Kỳ 1:
'Cẩu tặc' và những độc chiêu lúc nửa đêm
Cập nhật lúc 15:28, Thứ Tư, 21/04/2010 (GMT+7)
,
- Trong đêm khuya vắng, tiếng chó oác lên rồi im hẳn, tiếng xe máy rồ ga phóng vút đi, người dân trong làng thở dài: lại nhà nào bị trộm chó. Đã từng có đối tượng bị người dân bức xúc... cắt tai, chặt tay, đánh đến chết nhưng bọn “cẩu tặc” vẫn hoành hành tại nhiều vùng quê...
Vợ chồng đánh nhau vì... một con chó
Nhà ông Hoan (huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) có cho con chó lai nuôi được hơn một năm nay. Một buổi sáng mở cửa để đi làm đồng thì con chó từ trong nhà lao vút ra. Chợt nhớ quên cái điếu cày, ông quay vào nhà lấy thì nghe có tiếng xe máy, rồi tiếng con chó nhà mình oác lên một tiếng rất thảm thương.
Chiếc xe máy vù ga phóng như bay, ông Hoan chạy ra thấy con chó đã nằm gọn trong cần câu chó mà miệng ông ú ớ không kịp hét lên câu nào. Tên "cẩu tặc" còn quay lại, giơ mã tấu ra huơ huơ dọa ông... không được đuổi theo. “Mà đuổi bằng trời, bọn nó đi câu chó toàn chọn xe phân phối lớn, chúng tôi dẫu có xe máy cũng không đuổi kịp”.
Trưa ấy, vợ ông tiếc của gắt cậu con trai: “Khóc gì mà khóc, mày khóc nó có về không. Ai đời sáng dậy mở cửa mà không thèm trông. Mất đứt mấy trăm bạc”. Ông Hoan ngồi đấy nóng mặt vì bị vợ nói bóng nói gió, quay lại gắt vợ. Trưa ấy cả làng ầm ĩ vì hai vợ chồng ông đánh nhau.
Nhà bà Ngạn (huyện Hưng Nguyên, Nghệ An) có 3 con chó. Đêm hôm đó, bà nghe tiếng huýt sáo ngoài đường. Sau đó là tiếng mấy con chó nhà mình sủa, bà Ngạn bật đèn lên xem thì nghe tiếng chó kêu oác một tiêng, rồi nghe tiếng xe máy vù ga phóng đi trong đêm.
Bà ngao ngán nhìn hai con chó chạy về nhà, con thứ ba to nhất thì không thấy tăm hơi đâu. Số là, biết nhà bà Ngạn có ba con chó, bọn câu trộm đã để ý từ lâu.
Chúng rình lúc đêm khuya, huýt sáo gây tiếng động để nhử đàn chó chạy ra và câu luôn con to nhất. Bà cho biết: “Từ trước đến giờ nuôi con nào bị câu con ấy, cứ lớn là bị câu mất. Người ta mất trâu mất bò còn báo cáo được cho chính quyền chúng tôi mất chó biết kêu ai?”.
Những mánh khóe “độc” của "cẩu tặc"
“Cẩu tặc” thường là người trong huyện, thành phố vì chúng nắm rõ được địa hình và lịch sinh hoạt của người dân. Đi câu trộm chúng thường đi hai xe máy, loại xe được chọn cũng là xe có phân phối lớn. Ngoài các đồ nghề mang theo, mỗi xe còn trang bị thêm mã tấu, dao mác…để nếu bị truy đuổi thì sẵn sàng chống trả.
Câu chó có rất nhiều cách, nhưng chủ yếu là dùng bả chó, thuốc mê, hoặc cần câu. Trước đây, bọn câu trộm thường trộn thuốc chuột vào miếng thịt rồi ném cho chó ăn. Đợi chó chết chúng cho vào bao tải xách đi, hay có thể thay bằng thuốc mê.
Viên thuốc mê được dắt khéo léo vào con cá nướng thơm nức, chó ăn vào sẽ ngã gục và bọn trộm ung dung xách về. Nhưng cách này chỉ làm được vào đêm khuya và không hiệu quả vì nhiều con chó ăn phải bả chạy lung tung, cắn xé mọi thứ nên tên trộm không thể nào bắt lại được.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, hiện nay, cách "cẩu tặc" hay dùng nhất là câu chó bằng cần câu. Cần câu chó được làm rất đơn giản từ một dây phanh xe đạp. Một đầu có thắt nút hình cái thòng lọng, đầu còn lại luồn qua một đoạn thanh tre hoặc thanh sắt.
Khi đi câu chó, "cẩu tặc" thường có hai người. Cho xe máy chạy rà rà quanh xóm, nếu thấy đường vắng và phát hiện ra con chó nào thì chúng cho xe chạy chậm lại nrồi ém chiếc vòng thắt sẵn qua cổ chó sau đó giật mạnh.
Con chó bị vòng dây thắt chặt cổ chỉ kêu lên được một tiếng rồi tắt thở. Lúc này “cẩu tặc” chỉ cần phóng xe nhanh qua khỏi "hiện trường" rồi cho con chó vào bao, lại tiếp tục sang các làng lân cận đi câu con khác. Cao điểm, có ngày chúng câu được 4, 5 con.
Cẩu tặc chỉ “nhắm” những con chó dưới 15kg để dễ dàng hành nghề.
Được biết, "cẩu tặc" chỉ chọn những con chó tầm 15kg trở xuống để dễ câu, vì những con chó lớn rất khỏe, khi bị ngoắc câu vào cổ, nó có thể vùng vẫy kéo cả "cẩu tặc" ngã xuống xe. Nhưng cũng không hiếm trường hợp những tên trộm đi cả ngày không tìm được con mồi nên đã liều lĩnh câu những con chó lớn như becgiê.
Việc câu chó diễn ra rất nhanh chóng, chớp nhoáng, chỉ trong vài phút con chó đã nằm trong bị của bọn câu trộm.
Chọn loại xe máy phân phối lớn, và thường là loại xe không có biển hoặc “cẩu tặc” thường trát bùn đất lên biển xe để khi bị đuổi, người dân vẫn không biết được biển số để báo cáo cơ quan chức năng.
Bọn câu trộm thường chọn thời điểm lúc mờ sáng, khi các nhà thường mở cho chó đi vệ sinh hay lúc trưa vắng người. Tuy nhiên, hiện nay với phương thức câu chó bằng cần câu, chúng liều lĩnh đi câu cả ngày lẫn đêm.
Có nhà bị chúng câu chó ngay trước mặt mà không làm được gì vì chúng đi xe máy, lại vác theo vũ khí. Chúng sẵn sàng ném dao, đá, gậy sắt... thẳng vào người dân nào dám đuổi.
Nhà anh Hà (huyện Nghi Lộc, Nghệ An) có con chó mẹ đang chuẩn bị sinh. Nhà anh chăm nó rất kĩ lưỡng nhưng một chiều chị Hân, vợ anh, đang đứng ở cổng thì bọn câu chó đi qua câu ngay con chó trước mặt chị.
Chị Hân cứ đứng sững người vì bất ngờ, chị chỉ hét với theo: “Này này, nhẹ chút thôi nó đang có thai đấy”. Câu chuyện dở khóc dở cười này được dân làng râm ran kể cho nhau suốt mấy ngày sau đó. Anh Hà cũng cho biết: “Đợt trước nhà có con chó mẹ mới đẻ được năm con chó con thì bị câu mất. Chó con khát sữa kêu suốt đêm, nhà tôi phải đổ sữa cho chúng ăn, nhưng mấy hôm sau mấy con chó con cũng lần lượt chết. Ức lắm nhưng không làm gì được”.
Một người dân trong làng cũng cho biết: “Nhiều năm nay gia đình tôi có dám nuôi nữa đâu, chó chưa kịp lớn đã bị câu”.
'Cẩu tặc' và những độc chiêu lúc nửa đêm
Cập nhật lúc 15:28, Thứ Tư, 21/04/2010 (GMT+7)
,
Vợ chồng đánh nhau vì... một con chó
Nhà ông Hoan (huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) có cho con chó lai nuôi được hơn một năm nay. Một buổi sáng mở cửa để đi làm đồng thì con chó từ trong nhà lao vút ra. Chợt nhớ quên cái điếu cày, ông quay vào nhà lấy thì nghe có tiếng xe máy, rồi tiếng con chó nhà mình oác lên một tiếng rất thảm thương.
Chiếc xe máy vù ga phóng như bay, ông Hoan chạy ra thấy con chó đã nằm gọn trong cần câu chó mà miệng ông ú ớ không kịp hét lên câu nào. Tên "cẩu tặc" còn quay lại, giơ mã tấu ra huơ huơ dọa ông... không được đuổi theo. “Mà đuổi bằng trời, bọn nó đi câu chó toàn chọn xe phân phối lớn, chúng tôi dẫu có xe máy cũng không đuổi kịp”.
Đàn chó con bị câu trộm mất con chó mẹ.
Trưa ấy, vợ ông tiếc của gắt cậu con trai: “Khóc gì mà khóc, mày khóc nó có về không. Ai đời sáng dậy mở cửa mà không thèm trông. Mất đứt mấy trăm bạc”. Ông Hoan ngồi đấy nóng mặt vì bị vợ nói bóng nói gió, quay lại gắt vợ. Trưa ấy cả làng ầm ĩ vì hai vợ chồng ông đánh nhau.
Nhà bà Ngạn (huyện Hưng Nguyên, Nghệ An) có 3 con chó. Đêm hôm đó, bà nghe tiếng huýt sáo ngoài đường. Sau đó là tiếng mấy con chó nhà mình sủa, bà Ngạn bật đèn lên xem thì nghe tiếng chó kêu oác một tiêng, rồi nghe tiếng xe máy vù ga phóng đi trong đêm.
Bà ngao ngán nhìn hai con chó chạy về nhà, con thứ ba to nhất thì không thấy tăm hơi đâu. Số là, biết nhà bà Ngạn có ba con chó, bọn câu trộm đã để ý từ lâu.
Chúng rình lúc đêm khuya, huýt sáo gây tiếng động để nhử đàn chó chạy ra và câu luôn con to nhất. Bà cho biết: “Từ trước đến giờ nuôi con nào bị câu con ấy, cứ lớn là bị câu mất. Người ta mất trâu mất bò còn báo cáo được cho chính quyền chúng tôi mất chó biết kêu ai?”.
Những mánh khóe “độc” của "cẩu tặc"
“Cẩu tặc” thường là người trong huyện, thành phố vì chúng nắm rõ được địa hình và lịch sinh hoạt của người dân. Đi câu trộm chúng thường đi hai xe máy, loại xe được chọn cũng là xe có phân phối lớn. Ngoài các đồ nghề mang theo, mỗi xe còn trang bị thêm mã tấu, dao mác…để nếu bị truy đuổi thì sẵn sàng chống trả.
Câu chó có rất nhiều cách, nhưng chủ yếu là dùng bả chó, thuốc mê, hoặc cần câu. Trước đây, bọn câu trộm thường trộn thuốc chuột vào miếng thịt rồi ném cho chó ăn. Đợi chó chết chúng cho vào bao tải xách đi, hay có thể thay bằng thuốc mê.
Viên thuốc mê được dắt khéo léo vào con cá nướng thơm nức, chó ăn vào sẽ ngã gục và bọn trộm ung dung xách về. Nhưng cách này chỉ làm được vào đêm khuya và không hiệu quả vì nhiều con chó ăn phải bả chạy lung tung, cắn xé mọi thứ nên tên trộm không thể nào bắt lại được.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, hiện nay, cách "cẩu tặc" hay dùng nhất là câu chó bằng cần câu. Cần câu chó được làm rất đơn giản từ một dây phanh xe đạp. Một đầu có thắt nút hình cái thòng lọng, đầu còn lại luồn qua một đoạn thanh tre hoặc thanh sắt.
Khi đi câu chó, "cẩu tặc" thường có hai người. Cho xe máy chạy rà rà quanh xóm, nếu thấy đường vắng và phát hiện ra con chó nào thì chúng cho xe chạy chậm lại nrồi ém chiếc vòng thắt sẵn qua cổ chó sau đó giật mạnh.
Con chó bị vòng dây thắt chặt cổ chỉ kêu lên được một tiếng rồi tắt thở. Lúc này “cẩu tặc” chỉ cần phóng xe nhanh qua khỏi "hiện trường" rồi cho con chó vào bao, lại tiếp tục sang các làng lân cận đi câu con khác. Cao điểm, có ngày chúng câu được 4, 5 con.
Được biết, "cẩu tặc" chỉ chọn những con chó tầm 15kg trở xuống để dễ câu, vì những con chó lớn rất khỏe, khi bị ngoắc câu vào cổ, nó có thể vùng vẫy kéo cả "cẩu tặc" ngã xuống xe. Nhưng cũng không hiếm trường hợp những tên trộm đi cả ngày không tìm được con mồi nên đã liều lĩnh câu những con chó lớn như becgiê.
Việc câu chó diễn ra rất nhanh chóng, chớp nhoáng, chỉ trong vài phút con chó đã nằm trong bị của bọn câu trộm.
Chọn loại xe máy phân phối lớn, và thường là loại xe không có biển hoặc “cẩu tặc” thường trát bùn đất lên biển xe để khi bị đuổi, người dân vẫn không biết được biển số để báo cáo cơ quan chức năng.
Bọn câu trộm thường chọn thời điểm lúc mờ sáng, khi các nhà thường mở cho chó đi vệ sinh hay lúc trưa vắng người. Tuy nhiên, hiện nay với phương thức câu chó bằng cần câu, chúng liều lĩnh đi câu cả ngày lẫn đêm.
Có nhà bị chúng câu chó ngay trước mặt mà không làm được gì vì chúng đi xe máy, lại vác theo vũ khí. Chúng sẵn sàng ném dao, đá, gậy sắt... thẳng vào người dân nào dám đuổi.
Nhà anh Hà (huyện Nghi Lộc, Nghệ An) có con chó mẹ đang chuẩn bị sinh. Nhà anh chăm nó rất kĩ lưỡng nhưng một chiều chị Hân, vợ anh, đang đứng ở cổng thì bọn câu chó đi qua câu ngay con chó trước mặt chị.
Chị Hân cứ đứng sững người vì bất ngờ, chị chỉ hét với theo: “Này này, nhẹ chút thôi nó đang có thai đấy”. Câu chuyện dở khóc dở cười này được dân làng râm ran kể cho nhau suốt mấy ngày sau đó. Anh Hà cũng cho biết: “Đợt trước nhà có con chó mẹ mới đẻ được năm con chó con thì bị câu mất. Chó con khát sữa kêu suốt đêm, nhà tôi phải đổ sữa cho chúng ăn, nhưng mấy hôm sau mấy con chó con cũng lần lượt chết. Ức lắm nhưng không làm gì được”.
Một người dân trong làng cũng cho biết: “Nhiều năm nay gia đình tôi có dám nuôi nữa đâu, chó chưa kịp lớn đã bị câu”.
- Ngọc Trang