• Chào mừng bạn Khách đến với diễn đàn, chúc bạn vui vẻ sinh hoạt cùng cộng đồng Vietpet.
    Diễn đàn đã có sẵn cơ sở dữ liệu tương đối lớn về các vấn đề thường gặp như thú y, huấn luyện, chăm sóc thú cưng..., bạn Khách vui lòng tìm đọc kỹ trước khi gửi câu hỏi.
    Lưu ý: Diễn đàn không chấp nhận ngôn ngữ chat, bài viết không có nội dung ( bài spam).

Cải thiện tầm vóc chó Việt

TaiVenh

Active Member
Xin phép các bác em lập ra topic này để cùng thảo luận tìm ra giải pháp khắc phục một trong những "yếu điểm" lớn nhất của các giống chó Việt: Đó là thể chất của các chú chó Hmong, Bắc Hà, Việt Dingo...

Đầu tiên xin phép được đề cập tới chất lượng của bộ khung (xương). Chó không thể phát triển tốt và có thể hình khoẻ mạnh khi bộ xương ọp ẹp, kém phát triển và có chất lượng/cấu trúc không đạt tiêu chuẩn.

TS. Alex khi khảo sát trên 1000 cá thể chó Việt tại các tỉnh vùng núi phía Bắc VN có một nhận xét chung về bộ khung như sau: "Tuyệt đại đa số chó bản địa VN (ở những vùng đã khảo sát) đều có bộ khung/xương kém phát triển và chất lượng dưới mức trung bình". Một trong những lý do chính dẫn đến "thảm hoạ" này chính là chế độ dinh dưỡng không đầy đủ và kém chất lượng, hay nói nôm na là chế độ ăn ĐÓI & KHÔNG ĐỦ CHẤT.

Khi tiến hành mổ tử thi một số chú chó, TS Alex đã có được bằng chứng rất rõ ràng để chứng minh cho những quan ngại của mình. Bộ xương của các chú chó xấu xố có cấu tạo xốp, kém vững chắc. Trên bề mặt của xương có nhiều lỗ thủng nhỏ - bằng chứng của việc xương kém phát triển do thiếu canxi.

Như chúng ta đều biết thì nguồn chính cung cấp canxi lại là các sản phẩm thịt, sữa chứ không phải từ lúa, gạo (rất nghèo canxi).
TS. Alex cho rằng, do điều kiện kinh tế có hạn, công với việc thay đổi phương cách sống (từ săn bắn --> trồng trọt, đặc biệt là trồng lúa), chế độ dinh dưỡng của các chú chó nuôi đã có sự thay đổi đang kể, và rất khôgn may là lại theo chiều hướng xấu. Từ việc được thừa hưởng các sản phẩm của các cuộc săn (thịt, xương, nội tạng... thú rừng), các chú chó bản địa VN đã phải chuyển sang thích nghi với các bữa ăn chủ yếu có thành phần là tinh bột (gạo, ngô, cám..).

Bản chất chó xuất thân từ sói, là giống ăn thịt và hầu như không có nhu cầu đối với tinh bột. Nay bị chuyển hẳn sang chế độ ngược lại, tức chủ yếu là tinh bột và hầu như không có protein (ngoài việc chúng tự "kiếm chác" ở đâu đó bằng cách săn các sinh vật nhỏ) thế nên việc "suy thoái" về thể chất là điều hoàn toàn dễ hiểu. Quá trình "suy thoái" này lại kéo dài từ hàng thập kỷ nay chính là lời giải thích cho "hiện trạng" thể lực yếu kém của đại đa số quần thể chó vùng núi phía Bắc.

Một trong những nguyên nhân chính tạm được coi là đã tìm ra. Vậy để giải quyết vấn đề này, chúng ta cần phải làm những gì?

Xin các bác đóng góp ý kiến thoải mái để cùng học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm nhằm tìm ra con đường đúng đắn. :wel:


 

Vladavia

Member
Em cũng đồng ý về việc thể chất của chó Việt còn khá khiêm tốn. Tất lẽ dĩ ngẫu khi người còn chả đủ thịt cá mà ăn thì chó lấy đâu ra. Nhưng lại phải suy 2 mặt của vấn đề, trong cái hoàn cảnh đói kém khó khăn đó, số lượng chó con sinh ra và không chịu được sự khắc nghiệt và bị triệt tiêu nhiều, những con còn lại vượt qua được là những cá thể rất tốt, sức chịu đựng dẻo dai và bản năng tồn tại mãnh liệt.
Càng lớn lên thì sự đói kém càng khiến nó phát triển hơn những đặc tính quý báu. Giờ nếu chúng ta mang về xuôi mà tẩm bổ kỹ càng cho nó quá, nó cần gì đáp ứng nấy thì liệu con chó sẽ tiến hoá hay thoái hoá bản năng đây?
Đành rằng dinh dưỡng là rất quan trọng và là điều kiện bắt buộc, nhưng em nghĩ còn quan trọng hơn là chúng ta phải nghĩ ra cách cung cấp dinh dưỡng như thế nào, để chúng vừa phát triển hình thể toàn diện, vừa giữ được nguyên vẹn tính cách.
 

catsamac

Member
Ý kiến của bạn rất hay và chính xác. Tuy nhiên, điều này hiện tại chưa thể thực hiện được. Vì loài chó không thể tự mình làm được điều này, chúng phải phụ thuộc vào con người nuôi dưỡng. Trong khi xã hội con người ta còn chưa cải thiện được tầm vóc là bao nhiêu. Đời sống kinh tế xã hội chưa phát triển được thì chưa thể làm được điều gì.

Khi mà đời sống xã hội phát triển, của cải vật chất dư thừa như thế các loài vật sống theo chúng ta mới có thể có cơ hội phát triển. Cuộc sống ở thành thị đối với một phần nhỏ cộng đồng rất đầy đủ. Nhưng đó chỉ là một bộ phận nhỏ ngoài mặt tiền đường, ngoài các quán nhậu và công sở thôi. Nếu bác nào đã lặn lội đi sâu vào ngõ ngách ngay trung tâm Hà Nội hay Tp. HCM đều có thể thấy mặt trái ngay trong lòng nó.

Một mặt trái nữa đó là chính những người "lắm tiền nhiều của" không ý được trách nhiệm xã hội khi ăn uống, tiêu xài hoang phí và hơn thế nữa các món ăn: chim sẻ roti, chim sẻ nướng, chân chim sẻ ngâm rượu, các món "tiểu hổ" (thịt mèo), thịt chim bồ câu, bao tử hươu ngâm rượu......vẫn là đặc sản. Vậy thì huống hồ thịt chó còn đỡ hơn mấy món trên.

Còn về vấn đề chó bị suy thoái do chuyển từ chế độ ăn thịt sang ăn ngũ cốc hoàn toàn không chính xác:

- Loài vật rất ý thức được thứ nó sẽ ăn, hoặc khi ăn không tiêu hoá được nó sẽ ói ra.

- Các loài chó hoang dã như chó sói thường nhỏ con hơn so với chó nuôi. Chứng tỏ chó nhà được cung cấp dinh dưỡng tốt hơn chó sói.

Vậy tại sao chó nhà thường yếu hơn chó sói:

- Do cuốc sống không phải đấu tranh sinh tồn để phát triển nên không cần phải cố gắng luyện tập. Giống như thanh niên thành phố thường rất yếu hơn thanh niên sống ở vùng nông thôn và miền núi.
 

KimCuong

Active Member
Xin được tiếp nối topic của anh TaiVenh về chủ đề "Cải thiện tầm vóc chó Việt" mà cụ thể là chó H'Mong cộc đuôi.

Đúng như bài viết của anh TaiVenh và nhận xét cùng nghiên cưu của Chuyên gia người Nga Alex, tôi cũng đã được tiếp xúc rất nhiều với dòng chó H'Mông cộc đuôi tại tỉnh Lào Cai thì nhận thấy rằng, điều kiện nuôi dưỡng của đồng bào vùng cao đối với các chú chó nhà thì kỳ thực là cực kỳ thiếu thốn, khẩu phần ăn rất nghèo nàn. Vì ngay bản thân đồng bào dân tộc đang còn sống trong điều kiện khó khăn, phải lo từng bữa cơm manh áo hàng ngày của chính bản thân và gia đình thì lấy đâu ra điều kiện chăm sóc cho vật nuôi.

Tôi đã trực tiếp được xem xét bữa ăn thực tế của các vật nuôi nói chung của người dân nơi đây, mà trong đó có cả chó Mông cộc (xin được nhắc lại là cả chó Mông cộc) thì thấy rằng, hầu hết các nhà dân đều cho các loại vật nuôi ăn chung trong 1 chiếc máng trước cửa nhà. Thành phần chính của thức ăn trong chiếc máng này là rau khoai và rau rừng được nấu chung với chủ yếu là cám ngô được pha với cám gạo. Ngoài ra không còn thành phần nào khác. Và cũng chỉ hoạ hoằn lắm thỉnh thoảng mới được bữa cơm ngon khi nhà có cỗ.

Chắc rất nhiều bác đã lên vùng cao thì đã biết đến loại Lợn cắp nách, nuôi 1 năm vẫn chỉ bằng cái nắm tay, rồi tiếp theo nữa thì chỉ lớn lên được chút xíu. Con lợn cắp nách to được 10kg thì đã được coi là quá to so với khối lượng quy định. Thế nên chúng ta cũng có thể suy ra thì chó Mông cộc được nuôi cùng trong điều kiện như thế thì chắc chắn sẽ không đạt được vóc dáng chuẩn của giống nòi.

Vấn đề Cải thiện vóc dáng chó thuần Việt thì theo tôi cho rằng, chúng ta nên theo hướng chăm sóc và phát triển ngay tại địa bàn cư trú của giống loài này. Vì theo một số kinh nghiệm của anh em đã và đang nuôi Mông cộc tại đồng bằng và Hà Nội thì trong môi trường ồn ã như thủ đô thì dòng chó Mông cộc đã có biểu hiện phản ứng với điều kiện này.

Mục tiêu của anh em thành viên Vietpet có nên chăng hãy gây dựng và phát triển chung sức cùng anh em Vietpet trên vùng cao, và khi đã gây dựng được những cá thể xuất xắc thì bước tiếp theo sẽ chuyển vùng về miền xuôi có điều kiện nuôi dưỡng hơn?

Một câu hỏi nhờ anh em chỉ giáo. Cảm ơn nhiều./.
 

TaiVenh

Active Member
Lý luận của Vlad cũng có lý. Nhưng có vẻ như nó hơi đi chệch sang một hướng khác rồi.

Xin lấy một ví dụ trực quan để giải thích rõ hơn chút nữa về ý nghĩa của vấn đề đặt ra ban đầu.

Ông Alex khi huấn luyện ku Quít (giống Vietdingo) một số bài tập đòi hỏi thể lực đã nhận xét: về cơ bản Quít là một chú chó rất có năng khiếu học hỏi, có thể lĩnh hội và làm theo yêu cầu của HLV khá nhanh. Tuy nhiên, do thể lực ở mức trung bình - trung bình yếu nên độ chính xác của việc thực hiện các động tác còn cần phải cải thiện nhiều hơn.

Và sau 3 tuần được chăm sóc với chế độ dinh dưỡng tạm gọi là "chuẩn" thì kết quả đạt được khác xa so với ban đầu.

Vậy thì, có lẽ việc chúng ta cần làm là tìm ra giải pháp thích hợp để "cải thiện" lên hơn nữa thể lực của các chú chó Việt.
 

Vladavia

Member
Lại thêm một vấn đề khó nữa bác KC ạ,
Nói nôm na thì anh em ta ở dưới này tuy rằng cũng vật lộn với cơm áo gạo tiền nhưng dù sao vẫn còn đỡ cực hơn trên đó nhiều. Giờ đây kiếm được người vừa có điều kiện, lại vừa "thích" chó thì quả thật khó khăn vô cùng. Chúng ta hãy tự nghĩ những cách chúng ta có thể làm được đã. Còn về phần "xã hội hoá nuôi chó toàn dân" (lời hóm của thiếu tướng Khánh), thì sẽ là mục tiêu dài hạn.

(Lúc post chưa thấy bài anh TV. phải edit thêm vậy :D)
Bàn tiếp về chủ đề chính, mong mọi người góp ý cho phương pháp mà em đang áp dụng về cách cung cấp dinh dưỡng cho chó. Em đang trực tiếp nuôi 2 con, và gián tiếp chăm sóc 3 con - toàn HMông và Bắc Hà. Của đáng tội vẫn còn khó khăn thật nhưng 1 tuần 3,4kg cổ gà và đầu cá cho chúng nó thì vẫn cố được. Có lẽ như vậy tuy ko quá nhiều nhưng cũng có vẻ là tạm đủ cho chúng. Anh TV nghiên cứu sinh hoá chắc rõ hơn em vấn đề này, em nhớ ngày xưa có đọc một bài báo nói về công thức tính kcal dựa trên cân nặng, ý là cân nặng bao nhiêu thì mỗi ngày phải nạp bao nhiêu kcal (đại khái vậy, vì em dốt Sinh). Có thể chúng ta áp dụng như thế chăng? Ngoài ra thì đạm bao nhiêu, canxi bao nhiêu, vitamin bao nhiêu, chất xơ bao nhiêu. Cứ nên bám vào khoa học trước anh ạ, rồi ta sẽ điều chỉnh để phù hợp với thực tế. Vả lại ko biết ông Alex có tiết lộ công thức mẫu nào đó cho việc chăm sóc hàng ngày, và chăm sóc đặc biệt ko nhỉ? Anh thử khều ông ấy xem có tiết lộ ko?


Hiện tại em không sắp xếp riêng rẽ từng bát ăn, từng khẩu phần mà thường hoà trộn đều sự phân phát đó cho tất cả. Khi không chia riêng rẽ thì bọn chúng luôn phải cố gắng để dành phần thức ăn nhiều hơn cho mình, chúng không thể dửng dưng chủ quan rằng "chắc chắn chỗ này là của tao rồi, chả đi đâu mà vội, chả sợ thằng nào tranh cướp". Xung đột chắc chắn xảy ra, con mạnh hơn lẽ dĩ nhiên dành được nhiều hơn, nhưng con yếu hơn cũng qua đó tìm được phương pháp láu cá để kiếm phần thức ăn cho mình (nuốt cả cái cổ gà rồi sau đó mang đi chỗ khác nôn ra ăn lại chẳng hạn). Tất nhiên mình luôn phải để mắt để hoà giải những vụ ồn ào hơi to to một tí. Ngoài ra khi chơi đùa, chúng cũng được em bổ sung thêm thức ăn qua các động tác khen thưởng. Để bổ xung canxi thì em cho uống canxi dạng viên (cũng như thưởng, vì nó thơm chó thích nên khi huấn luyện cũng có thể thay thức ăn 1,2 viên).
Tạm thời mới nhớ được vậy,
 

TaiVenh

Active Member
Hay quá, đề cập tới vụ Canxi em xin chia sẻ luôn cùng các bác kinh nghiệm học được từ ông Alex.

Theo như bố ấy nói thì canxi bán ở dạng viên chưa phải là loại tốt nhất. Lý do là vì nó ở dạng hòa tan, rồi gì gì nữa... xin lỗi vì em ko nhớ chính xác. Đối với chó, loại canxi tốt nhất để bổ xung cho hệ xương chính là canxi có nguồn gốc từ thiên nhiên. Và hay nhất là ta có thể kiếm ra chúng rất dễ dàng, cũng như việc chế biến chúng thành sản phẩm để bổ xung hàng ngày cho cún cưng cũng khá đơn giản.

Cách làm như sau ạ:

Các bác đi ăn hải sản, nhớ vác về vỏ sò, vỏ ngao.... Sau đó nung đốt các mảnh vỏ này lên tới khi chúng chuyển thành màu trắng tinh khiết, ngửi không có mùi khét (chứng tỏ rằng các chất hữu cơ thành phần đã bị cháy hết).

Sau đó nghiền nát các vỏ sò thành bột thật mịn. Sản phẩm chuẩn cần phải có màu trắng xám, không mùi khét.

Tiếp theo, các bác mua chanh về, vắt lấy nước trộn vào bột để trung hòa chất kiềm có trong bột vỏ sò.

Sau khi khô các bác thu được một lượng bột canxi gần như nguyên chất (hay nói đúng hơn là pha ít tạp chất). Mỗi bát thức ăn cho chó pha thêm 1 thìa cà phê nhỏ bột này. Đảm bảo với các bác nếu làm đúng theo qui trình thì ta có thể một phần yên tâm về chế độ can xi cho chó rồi đó ạ.

Đúng tiêu chí NGON - BỔ - RẺ - DỄ LÀM, phải không các bác?

PS: Một số bác có quan niệm sai lầm rằng Mai mực chứa nhiều canxi, có thể dùng để bổ xung cho chó. Tuy nhiên, xin thông báo rằng Mai mực được cấu tạo bởi chất chitin (nôm na gọi là chất sừng thì phải). Và chất này thì hoàn toàn không phải là canxi nên không giúp gì cho chó của các bác được đâu ạ.
 

matadorvn

Member
Thật là một vấn đề rất thiết thực
Xin các anh em chia sẻ thêm kinh nghiệm để cải thiện thêm giống nòi của các dòng chó Việt

Mình cứ suy ra từ dân Nhật ấy: hồi xưa dân Nhật cũng nhỏ con như dân mình sao bây giờ tụi nó to cao thế kg biết
Anh em nhà ta mà có cách chăm sóc chuẩn khéo Phú Quốc Việt Nam lên được 35 - 40Kg chăng??? được thế thì tụi chó Thái chạy mất mất đuôi rồi

hahahahhahah
 

catsamac

Member
Thật là một vấn đề rất thiết thực
Xin các anh em chia sẻ thêm kinh nghiệm để cải thiện thêm giống nòi của các dòng chó Việt

Mình cứ suy ra từ dân Nhật ấy: hồi xưa dân Nhật cũng nhỏ con như dân mình sao bây giờ tụi nó to cao thế kg biết
Anh em nhà ta mà có cách chăm sóc chuẩn khéo Phú Quốc Việt Nam lên được 35 - 40Kg chăng??? được thế thì tụi chó Thái chạy mất mất đuôi rồi

hahahahhahah
Nếu nước mình ai cũng lao động giỏi như người Nhật hay Mỹ, kinh tế nước mình sẽ phát triển mạnh như họ, chó PQ không chỉ như chó Thái Lan mà chắc phải nặng như Rot và không hơn Bec.
 

Vladavia

Member
Uầy dời, xin phép các bác em bẻ vô lăng lại về chủ đề chính nhé. Không khéo từ đang từ dinh dưỡng sang đến chó lại đến người, rồi thì một hai hôm nữa lại thành quốc gia đại sự mất thôi.

Bác TV cho em hỏi thêm cái, cái độ hoà tan của chất bột đó sau khi ngấm vào dung dịch nước bọt và dạ dày như thế nào hả anh? Cũng có nhiều người nói vỏ trứng rất nhiều canxi, tuy nhiên vỏ trứng khó tiêu, tuy ko giã mịn ra nhưng em cũng bóp nhỏ vụn ra rồi. Tuy nhiên chó ăn vào và vẫn bài tiết ra như vậy chứ ko tiêu được.
Của đáng tội tại thấy cách làm cũng kì công, phải hỏi rõ trước chứ không làm thấy vất vả quá. :D :D :D
 

TaiVenh

Active Member
Bác TV cho em hỏi thêm cái, cái độ hoà tan của chất bột đó sau khi ngấm vào dung dịch nước bọt và dạ dày như thế nào hả anh? Cũng có nhiều người nói vỏ trứng rất nhiều canxi, tuy nhiên vỏ trứng khó tiêu, tuy ko giã mịn ra nhưng em cũng bóp nhỏ vụn ra rồi. Tuy nhiên chó ăn vào và vẫn bài tiết ra như vậy chứ ko tiêu được.
Anh không check nên cũng không rõ nữa. Chỉ thấy Cọp và Beo ăn bình thường. Và output cũng bình thường, không có biểu hiện gì khác lạ.

Bột thì anh dùng chày + cối inox giã nên rất mịn. Dùng ngón tay miết không hề có cảm giác gợn.

Một cách nữa đơn giản hơn, cũng có thể thử. Đó là mua phấn trắng về vứt ở sân. Nghe nói chó sẽ tự liếm láp, gặm nhấm phấn để tự bổ xung canxi. Tuy nhiên vụ này TV không tự làm nên không có gì để chia sẻ với các bác cả :D.
 

BUBBA

Super *********
Ngày xưa em nuôi lợn vẫn dùng bột xương bột sò là canxi, bột này bán nhiều ở tiệm thức ăn gia súc lắm ạ. Không cần phải làm bột xương bột sò thủ công như các bác đâu ạ.

Giải pháp đơn giản, rẻ tiền là ta mua thuốc canxi cho người í, 2000đ/vĩ cho chó ăn, sạch, nhanh, tiện lợi, chó dễ hấp thụ ạ.
 

Vladavia

Member
Bố Bubba vui tính ghê, người ta đang từ thuốc chuyển sang thủ công, giờ lại thủ công chuyển về thuốc. Thế thì hoá thành hoà cả làng rồi. :D :D :D

Những thức ăn gia súc thì em ko chắc, và cũng ko dám mạo hiểm, vì chúng toàn kèm thêm một số chất tăng trọng. Ăn vào con chó lại cứ ngơ ngơ ngẩn ngẩn cười cười suốt ngày thì buốt lắm.

Còn vụ phấn trắng thì cũng tương tự như con chó hay cào vôi tường ra liếm láp, cái này đúng là bản năng :D Em rất thích những hành động bản năng để tồn tại của chúng như vậy.

Lại bàn về dinh dưỡng, em chỉ biết rằng ở lớn sẽ tiêu thụ ít calo hơn lúc còn bé, vì khi lớn giai đoạn đốt cháy năng lượng xảy ra chậm hơn. Và mùa đông thì lượng calo bị đốt cháy nhiều hơn mùa hè. Ở người lớn, ta cần khoảng 1600 kalo 1 ngày (nếu làm việc nhiều thì nhiều hơn). Vậy ở chó thì thế nào nhỉ?

Nói tiếp về cái thịt hơi oai oai của bên "công nghệ chuyển vùng", nếu thịt đã hỏng chắc mấy chị hàng thịt chẳng tiếc rẻ gì mà chả bán tống cho ta. Lại thêm một giải pháp kinh tế nữa, he he he!
 

TaiVenh

Active Member
BB có thể check lại vụ bột sò bán ở tiệm thức ăn gia súc được không?

Về can xi cho người, có loại cốm can xi dùng để bổ xung can xi cho em bé. Nhưng loại này chó ăn nhiều dễ bị Tào Tháo đuổi lắm.
Loại canxi viên dạng nước thì không nên dùng, lý do như đã giải thích ở bài đầu.
Còn 1 loại canxi nữa dùng cho nguời cũng không dùng được vì có bổ xung vitamin D. Nếu dùng loại này cho chó dễ gây mất cân bằng Vitamin --> cũng không ổn.

Chính vì vậy nên nếu ko kiếm được loại bột sò làm sẵn như chú BB nói, em sẵn sàng bỏ chút công sức ra để "chế biến" bột can xi made by TV hì hì. Mất công tý nhưng yên tâm hơn các bác ạ.
 

mike1803

Member
Em thấy bác KC nói có lý.Nếu ta phát triển giống chó mông cốc trên vùng cao như sapa hoặc Bắc Hà thì bọn này sẽ dễ ptriển hơn.Ngoài ra em thấy bọn chó ở trên đấy thường to hơn chó ở các vùng đồng bằng,và chó ở đồng = mang lên đấy cũng to hơn nuôi ở dưới này => sao ta không lập 1 trại nuôi tập trung ở trên đấy? với các kinh nghiệm và kiến thức đã có của các thành viên yêu chó Việt thì việc nhân giống và phát triển là không khó. => để cải thiện tầm vóc chó Việt ta nên tìm 1 vùng có đk thích hợp trc rồi mới áp dụng kiến thức và kinh nghiệm vào thì mới có thể pt lâu dài đc. Còn việc mang chó về dưới xuôi theo em chỉ có thể tạm bảo tồn và gìn giữ giống chó quý này thôi.
Em có nói gì sai các bác thông cảm nhé ^^
 

TaiVenh

Active Member
Nói tiếp về cái thịt hơi oai oai của bên "công nghệ chuyển vùng", nếu thịt đã hỏng chắc mấy chị hàng thịt chẳng tiếc rẻ gì mà chả bán tống cho ta. Lại thêm một giải pháp kinh tế nữa, he he he!
Sợ không đến lượt anh em ta đâu chú Vlad ơi. Nghe nói những hàng kiểu như thế này đều được các quán cơm bụi đặt hàng tiêu thụ hết rồi. Băm chặt rồi tẩm hành xả tỏi vào là thơm phức ngay :praying:$-).

Sorry vì hơi lạc đề, kính mời các bác ta cùng hiến kế tiếp ạ :-bd
 

ngochien

Member
Em thấy topic hay quá nên xin bon chen một chút có gì không phải các Bro bỏ qua nhé.
Từ đầu topic đến giờ em thấy các Bro chủ yếu bàn luấn về vấn đề dinh dương chó cún để cải thiện tầm vóc cho chúng. có một vài bác đề cập đến vấn đề môi trường sống của chúng. Nhung em chưa thấy bro nào đưa ra những thông tin về điệu kiện môi trường sống cho chúng. "Nhiệt độ, độ ẩm, nồn độ bụi, tiếng ồn..." Bro nào có tài liệu share cho em tham khảo với? Ông alex gì đó đã mất công nghiên cứu về chúng như vậy mà không có cài liều nào nói về vấn đề này sao hở bác Taivenh.

- EM đồng ý với các bro dinh dương là vấn đề quan trong và thiết yếu để cải thiện tầm vóc cho chúng. ngoài ra còn có rất nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến vóc dáng của chúng. em gửi các bro một số ý kiến chủ quan như sau:
- Dinh dưỡng không hoàn toàn quyết dịnh đến vóc dáng. vóc dáng còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác cũng quan trọng không kém dinh dưỡng như: chế độ tập luyện, môi trường sống, gene di truyền ...?
Chẳng hạn là động vậth bậc cao như chúng ta chẳng hạn, có rất nhiều người có cuộc sống vương giả, ăn sơn hào hải vị chẳng thiếu thứ gì nhưng sống trong tình trạng lý không thoải mái, môi trường sống không trong lành, phù hợp, lười tập luyện... thì vóc dáng chỉ được cải thiện không đáng kể và sức khỏe chắc chắn sẽ không ổn. vì vậy em xin có ý kiến là trước khi bắt tay vào cải thiên vóc dáng cho chó chúng ta cần có những con chó khỏe để làm giống, khỏe cả về thể chất lẫn tinh thân " to chưa chắc khỏe, khỏe chưa chắc to" còn nếu chúng ta làm được cả hải điều vừa to vừa khỏe thì tốt quá còn gì bằng.
- Để cải thiện vóc dáng cần phải có thời gian chăm sóc, và tìm hiểu nhiều hơn về chúng để rút ra những kinh nghiệm chăm sóc tốt cho từng gống " HM, Bắc Hà...",
- Cải thiện dần dần từng bước theo từng thế hệ, mỗi thế hệ cải thiện một chút thì kiểu gì khoảng 3-5 đời sau vóc dáng chúng sẽ được cải thiện. đúng vậy không các Bro.

Tóm lại em theo quan điểm của em là:
Chắm sóc để có được nhứng chú BH, HM làm giống khỏe mạnh về thể chất, thông minh sáng tạo về tư duy "Khôn". cải thiện từng bước cho các thế hệ sau của chúng cả vể thể chất và tinh thần.

trên đây là một vaì ý kiến chủ quan của e.
có gì không phải các Bro nhắc nhở nhẹ và bỏ qua cho e nhé.

Cảm ơn các Bro đã đọc
Thân

cảm ơn các bro đã dọc.
 

TaiVenh

Active Member
Đồgn ý với ý kiến của Vlad và ngochien về các yếu tố khác có thể ảnh hưởng tới tầm vóc, thể trạng của chó như môi trường, tiếng động, ô nhiễm, khí hậu ...

Tuy nhiên, sở dĩ vấn đề dinh dưỡng được TV lựa chọn để bàn luận đầu tiên vì các lý do sau đây:

1. Đây là yếu tố có hiện trạng tồi tệ nhất. Xin nhắc lại là chế độ dinh dưỡng dành cho chó bản địa VN ở vùng cao hiện nay có thể diễn đạt bằng 2 từ: KHÔNG ĐỦ và KHÔNG ĐÚNG

2. Đây là yếu tố ta có thể chủ động điều chỉnh nhanh nhất và đơn giản nhất. Theo các số liệu KH mà TV có thì với một chế độ dinh dữơng tối ưu, sự vượt trội của các cá thể được chăm sóc tốt sẽ đạt cao hơn khoảng 20% so với trung bình. Cũng khá ấn tượng phải không các bác?
 

Vladavia

Member
Ý kiến của bác Ngọc Hiền nói rất đúng, nhưng chúng ta cứ phải đi dần dần và cụ thể, từng vấn đề một để rút ra được những kết luận quý báu. Ví dụ như khi đã tạm thống nhất với dinh dưỡng rồi, ta chuyển sang huấn luyện, hoặc cách chăm sóc blah blah...Phải không ạ? Cứ nên đi theo trình tự tiêu chí topic đưa ra, như vậy chúng ta cũng tỏ ra tôn trọng ý của người mở topic.
Bác cũng nói đúng một ý nữa là chỉ có vừa nuôi vừa rút kinh nghiệm, đôi khi nếm trải cả đau thương mất mát thì mới có được những bài học quý báu.
Còn về vấn đề những số liệu về nhiệt độ, độ ẩm... thì bác cứ xem các thông số của vùng cao đó thế nào thì đó là con số lý tưởng cho chó thôi. Hehe...
 

1stLady

Member
Tôi thấy vấn đề này rất hay - nhưng lại mang tầm vĩ mô quá.

Cần 1 người tiên phong có tâm huếyt xây dựng chuồng trại và phát triển giống chó này - đi kèm với kinh doanh để quay vòng đầu tư trở lại thì mới có hy vọng. Vả lại các giống chó VN vẫn không được chính những người VN yêu thích bằng các giống chó ngọai nên vấn đề kinh doanh sẽ rất khó. Hiện nay chỉ có giống chó PQ là có thể kinh doanh được thôi ợ nên chó PQ đang có nhiều tiến bộ đáng kể.

Nên chăng chỉ nên thu hẹp phạm vi giữa các thành viên với nhau (có điều kiện) mỗi người nuôi 1 con được tuyển chọn kỹ từ bé, với chế độ tối ưu rồi nhân giống từ từ trong hội. Sẽ có 1 đàn chất lượng trong nay mai thôi ạ.

Thân.
 
Top