra vào nhà, hay đền miếu, cổng thành để canh chừng kẻ trộm và ngăn cả ma tà về quấy nhiễu ban đêm.

3. Như vậy, trong tín ngưỡng của hầu hết các tộc người ở nước ta, chó không tượng trưng cho ban ngày, cho sự sống, cho tầng trên, cho thần thoại; mà ngược lại, tượng trưng cho ban tối, cho tầng dưới, cho sự chết và cho pháp thuật. Vì vậy, chó không thể được tôn thờ và không thể nói, tục thờ chó phổ biến ở các dân tộc trên đất nước ta.

Trong bối cảnh trên, người Việt cũng không thờ chó, vì từ xa xưa đã tôn thờ chim lạc, thờ rồng; bởi nếu chó là Totem thì không thể ăn thịt Totem được, trong khi người Việt coi thịt chó là một trong những món ăn ngon.

Thứ hai, chó là loài vật ăn bẩn, vì thế, không dùng thịt chó để cúng tế, cả trong cúng trừ ma tà. Thứ ba, nói đến chó là nói đến một điều xúi quẩy, vì thế, người ta cũng phải đợi gần cuối tháng, hay ít nhất là qua ngày rằm mới dám dùng thịt chó, và khi gặp vận hạn, người ta thường "giải đen" bằng ăn thịt chó.

Và điều quan trọng hơn, chó - dù khôn ngoan, có ích và trung thành, vẫn bị người Việt coi là "biểu tượng" của những gì xấu xa. Khi tức nhau, người ta lấy chó ra để nguyền rủa là "đồ chó" hay "đồ chó dại". Trong kho tàng thành ngữ của người Việt, có lẽ chó là con vật được dùng nhiều nhất để nói về những thói hư tật xấu của con người.

Như vậy, những tư liệu trên đây đủ để kết luận rằng, người Việt hoàn toàn không có tục thờ chó. Tôi và nhiều đồng nghiệp chưa từng gặp một ngôi đền thờ chó nào.

 

HieuKTS

Member
Tuy chó luôn bị người ta gán cho những cái câu la " ngu như chó " ( mặc dù trong những vật nuôi trong nhà nó là loại khôn nhât ), hay chó chết , hay chó dại , hay đồ con chó .. nhưng em thấy chó vẫn luôn là một người bạn thân thiết của chủ nhà đấy chứ , trong đạo phật của mình người ta còn kiên không ăn thịt chó cơ mà ...
 
Top