• Chào mừng bạn Khách đến với diễn đàn, chúc bạn vui vẻ sinh hoạt cùng cộng đồng Vietpet.
    Diễn đàn đã có sẵn cơ sở dữ liệu tương đối lớn về các vấn đề thường gặp như thú y, huấn luyện, chăm sóc thú cưng..., bạn Khách vui lòng tìm đọc kỹ trước khi gửi câu hỏi.
    Lưu ý: Diễn đàn không chấp nhận ngôn ngữ chat, bài viết không có nội dung ( bài spam).

Bệnh do herpesvirus ở chó

BỆNH DO HERPESVIRUS Ở CHÓ
1. Bệnh nguyên
Virut gây bệnh chủ yếu cho chó thuộc họ phụ Alphaherpesvirinae rất giống herpesvirus equine 1 và virut của bệnh thủy đậu và bệnh zona (VZV). Đã có 16 chủng Herpesvirus canine được phân lập trên thế giới và giống các chủng virut khác. So sánh gen với các chủng phân lập khác cho thấy virut này là đơn typ (Decaro và cs 2008). CHV cũng còn được gọi là CHV-1 hoặc CaHV-1.
2. Sinh bệnh học
+ Phương thức truyền bệnh:
- Bằng đường nhau thai (thai có thể bị nhiễm inutero, chủ yếu ở chó mẹ chửa bị nhiễm lần đầu)
- Bằng đường phối giống
- Bằng đường mũi - miệng
+ Các chất gây nhiễm chủ yếu:
- Các chất tiết của chó con bệnh,
- Các chất tiết mũi - miệng hoặc hầu (chúng có tính độc cho đến 15 ngày sau nhiễm trùng),
- Các chất tiết sinh lý đường sinh dục (tinh trùng) hoặc bệnh lý (chất tiết khi động dục, sau sẩy thai hoặc đẻ).
- Thai bị sẩy hoặc các màng nhau thai khi sẩy hay đẻ của con mẹ nhiễm bệnh.
Những kết quả thực nghiệm cho thấy phối giống trực tiếp là một nguy cơ lây nhiễm, virut sâm nhập qua các tổn thương màng nhày đường sinh dục (nốt nhú, mụn nước, vết xước) (Nauwynck 2010).
Ở chó trưởng thành, virut trước tiên phát triển trong các màng nhày cục bộ (mũi, hầu, amidan, khí quan sinh dục…) rồi theo máu đến các khí quan khác, tới tất cả các khí quan trọng điểm như hạch lâm ba, lách hoặc thận. Sau đó virut cư trú trong các khí quan đó và trong hệ thống thần kinh trung ương. Nếu chó bệnh có miễn dịch đề kháng đủ để kiểm soát bệnh, virus xâm nhập vào AND tế bào. Chúng tiềm ẩn trong các khí quan khác nhau (hạch cùng - lưng và nhất là hạch sinh ba), amiđan, hạch dưới hàm và gan. Chúng tái hoạt động khi chó có chửa, đẻ, nhiễm trùng, điều trị bằng các thuốc làm suy giảm miễn dịch và/hoặc các corticosteroid suy giảm miễn dịch gắn với một bệnh virut hoặc vi khuẩn khác…). Vì vậy, nhiễm CHV - 1 coi như là nhiễm trùng đời sống. Virus này thường trở nên có độc lực khi kết hợp với các mầm bệnh khác, điều kiện môi trường quyết định sự xuất hiện của herpesvirus, làm sinh bệnh và biểu hiện lâm sàng nặng.
Chó con sơ sinh có thể bị nhiễm trước khi sinh, hoặc sau khi sinh qua tiếp xúc với người (người nuôi, thú y) có tiếp xúc với một chó con khác bị nhiễm bệnh. Ở các động vật non, bệnh lây lan nhanh hơn ở động vật trưởng thành. Ở tất cả các chó con non, virus nhanh chóng được tiết ra bằng mọi con đường: nước dãi, chất tiết của mắt và mũi, nước tiểu và phân. Tất cả chó con cùng một ổ đều nhiễm bệnh và chết nhiều. Tuy nhiên, qua 2 đến 3 tuần, đáp ứng miễn dịch tốt hơn, trở nên kém mẫn cảm với CHV - 1. Theo Carmichael và cs (1969), tính mẫn cảm cao của chó sơ sinh với virus có liên quan đến điều hòa thân nhiệt không tốt, chó con khi sinh có thân nhiệt khoảng 35,50C. Sự thiếu điều hòa thân nhiệt bị hệ thống miễn dịch chưa phát triển đầy đủ làm trầm trọng thêm. Các đáp ứng với quá trình viêm và đáp ứng miễn dịch tế bào bị giảm đi. Kháng thế mẹ truyền qua sữa đầu có thể vệ hiệu quả, thậm chí ngăn cho chó con không bị nhiễm. Tuy nhiên, để sản sinh đầy đủ kháng thể bảo vệ, chó mẹ cần bị tái nhiễm hoặc tái kích hoạt virus trong cơ thể trước khi sinh, hoặc đã được tiêm vacxin.
Bệnh do CHV - 1 của chó cái chửa trước đây chưa từng tiếp xúc với virus này, là một nguy cơ bổ sung. Virut có thể đến các phần phụ của thai và đến thai, tùy theo giai đoạn chửa, mà gây nên tiêu phôi, tiêu thai, sẩy thai, đẻ non hoặc chết ngay khi mới sinh.
3. Dịch tễ
CHV - 1 chủ yếu gây bệnh cho chó. Tuy nhiên đã phát hiện kháng thể ở cáo hoe châu Âu, Đức và Australia và ở rái cá Mỹ (Decaro và cs, 2008). Virus này đã được phân lập ở sói đồng cỏ châu Mỹ.
Chó bệnh phân bố ở trên toàn thế giới, với tốc độ thành dịch. Hình như từ 20 năm nay, tỷ lệ chó bệnh tăng lên đáng kể, tăng cao hơn so với những năm đầu 19v90. Tỷ lệ bệnh giao động từ 60 - 80% (Verstegen và cs, 2008), điều này chỉ ra rằng đa số chó đã bị tiếp xúc với herpesvirus canine.
Virus này phân bố rất rộng: Tỷ lệ nhiễm cao ở tất cả chó, có thể là virus phát tán dễ dàng bằng đường hô hấp và đó là đường lây truyền chủ yếu.
4. Triệu chứng
4.1. Ở chó con sơ sinh
Chó con dưới 3 tuần tuổi có thể lâm sàng nặng hơn. Tuy nhiên, mức độ bệnh khi nhiễm CHV - 1 phụ thuộc theo tuổi và trạng thái sinh lý của chó bị nhiễm. Trên thực tế, mức độ nặng của triệu chứng tỷ lệ nghịch với tỷ lệ kháng thể truyền qua sữa mẹ.
Sau khi nhiễm, chó con không biểu hiện triệu chứng lâm sàng trong hai đến ba ngày đầu, vì thời gian ủ bệnh từ 4 - 6 ngày. Chó con bệnh mới sinh trở nên đờ đẫn, không bú được. Các rối loạn tiêu hóa xuất hiện nhanh: phân ít, nôn, đau bụng, mửa (Carmichael 2004, Bassu & Marseloo, 2004). Chó con kêu và rên rỉ, có thể run rẩy, lảo đảo hoặc trường hợp nặng bị cứng đờ, các chi và cột sống duỗi cứng (thân ưỡn cong), không điều hòa các cử động, chứng tỏ bị viêm não tủy. Sau cùng thân nhiệt tụt (340C). Ít thấy điểm xuất huyết trên da bụng hoặc niêm mạc mồm hoặc hầu. Chó con gầy, nếu không điều trị sẽ chết trong 4 đến 5 ngày. Thường bị di chứng nặng (mất điều hòa, mù, thiểu năng khí quan tiểu não - tiền đình) và trở thành mang trùng. Không tiêm vacxin cho mẹ, tiên lượng sống của chó con xấu; tiên lượng tốt hơn khi chó con qua 3 tuần tuổi. Ở chó bị nhiễm lúc trên 2 - 3 tuần tuổi, bệnh thường không có triệu chứng; nhưng cũng có trường hợp có các triệu chứng thần kinh trung ương, nhất là điếc hoặc mù (Decaro và cs, 2008).
4.2. Ở chó trưởng thành
Phần lớn ở chó trưởng thành không phát hiện được triệu chứng bệnh. Virus lưu hành thầm lặng trong đàn chó và tồn tại ở thể ẩn trong tất cả các con bị nhiễm.
- Bệnh ở đường hô hấp:
Chó trưởng thành trẻ hoặc suy giảm miễn dịch, CHV - 1 có thể gây viêm mũi, viêm hầu và/hoặc viêm kết mạc, không sốt, trong 4 đến 8 ngày, nó có thể biến chứng bội nhiễm vi khuẩn thứ phát.
Triệu chứng giống “ho chuồng chó” hoặc viêm khí quản phổi. Nhưng hội chứng này gây ra do nhiều virut và vi khuẩn trong đó có Adenavirus type 2, virut á cúm và vi khuẩn Bordetella bronchiseptica, là những nhân tố gây nhiễm thường thấy. Trong hội chứng này, nhiễm do CHV - 1 tác động muộn hơn do nhiễm virut khác và biểu hiện ở hô hấp nặng hơn (Decaro và cs, 2008). Tuy nhiên, thường sau một giai đoạn “ho chuồng chó” virut phát tán ra trong đàn chó và xuất hiện những rối loạn sinh sản.
- Bệnh ở đường sinh dục:
CHV - 1 có thể gây viêm niêm mạc sinh dục ngoài (bao quy đầu hoặc âm đạo) trở thành mẩn đỏ; quá trình viêm đôi khi kèm theo phản ứng túi lympho cục bộ, thấy được qua khám trực tiếp niêm mạc hoặc khi soi âm đạo ở con cái, có các mụn nước trên niêm mạc, tiến triển trong 1 đến 2 tuần thành loét và khỏi. Về sau chúng có thể xuất hiện trở lại tiếp theo một stress hoặc một giai đoạn “ho chuồng chó”, hậu quả của virut ẩn hoạt động trở lại. Thể này thường xảy ra ở chó nhiễm lần đầu (Decaro và cs, 2008). Tuy nhiên, chúng ta ít thấy type mụn nước này.
- Rối loạn khi chửa:
CHV - 1 có thể gây rối loạn ở tất cả các thời kỳ mang thai. Ở Bỉ, 46% chó cái mới bị nhiễm bệnh lần đầu bị nân sổi, tiêu thai và/hoặc khô thai in utero (Rosse và cs, 2005). Chó bệnh hay bị sẩy thai trước ngày chửa thứ 45 - 50.
Nhìn chung, ở con cái sau 1 hoặc 2 giai đoạn lâm sàng, xuất hiện kháng thể bảo vệ yếu gây ngắt đoạn không chửa, ngoại trừ các nhân tố cực xấu trong chăn nuôi làm giảm tỷ lệ miễn dịch. Kiểm tra tổ chức học đôi khi thấy nhiều ổ hoại tử trong các tổ chức, quanh các tế bào có các thể virut nội nhân, trong các bào tương và ít thấy hơn. Khi bị sẩy thai, các tổn thương cũng thấy ở nhau.
- Các triệu chứng khác:
Một số triệu chứng khác như viêm kết mạc, viêm màng sừng, viêm màng lưới, ỉa lỏng…cũng đã thấy (Thiry 2006, Carter 2006).
5. Bệnh tích
Ở chó con sơ sinh bị chết, thường thấy các khí quan chính bị mất màu (gan, lách, phổi, thận) .Lách, gan, phổi, ruột non, tuyến ức, não, dạ dày, cơ tim, tụy, thượng thận, đặc biệt là trên thận có nhiều ổ hoại tử và nhiều điểm xuất huyết đầu đinh ghim. Cũng có thể thấy xuất huyết trong xoang ngực, bụng và các hạch lâm ba và thai bị sẩy được bảo quản tốt cũng thấy giống với ở những chó con bị bệnh thể sơ sinh. Tuy nhiên, có thể không thấy bệnh tích nào ở các thai sẩy khi chỉ riêng nhau bị nhiễm bệnh.
6. Chẩn đoán
6.1. Chẩn đoán dịch tễ học
Trong một trại, khi thấy tỷ lệ chó con dưới 3 tuần tuổi bị chết cao cùng với rối loạn sinh sản (sẩy thai, nân sổi…) và các triệu chứng hô hấp nên nghĩ đến bị herpesvirus, khi thấy các mụn nước trên niêm mạc sinh dục ở một vài con là chính xác, tuy nhiên thể lâm sàng này thường ít xảy ra.
6.2. Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm
- Chẩn đoán tổ chức học:
Các bệnh phẩm cần được bảo quản tốt. Mổ khám nhanh các chó con hoặc thai bị sẩy và đặc biệt cần cố định ngay trong formol các bệnh phẩm nhau hoặc khí quan. Mặc dù các tổn thương có thể điển hình, nghi ngờ, vẫn cần được khẳng định bằng kỹ thuật khuếch đại gen với phản ứng PCR.
- Chẩn đoán huyết thanh học:
Chẩn đoán bằng kỹ thuật ELISA hay miễn dịch huỳnh quang gián tiếp (IFI).
- Chẩn đoán Gien: Kĩ thuật PCR.
- Phân lập virut:
Là phương pháp dễ tiến hành (tính dễ vỡ của virut). Vật liệu phân lập được nuôi cấy trong môi trường tế bào thận chó, ở 340C đến 350C. Sự hiện diện của virut thể hiện bằng hiệu ứng bệnh học tế bào.
7. Điều trị
7.1. Điều trị bằng thuốc
Sử dụng thuốc chống virus (vidarabine, acyclovir) được khuyên dùng trong các thể cục bộ ở người (mụn nước).
8. Phòng bệnh
8.1. Vệ sinh phòng bệnh
Không thể thanh toán CHV - 1 phát tán rất rộng trong đàn chó. Vì vậy cần học cách sống chung với herpesvirus canine. Bao gồm:
- Tiêu độc kỹ chuồng trại: Virus đề kháng yếu và chuồng trại sạch sẽ tránh vi khuẩn nhân lên làm giảm miễn dịch của chó và tạo thuận lợi phát triển CHV (Ronsse và cs, 2004; Thébault 2004).Virut nhạy cảm với tia tử ngoại, các dung môi lipid (chloroform, ether…) và nhiều chất sát trùng (ammoniac, formol, dẫn xuất phenol…). Tính nhạy cảm này thuận lợi cho tiêu độc chuồng trại và vật tư chăn nuôi chó;
- Bảo vệ con vật bằng cách ly những con cái trước và sau khi đẻ (giai đoạn bài virus tối đa);
8.2 Phòng bệnh bằng vaccin
Ở Châu Âu có vacxin (Eurican Herpes®) dùng bảo vệ cho những chó sơ sinh chống bệnh herpesvirus sơ sinh. Vacxin này chế từ các capside của virut, hoàn toàn không có độc tính cho thai. Ngay cả khi dùng nhắc lại với liều cao hơn chỉ định vẫn không có hiệu ứng không mong muốn nào đối với tỷ lệ chửa suốt quá trình sử dụng hoặc tỷ lệ sống của chó con trước cai sữa.
Tiêm phòng cho chó chửa hai mũi cách nhau một tháng. Mũi đầu vào lúc động dục hoặc trong 7 ngày sau khi hết động dục, mũi thứ hai khoảng 15 đến 10 ngày trước thời gian dự đoán kỳ chửa.
7.2. Chăm sóc, quản lí
- Xử lý herpesvirus sơ sinh hiệu quả nhất là thường xuyên sưởi ấm chó con bằng đèn hồng ngoại. Lồng ấp chó con là giải pháp tốt nhất để duy trì thân nhiệt chó con trên 380C, nhằm hạn chế sự nhân lên của virut tối ưu giữa 350C và 360C và là thân nhiệt chó con sơ sinh. Để phòng nguy cơ xuất hiện herpesvirus lâm sàng ở chó con lớn tuổi hơn, nhiệt độ chuồng nuôi chó con được giữ ở 330C trong tuần đầu sau đó giảm dần xuống 230C vào cuối tuần thứ hai. Cần duy trì ẩm độ cục bộ để tránh chó con mất nước, nhất là khi nhiệt độ môi trường tăng cao.
- Cung cấp thức ăn đầy đủ số, chất lượng, không nuôi chung chó con với chó lớn.
- Kiểm tra, loại thải chó đực giống bị nhiễm bệnh.
 
Top