greenvet-hanoi
Chuyên gia thú y
Các trang web có liên quan đến thịt chó.
Tác giả tổng hợp và trích từ nhiều trang web với nhiều ý kiến khác nhau xoay quanh vấn đề thịt chó. Cái thói quen ẩm thực khoái khẩu qua bao đời nay ở Việt nam, nay đã có nhiều thay đổi do văn minh vật nuôi và tình yêu thương loài vật tốt bụng này và vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm trong món ăn thịt chó.
Ngoài ra còn các thông tin về thương mại thịt chó, xuất nhập khẩu thịt chó để tham khảo.
1. Chuyện ở làng chuyên nghề thịt chó.
Sau nhiều năm đi tìm nguồn hàng, anh Tu đã phát hiện ra nguồn chó mua ở Lào, Thái Lan vừa rẻ, lại dễ tìm. Anh Tu kể: Lúc đầu đi tìm nguồn cũng không phải dễ, vì trước đây tôi thường đi các tỉnh Bắc Ninh, Hòa Bình, Bắc Giang để tìm nguồn hàng. Một người bạn đã mách nước, nếu sang được Lào, hoặc Thái Lan mà mua chó thì rất rẻ. Vì thế tôi đã sang Lào, lúc đầu cũng gặp rất nhiều khó khăn vì mình chưa quen mối, nếu có một xe hàng tôi phải đi mất cả từ 5 đến 7 ngày. Bây giờ thì đã qua thời đó, sau mấy năm liên tục cất hàng của họ, tôi đã tạo được một niềm tin chắc chắn.
2. Cẩm thận với thịt chó không rõ nguồn gốc:
Đến thời điểm này, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn vẫn chưa có quy định về kiểm dịch động vật đối với sản phẩm thịt chó (Do quy ước quốc tế về Bảo vệ động vật). Trong khi đó các loại thịt gia cầm khác như lợn, bò đều phải qua kiểm dịch trước khi đưa ra thị trường.
3. Cảnh báo nguyên nhân từ thịt chó:
Từ lâu, thịt chó là món ăn khoái khẩu của nhiều người. Chả thế mà vào dịp cuối tháng, các cửa hàng thịt chó ở Nhật Tân, Tam Trinh, Hàng Than, Nguyễn Khang (Hà Nội), vẫn nườm nượp thực khách vào, ra. Trong khi đó, Ban chỉ đạo liên ngành Vệ sinh an toàn thực phẩm TP Hà Nội nhận định: Cửa hàng kinh doanh thịt chó không rõ nguồn gốc rất nhiều (các cửa hàng này thường không có điểm bán cố định), cho nên nguy cơ mắc tiêu chảy cấp do phẩy khuẩn tả là rất cao.
Kết quả điều tra dịch tễ các đợt dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm có nguồn gốc phẩy khuẩn tả các năm 2007, 2008 cho thấy có tới 70% số người mắc bệnh trước khi nhập viện đều có ăn thịt chó, mắm tôm, rau sống. Ðặc biệt, qua điều tra dịch tễ của Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội cho thấy, 100% số người mắc tiêu chảy cấp do phẩy khuẩn tả từ đầu năm đến nay trên địa bàn thành phố đều đã từng sử dụng thịt chó.
4.Thịt chó nhiễm vi sinh:
"Không có chuyện các quán làm thịt chó chết lâu ngày hoặc đã hôi thối như mọi người thổi phồng đâu, tuy nhiên thịt chó đã chết từ một đến hai ngày hoặc chó bị ghẻ thì không thể tránh khỏi. Đó là chưa kể những chú chó bị đánh bả. Chỉ cần thui rơm vàng và vài chiêu thức khử mùi, thì chó dù chưa được chế biến cũng có thể qua mặt được khách", ông này hé lộ.
5. Ăn thịt chó dễ mắc bệnh tả:
Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, ông Nguyễn Tuấn Anh cho biết, chiều qua, ngày 13/5, kiểm tra ở 4 lò mổ chó thì 5/6 mẫu kiểm tra có kết quả dương tính với phẩy khuẩn tả. Có xét nghiệm nước ở một số lò mổ lúc chưa rửa thịt chó thì không có phẩy khuẩn tả, nhưng sau khi rửa xong thịt chó thì nước thải này có phẩy khuẩn tả! Ông Tuấn Anh cũng cho hay, quẹt mẫu thử trên chiếc dao thái, chặt thịt chó cũng có phẩy khuẩn tả. Như vậy, với thịt chó không rõ nguồn gốc, không được kiểm dịch thì có nguy cơ nhiểm khuẩn tả rất cao. Cộng thêm việc ăn thịt chó với rau sống, mắm tôm sống thì nguy cơ càng cao hơn. Người tiêu dùng dù “mê” thịt chó đến đâu trong thời gian dịch bệnh này cũng nên tránh ăn ở những nơi bán thịt không có nguồn gốc xuất xứ để bảo vệ sức khỏe của chính mình.
[FONT=times new roman,times]
6. Thịt chó ở đâu ra mà bán nhiều đến vậy?
[/FONT]
Xin thưa, đó là chó do bọn bắt trộm chó bắt của người dân, sau đó bán cho các lò mổ chó nằm rải rác trong thành phố (hẻm nhà thờ Tân Chí Linh, đường Phạm Văn Hai, Tân Bình; khu vực Cầu Kiệu; quận Tân Phú…).
Chiều đến, rất nhiều xe gắn máy chở các lồng chó từ ngoại thành (Quận 12, Hóc Môn) và các tỉnh lân cận (Đồng Nai, Bình Dương) vào nội thành để cung cấp cho các lò mổ. Thử hỏi trong số các chú chó sắp bị làm thịt đó, có bao nhiêu con có nguồn gốc hợp pháp?
7. Thịt chó ở Dương Nội , Quận Hà Đông, Hà nội: Nội bất xuất, ngoại bất nhập:
Nhằm hạn chế vi khuẩn tả tiếp tục lây lan, toàn bộ 28 hộ giết mổ, kinh doanh thịt chó ở xã Dương Nội (quận Hà Đông, Hà Nội) tạm thời phải ngừng hoạt động trong ít nhất 15 ngày. Đây là một trong những "phố" thịt chó sầm uất nhất và cũng là ổ dịch tả ở Hà Nội.
8. Khó kiểm soát giết mổ thịt... chó !
Không có quy định kiểm soát giết mổ nên thịt chó “thoát” luôn việc kiểm dịch!
Tháng 5-2008, trong “làn sóng” căn bệnh tiêu chảy cấp nguy hiểm, Báo Pháp Luật TP.HCM từng có bài phản ánh thịt chó bày bán tràn lan nhưng không ai kiểm soát, không ai quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Khi đó, Chi cục Thú y TP từng cho biết nhiều lần kiến nghị Cục Thú y sớm ban hành quy trình kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y đối với thịt chó nhưng không có thông tin phản hồi.
Ông Đậu Ngọc Hào, Phó Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NN&PTNT):
Giết mổ thịt chó cũng phải đảm bảo vệ sinh...
Ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới, chó là loài vật dùng nuôi làm cảnh, nhiều nước còn coi như bạn của người. Và việc ăn thịt chó chỉ mang tính địa phương, là thói quen của số ít địa phương, vùng miền. Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới chỉ có quy trình giết mổ gia súc, gia cầm mà không hề có quy trình đối với chó hay động vật nào khác. Nếu như ta ban hành quy trình kiểm soát giết mổ thịt chó thì cũng phải nghĩ tới cả quy trình kiểm soát giết mổ mèo, chuột hay loài động vật nào khác.
9. Sôi động làng xuất nhập khẩu "cầy"
Ngoài nguồn hàng do cánh lái buôn thu gom từ các hộ gia đình ở các miền quê thuộc Thanh Hoá, Ninh Bình, Nam Định... đầu nậu chó còn sang các nước láng giềng như Lào, Thái Lan... mua về.
Đúng 3 tháng, kể từ ngày phẩy khuẩn tả được phát hiện trong các mẫu thịt chó ở Hà Nội, thời điểm bắt đầu của "cơn bão" đối với dân chế biến và buôn bán... cầy tơ, tôi về làng Sơn Đông, xã Thành Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá. Đây là làng nghề nổi danh về "xuất nhập khẩu chó" ở miền Bắc. Dấu hiệu hồi phục đã thấy rõ, khi ngay từ đầu làng đã bắt gặp cánh "lái chó" chạy xe máy vèo vèo chở những lồng sắt, xe tải nằm chờ những chuyến hàng đi các tỉnh.
"Ngày mai, chuyến hàng đầu tiên từ Thái Lan kể từ khi xảy ra bệnh tiêu chảy cấp mới nhập về", anh Mạnh cho biết. Thấy tôi tỏ vẻ ngạc nhiên khi nhìn vào khu chuồng đang nhốt 200 con chó, anh bảo "có đơn hàng đặt mua loại chó được nuôi trong các gia đình ở quê nên tôi mới gom để chiều nay đưa ra Hà Nội".
Trong khi trò chuyện với anh, thi thoảng lại có người thu gom chó lẻ chở theo những lồng sắt chật cứng định phi xe vào. Anh Mạnh ra hiệu từ chối, họ lại quay xe đi lên phía trước. Tôi hỏi anh, sao không nhập hàng tiếp, "phải có đơn đặt hàng trước mới dám nhập".
Thì ra, sau khi "cơn bão" tiêu chảy cấp, các quán "thịt cầy 7 món" giảm hẳn doanh thu nên các đại lý phải cung cấp hàng cầm chừng. Anh Mạnh còn cho biết, thời kỳ trong "tâm bão", chuồng của anh trống trơn. Còn lúc hoàng kim, khu chuồng của anh nhốt cỡ 1.000 con chó.
Chó chờ xuất đi các tỉnh.
Ban đầu, họ còn xuất hàng sang cả Trung Quốc. Hiện nay, thị trường này không có nhu cầu nên họ chỉ tiêu thụ tại thị trường nội địa như Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Phòng... Anh Mạnh cho biết, nếu không có dịch bệnh, mình anh đánh hẳn một ôtô tải đi "rải" tại các đầu mối ở Ninh Bình, Dương Nội (quận Hà Đông), Quốc Oai (Hà Tây cũ) nhưng nay thì vài gia đình chung một chuyến xe.
10. Làng giàu lên từ... thịt chó
Nhìn từ thôn Cao Hạ (Đức Giang, Hoài Đức, Hà Tây), một địa chỉ cung cấp thịt chó có bề dày cho Hà Nội có thể thấy rằng nghề này không chỉ đem lại việc làm mà còn giúp nhiều hộ dân làm giàu. Chính bởi thế nên nhiều gia đình đã đầu tư máy vặt lông để rút ngắn thời gian giết mổ và tủ bảo ôn để giữ thịt tươi lâu.
Ngày 12/5, theo đường Láng - Hòa Lạc, chúng tôi hỏi đường đến làng thịt chó (Cao Hạ, Đức Giang, Hoài Đức, Hà Tây). Vòng qua vòng lại cái chợ cóc mọc giữa làng, bên cạnh ao tù nước xanh màu rêu, chúng tôi không tài nào tìm được một hàng thịt chó. Bà cụ bán hàng ven đường thủng thẳng: "Bây giờ người ta đi cất hàng ở Hà Nội chứ có bày ra chợ đâu mà hỏi".
Máy vặt lông chó công nghệ cao
"GDP" giảm do dịch, chó Thái Lan nhập khẩu:
Sau sự tiếp xúc e dè ban đầu, dần dần chị cởi mở rồi tâm sự: Nếu không đánh hàng từ Thái Lan về, giá thịt chó phải lên đến 100.000đ/kg. Chó của Thái Lan nạc, chắc thịt chứ không như chó thu gom ở các vùng quê trong nước.
Nhờ có nguồn cung cấp này mà giá chó trong nước không biến động nhiều. Nói rồi, chị dẫn giải, một chú chó trước khi về đến Cao Hạ đã bị gom, nhốt 5 - 7 ngày. Về đến nhà chị có khi phải nuôi nhốt lên đến cả 10 ngày rồi mới thịt. Nếu chó không khoẻ, phải qua ngần ấy đường đất chỉ có chết.
11. Thịt chó trên trang Wikipedia tiếng Việt:
Trong ca dao Việt Nam có gián tiếp nhắc đến món thịt chó:
Con gà cục tác lá chanh
Con lợn ủn ỉn mua hành cho tôi
Con chó khóc đứng khóc ngồi
Bà ơi đi chợ mua tôi đồng riềng
Hiện ở Việt Nam tín đồ của món thịt cầy ngày càng nhiều hơn nên cung luôn hụt so với cầu; hiện nay, ngoài việc nuôi chó thịt có khi còn phải nhập khẩu thêm từ Lào, Campuchia để cung ứng cho thị trường. Cũng chính vì đó mà nạn bắt trộm chó cũng hoành hành rất dữ, có nơi được ví như "cẩu tặc". Ngoài việc mất đi con vật yêu còn có vấn đề sử dụng bả để bắt chó đã làm ảnh hưởng đến chất lượng của thịt và gây độc hại cho người ăn.