hchungkt80
Dịch giả Vietpet
Vừa mở cửa cho mèo ăn, cô bác sĩ thú y giật bắn khi chú miu phi như bay khỏi chuồng, lẩn mất. Người chủ con vật khi nghe báo tin này nhất nhất cho rằng chủ "khách sạn" thấy mèo của mình đẹp quá nên đã bán đi.
Kể lại "tai nạn" trên, ông Nguyễn Bảo Sinh, giám đốc Khách sạn chó mèo ở Trương Định, Hà Nội vẫn còn day dứt. Ông Sinh cho biết, trong cái "nghề" chăm sóc, làm đẹp cho thú nuôi chẳng giống ai của mình, các sự cố cũng độc đáo lắm, và thường khiến cả chủ nuôi lẫn người nhận trông đều buồn lòng.
Về trường hợp chú mèo bị xổng, ông Sinh cho biết, sau đó, dù khách sạn có giải thích thế nào, khách hàng cũng không tin việc mất mèo là do khách quan. Cuối cùng, ông phải mở ra hy vọng cho họ rằng, có thể con mèo cuồng cẳng quá nên bỏ đi chốc lát, rồi sẽ quay về. Tin điều này, người chủ nuôi mới dịu lại và bảo rằng: "Khi ở nhà thỉnh thoảng mèo cũng bỏ đi rồi tầm 1 giờ đêm lại mò về". Vì thế, mấy đêm liền, họ lại tới khách sạn, thấp thỏm rình mèo quay lại, nhưng chẳng thấy.
Theo ông Sinh, kỵ nhất trong nghề nhận trông chó mèo là việc vật nuôi chết và ông đã gặp phải sự cố này mấy năm trước: Đến nhận lại thú yêu, cả người gửi lẫn người trông đều chết lặng khi ôm chó ra khỏi chuồng thì thấy nó đã chết cứng trong tư thế ngồi. Trước đó, nó vẫn ăn uống bình thường. Người chủ vô cùng đau buồn, tức giận, không tiếc lời trách móc chủ khách sạn. Suốt nửa tháng, hôm nào họ cũng đến làm ầm ĩ.
Ông Nguyễn Bảo Sinh và những chú chó được gửi trông hộ đầu tiên trong dịp Tết năm nay. Ảnh: MT.
"Những trường hợp đáng tiếc này làm cả chủ và người gửi đều mệt mỏi, buồn lắm. Không thể lấy tiền ra đền bù được, vì với người chủ, con vật như một người bạn, gắn bó với họ, chứ không phải một món đồ. Mình cũng áy náy, day dứt lắm", ông Sinh chia sẻ.
Theo ông Sinh, những năm trước, người ta quan tâm đến những con chó đắt tiền, nhưng giờ đa số khách hàng gửi vật nuôi là người coi trọng tình cảm, coi đó là người thân của mình. Có người có con chó rất bình thường, mua chỉ hết 100 nghìn nhưng khi có việc đi vắng, họ có thể sẵn sàng bỏ ra số tiền vài triệu để nhờ chăm sóc con vật.
Khách sạn chó mèo của ông Sinh ra đời từ năm 2000. Đó là nơi mọi người có thể gửi thú cưng nhờ chăm sóc mỗi khi phải đi xa dài ngày hay nhờ các bác sĩ huấn luyện, làm đẹp cho chúng.
Tết thường là dịp khách sạn đón "khách" đông nhất, khoảng 50-100 con. Đến thời điểm này đã có khoảng 10 người tới gửi chó mèo, nhưng theo ông, thường từ 25 Tết trở đi mới là cao điểm.
Ông Sinh cho biết thêm, hiện tại ông đang xây thêm một "khách sạn 5 sao" theo tiêu chuẩn quốc tế, gồm 5 tầng để phục vụ riêng cho các thú cưng này, trong đó mỗi phòng đều gắn camera để người chủ có thể theo dõi hoạt động của con vật khi họ ở xa.
Hiện nay, ở Hà Nội, ngoài khách sạn chó mèo của ông Sinh, một số các phòng khám thú y cũng có dịch vụ nhận chăm sóc chó mèo trong dịp Tết.
Chị Nguyễn Thị Lệ Hương, Phòng khám thú y Asvelis (Tô Ngọc Vân, Hà Nội) cho biết, đến thời điểm này đã có 14 người đăng ký gửi thú cưng tại phòng khám của chị. Hằng năm, tổng số người gửi khoảng 20-30 người. Khách hàng chủ yếu là người quen, đã thường xuyên khám cho chó, mèo của mình tại đây. Họ đa số là người nước ngoài, rất yêu quý vật cưng và coi nó như người thân.
Tùy theo cân nặng của vật nuôi, thường chi phí gửi chó mèo khoảng trên 100 nghìn một con mỗi ngày. Ở phòng khám của chị nhận trông giữ suốt năm, chứ không chỉ vào dịp Tết. Tại đây, mỗi con có người chăm riêng và chúng được đi dạo hai ngày một lần, các chế độ ăn uống theo yêu cầu của khách.
"Thường khi nhận trông giúp các vật cưng vất vả nhất là lúc đầu, nhất là với chó. 'Các bạn' ấy lạ nhà, kêu inh ỏi, có khi còn không chịu ăn. Nhưng mình có kinh nghiệm chăm sóc vật nuôi rồi, lại rất yêu quý chúng nên sẽ nhanh chóng làm cho 'các bạn' ấy yên tâm và thích nghi với hoàn cảnh mới", chị Hương chia sẻ về công việc thú vị của mình.
Tuy nhiên, cũng vì việc các chú chó hay kêu khi xa nhà mà phòng khám thú y Animal Care ở phố Thụy Khuê, Hà Nội chỉ nhận trông mèo. Lệ phí khoảng 50-70 nghìn đồng một con một ngày, tùy vào trọng lượng mỗi con.
Bác sĩ thú y Nguyễn Thị Kim Huyền, trưởng phòng khám cho biết, tại đây còn có dịch vụ bán quần áo và các đồ làm đẹp cho thú cưng. Dịp này, cũng khá nhiều người mua quần áo sặc sỡ về diện cho chúng trong Tết.
Bên cạnh đó, không mở dịch vụ song nhiều người yêu thú sẵn sàng trông giúp không công cho những người quen biết. Chia sẻ trên diễn đàn của những người yêu chó mèo (Vietpet) một bạn gái tên Yến, Đại học Mở Hà Nội đã tình nguyện nhận trông giúp mèo trong những ngày Tết cho các thành viên khác.
"Tết mình cũng chỉ loanh quanh ở nhà, chẳng đi đâu xa. Hiện tại mình cũng đang nuôi hai 'em' mèo và mình có thể chơi với mèo cả ngày không chán nên có thể chăm sóc tốt cho các 'em' ấy", Yến chia sẻ.
Cô cho biết, hiện có thêm 5 chú mèo đáng yêu đã "đặt lịch" ở nhà cô trong dịp Tết này.
Minh Thùy
Kể lại "tai nạn" trên, ông Nguyễn Bảo Sinh, giám đốc Khách sạn chó mèo ở Trương Định, Hà Nội vẫn còn day dứt. Ông Sinh cho biết, trong cái "nghề" chăm sóc, làm đẹp cho thú nuôi chẳng giống ai của mình, các sự cố cũng độc đáo lắm, và thường khiến cả chủ nuôi lẫn người nhận trông đều buồn lòng.
Về trường hợp chú mèo bị xổng, ông Sinh cho biết, sau đó, dù khách sạn có giải thích thế nào, khách hàng cũng không tin việc mất mèo là do khách quan. Cuối cùng, ông phải mở ra hy vọng cho họ rằng, có thể con mèo cuồng cẳng quá nên bỏ đi chốc lát, rồi sẽ quay về. Tin điều này, người chủ nuôi mới dịu lại và bảo rằng: "Khi ở nhà thỉnh thoảng mèo cũng bỏ đi rồi tầm 1 giờ đêm lại mò về". Vì thế, mấy đêm liền, họ lại tới khách sạn, thấp thỏm rình mèo quay lại, nhưng chẳng thấy.
Theo ông Sinh, kỵ nhất trong nghề nhận trông chó mèo là việc vật nuôi chết và ông đã gặp phải sự cố này mấy năm trước: Đến nhận lại thú yêu, cả người gửi lẫn người trông đều chết lặng khi ôm chó ra khỏi chuồng thì thấy nó đã chết cứng trong tư thế ngồi. Trước đó, nó vẫn ăn uống bình thường. Người chủ vô cùng đau buồn, tức giận, không tiếc lời trách móc chủ khách sạn. Suốt nửa tháng, hôm nào họ cũng đến làm ầm ĩ.
Ông Nguyễn Bảo Sinh và những chú chó được gửi trông hộ đầu tiên trong dịp Tết năm nay. Ảnh: MT.
"Những trường hợp đáng tiếc này làm cả chủ và người gửi đều mệt mỏi, buồn lắm. Không thể lấy tiền ra đền bù được, vì với người chủ, con vật như một người bạn, gắn bó với họ, chứ không phải một món đồ. Mình cũng áy náy, day dứt lắm", ông Sinh chia sẻ.
Theo ông Sinh, những năm trước, người ta quan tâm đến những con chó đắt tiền, nhưng giờ đa số khách hàng gửi vật nuôi là người coi trọng tình cảm, coi đó là người thân của mình. Có người có con chó rất bình thường, mua chỉ hết 100 nghìn nhưng khi có việc đi vắng, họ có thể sẵn sàng bỏ ra số tiền vài triệu để nhờ chăm sóc con vật.
Khách sạn chó mèo của ông Sinh ra đời từ năm 2000. Đó là nơi mọi người có thể gửi thú cưng nhờ chăm sóc mỗi khi phải đi xa dài ngày hay nhờ các bác sĩ huấn luyện, làm đẹp cho chúng.
Tết thường là dịp khách sạn đón "khách" đông nhất, khoảng 50-100 con. Đến thời điểm này đã có khoảng 10 người tới gửi chó mèo, nhưng theo ông, thường từ 25 Tết trở đi mới là cao điểm.
Ông Sinh cho biết thêm, hiện tại ông đang xây thêm một "khách sạn 5 sao" theo tiêu chuẩn quốc tế, gồm 5 tầng để phục vụ riêng cho các thú cưng này, trong đó mỗi phòng đều gắn camera để người chủ có thể theo dõi hoạt động của con vật khi họ ở xa.
Hiện nay, ở Hà Nội, ngoài khách sạn chó mèo của ông Sinh, một số các phòng khám thú y cũng có dịch vụ nhận chăm sóc chó mèo trong dịp Tết.
Chị Nguyễn Thị Lệ Hương, Phòng khám thú y Asvelis (Tô Ngọc Vân, Hà Nội) cho biết, đến thời điểm này đã có 14 người đăng ký gửi thú cưng tại phòng khám của chị. Hằng năm, tổng số người gửi khoảng 20-30 người. Khách hàng chủ yếu là người quen, đã thường xuyên khám cho chó, mèo của mình tại đây. Họ đa số là người nước ngoài, rất yêu quý vật cưng và coi nó như người thân.
Tùy theo cân nặng của vật nuôi, thường chi phí gửi chó mèo khoảng trên 100 nghìn một con mỗi ngày. Ở phòng khám của chị nhận trông giữ suốt năm, chứ không chỉ vào dịp Tết. Tại đây, mỗi con có người chăm riêng và chúng được đi dạo hai ngày một lần, các chế độ ăn uống theo yêu cầu của khách.
"Thường khi nhận trông giúp các vật cưng vất vả nhất là lúc đầu, nhất là với chó. 'Các bạn' ấy lạ nhà, kêu inh ỏi, có khi còn không chịu ăn. Nhưng mình có kinh nghiệm chăm sóc vật nuôi rồi, lại rất yêu quý chúng nên sẽ nhanh chóng làm cho 'các bạn' ấy yên tâm và thích nghi với hoàn cảnh mới", chị Hương chia sẻ về công việc thú vị của mình.
Tuy nhiên, cũng vì việc các chú chó hay kêu khi xa nhà mà phòng khám thú y Animal Care ở phố Thụy Khuê, Hà Nội chỉ nhận trông mèo. Lệ phí khoảng 50-70 nghìn đồng một con một ngày, tùy vào trọng lượng mỗi con.
Bác sĩ thú y Nguyễn Thị Kim Huyền, trưởng phòng khám cho biết, tại đây còn có dịch vụ bán quần áo và các đồ làm đẹp cho thú cưng. Dịp này, cũng khá nhiều người mua quần áo sặc sỡ về diện cho chúng trong Tết.
Bên cạnh đó, không mở dịch vụ song nhiều người yêu thú sẵn sàng trông giúp không công cho những người quen biết. Chia sẻ trên diễn đàn của những người yêu chó mèo (Vietpet) một bạn gái tên Yến, Đại học Mở Hà Nội đã tình nguyện nhận trông giúp mèo trong những ngày Tết cho các thành viên khác.
"Tết mình cũng chỉ loanh quanh ở nhà, chẳng đi đâu xa. Hiện tại mình cũng đang nuôi hai 'em' mèo và mình có thể chơi với mèo cả ngày không chán nên có thể chăm sóc tốt cho các 'em' ấy", Yến chia sẻ.
Cô cho biết, hiện có thêm 5 chú mèo đáng yêu đã "đặt lịch" ở nhà cô trong dịp Tết này.
Minh Thùy