Hai con mắt là một bộ phận rất phức tạp ở trong cơ thể của con vật, có nhiều dây thần kinh và những đường dẫn máu rất chi là hoàn hảo và tinh xảo. Khi cần trị liệu mắt phải có sự chỉ dẫn của thú y sĩ, vì nếu chữa trị không được thỏa đáng, có thể làm cho con vật mất hẳn thị giác. Những bệnh đau mắt thông thường là : Chảy nước mắt, mắt toét, mắt kết mạc viêm, hay bệnh đau mắt đỏ, thường hai mắt sưng phù lên, đỏ, trông không rõ ràng, mủ ở hai mắt rỉ ra, trông thấy tia nắng mặt trời thì chói khó chịu. Những nguyên nhân sinh ra bệnh đau mắt thường là như sau :
1. Chảy nước mắt
Những giống chó nhỏ con (ToyBreeds) hay bị bệnh này và kết quả nguyên do thường là tật bẩm sinh, nguyên nhân chính vì cấu trúc của tuyến lệ hay còn gọi là hạch của nước mắt (Lacrimal) không được hoàn chỉnh. Còn ở loại chó có lông dài và quăn (Poodles) có lông, da, mồm, miệng thường dơ bẩn dây vào mắt, làm cho mắt đau, rồi chảy nước mắt. Mặt khác những nguyên nhân gây chảy nước mắt như : đụng chạm, chấn thương vào giác mô của mắt, trường hợp bị chấn thương phải đưa ngay con vật đến phòng mạch thú y để khám xét chữa trị. Bệnh chảy nước mắt còn có thể do dị ứng, đụng chạm mạnh và tuyến nước mắt bị ung nhọt, lở loét ở giác mô, mí mắt bị sưng húp lên và bệnh đau mắt hột, là những nguyên nhân dẫn đến bệnh chảy nước mắt và đui mù. Thú y sĩ trị liệu thường phải tìm kỹ nguyên nhân sinh ra bệnh để chữa trị là chính. Thông thường dùng Acide Boric, trụ sinh hay loại Corticosteroids.
2. Mắt toét hay mắt đỏ (Conjunctivitis)
Bệnh này thường làm cho mắt đỏ, sưng, chảy nước mắt, đôi khi mắt có mủ, ghèn rỉ ra. Nguyên nhân sinh bệnh vì bị rách, va chạm mạnh, nhiễm vi khuẩn, lông mi cọ vào mắt. Trị liệu với Acide Boric, trụ sinh hay dung dịch Corticosteroids để nhỏ vào mắt, nếu có lông mi mọc xỉa vào mắt phải nhổ bỏ đi.
3. Khô giác mạc (Dry eye)
Bệnh khô giác mạc này còn gọi là Keratocon-jonctivitis). Bệnh này thường thấy ở những giống chó nhỏ con, chó lông xù Bắc Kinh, giống chó lùn, nhỏ con, chó mũi tẹt và giống chó có hai mắt lồi ra. Diện tích của mắt và chung quanh giác mạc thường là khô vì thiếu nước mắt, do đó mắt dễ bị lở loét, ung nhọt, làm sưng lên ở phía trong của mắt, rồi giác mạc của mắt trở nên mờ mờ, mắt toét chảy ghèn. Trị liệu bệnh viêm giác mạc phải tìm cho ra nguyên nhân, tạm thời luôn luôn phải nhỏ loại nước mắt nhân tạo trong đó có khoảng 0,5 đến 0,10% chất Methylce-lluloses, ngày phải nhỏ từ 4 đến 6 lần, còn trị liệu cho việc mắt lở loét là Pilocarpine, nhưng điều quan trọng là phải nhờ thú y sĩ săn sóc, chữa trị mới đem lại kết quả.
4. Lở loét giác mạc (Corneal Ulcers)
Nguyên nhân chính là do bị đụng chạm vào mắt, làm tổn thương đến các tổ chức, mô, giác mạc của mắt với một diện tích rộng hay hẹp, hoặc sâu xuống làm cho con vật đau đớn ở mắt, mắt bị thương trông như le lé, thường bị ánh sáng mặt trời làm chói mắt. Những nguyên nhân gây bệnh thì có nhiều, nhưng thường là do hóa chất gây nên như : xà phòng tắm, thuốc diệt trùng, bột giặt, hay bị thương nhẹ và nhiễm trùng. Những vết thương, lở loét nhẹ ở trong mắt được trị lành bệnh dễ dàng nhanh chóng, sau 5 hay 7 ngày nhỏ thuốc đau mắt. Còn trường hợp những vết thương ở trong mắt có bề sâu lở loét đậm, trị liệu cũng nhỏ các loại thuốc thông thường như lở loét ở diện tích nhỏ, còn về chữa trị để bảo vệ giác mạc phải nhờ đến thú y sĩ điều trị nếu cần phải dùng đến biện pháp giải phẫu.
5. Bệnh xanh mắt (Glaucoma)
Bệnh xanh mắt hay là bệnh đau con ngươi của mắt nên hóa ra sắc lục. Là do sự căng thẳng, tăng, ép ở các tế bào bên trong của mắt quá độ, tức là tăng nhãn áp, làm chảy nước mắt luôn, gây đau đớn, mắt sưng phồng to lên, và dẫn đến mất hẳn thị giác, nguyên do chính có thể là mắt bị nhiễm trùng, thần kính mắt (Lens) bị hư hỏng, do bướu, tai nạn, cũng có thể do bẩm sinh (Congenital) mà ra. Chỉ khi nào nước mắt ở trong mắt hoạt động bình thường, nhãn áp ở mắt giảm xuống thì mắt chỉ đỡ đau mà thôi. Con vật bị bệnh này khi khám xét mắt thấy con ngươi nở rộng và giác mạc có màu xanh, đương nhiên là khi nhìn thì thấy loạn xạ, không rõ ràng. Dùng thuốc và giải phẫu để làm giảm bớt nhãn áp, nhưng điều trị và giải phẫu nữa đối với con vật đôi khi cũng không mang lại gì kết quả mong muốn nhất là đối với loài chó.
6. Mắt có vảy cá (Cataract)
Mắt có vảy cá, Việt Nam ta còn gọi là mắt có mây, hay bệnh mắt đục, có mộng v.v... con vật trở nên mù lòa. Nguyên do có thể là do bẩm sinh, hay con vật bị bệnh tiểu đường. Chữa trị phải tìm nguyên nhân gây bệnh mới có hiệu quả. Hiện nay người ta dùng phương pháp giải phẫu để lấy Cataract đi rồi trị liệu về thần kinh thị giác để giúp cho mắt hoạt động điều hòa trở lại.
Phép trị liệu (Medication) : Nên cho thuốc vào mắt như thế nào? Khi chữa trị cho con vật thuốc nhỏ giọt hay thuốc mỡ Pommade. Điều quan trọng là nên đề phòng tai nạn cho 2 con mắt do thuốc gây nên, và cũng cần cột miệng con vật lại để đề phòng bị chó cắn. Lấy tay trái đỡ miệng, mũi, mõm, mồm con vật lên cao một chút, tay phải mở mí mắt con vật (chó) ra rồi bơm thuốc nước hay bóp thuốc Pommade vào mắt, xong khép mi mắt lại, xoa xoa, day day mi mắt cho thuốc tan, ngấm đều rồi hãy bỏ ra.
7. Thương tật ở mắt
Những chó hay bị các thương tật ở mắt là do từ bên ngoài đập vào, bị đánh, bị cây đâm vào, có thể làm hỏng con mắt. Những vết thương sâu ở trong mắt thường là làm hỏng giác mạc, mất thị giác, nếu có chảy máu ở mắt là trong mắt bị rách, hay bị đâm thủng, bị thương, dập bể. Vấn đề quan trọng đầu tiên là phải đưa con chó bị tai nạn đến phòng mạch của thú y sĩ để khám xét, can thiệp ngay để làm giảm tối đa sự thiệt hại :
+ Nên lấy 1 miếng giấy hay bông gòn thấm nước đã khử trùng sạch tẩm ướt để lên mắt con vật (chó) tránh để bị nhiễm trùng.
+ Để con vật ở một nơi thật yên tĩnh, an ủi, dỗ dành để giảm bớt sự đau đớn, sợ hãi.
+ Đưa chó bị thương vào mắt đến phòng mạch thú y để chữa trị.
Nguồn:longdinh.com
1. Chảy nước mắt
Những giống chó nhỏ con (ToyBreeds) hay bị bệnh này và kết quả nguyên do thường là tật bẩm sinh, nguyên nhân chính vì cấu trúc của tuyến lệ hay còn gọi là hạch của nước mắt (Lacrimal) không được hoàn chỉnh. Còn ở loại chó có lông dài và quăn (Poodles) có lông, da, mồm, miệng thường dơ bẩn dây vào mắt, làm cho mắt đau, rồi chảy nước mắt. Mặt khác những nguyên nhân gây chảy nước mắt như : đụng chạm, chấn thương vào giác mô của mắt, trường hợp bị chấn thương phải đưa ngay con vật đến phòng mạch thú y để khám xét chữa trị. Bệnh chảy nước mắt còn có thể do dị ứng, đụng chạm mạnh và tuyến nước mắt bị ung nhọt, lở loét ở giác mô, mí mắt bị sưng húp lên và bệnh đau mắt hột, là những nguyên nhân dẫn đến bệnh chảy nước mắt và đui mù. Thú y sĩ trị liệu thường phải tìm kỹ nguyên nhân sinh ra bệnh để chữa trị là chính. Thông thường dùng Acide Boric, trụ sinh hay loại Corticosteroids.
2. Mắt toét hay mắt đỏ (Conjunctivitis)
Bệnh này thường làm cho mắt đỏ, sưng, chảy nước mắt, đôi khi mắt có mủ, ghèn rỉ ra. Nguyên nhân sinh bệnh vì bị rách, va chạm mạnh, nhiễm vi khuẩn, lông mi cọ vào mắt. Trị liệu với Acide Boric, trụ sinh hay dung dịch Corticosteroids để nhỏ vào mắt, nếu có lông mi mọc xỉa vào mắt phải nhổ bỏ đi.
3. Khô giác mạc (Dry eye)
Bệnh khô giác mạc này còn gọi là Keratocon-jonctivitis). Bệnh này thường thấy ở những giống chó nhỏ con, chó lông xù Bắc Kinh, giống chó lùn, nhỏ con, chó mũi tẹt và giống chó có hai mắt lồi ra. Diện tích của mắt và chung quanh giác mạc thường là khô vì thiếu nước mắt, do đó mắt dễ bị lở loét, ung nhọt, làm sưng lên ở phía trong của mắt, rồi giác mạc của mắt trở nên mờ mờ, mắt toét chảy ghèn. Trị liệu bệnh viêm giác mạc phải tìm cho ra nguyên nhân, tạm thời luôn luôn phải nhỏ loại nước mắt nhân tạo trong đó có khoảng 0,5 đến 0,10% chất Methylce-lluloses, ngày phải nhỏ từ 4 đến 6 lần, còn trị liệu cho việc mắt lở loét là Pilocarpine, nhưng điều quan trọng là phải nhờ thú y sĩ săn sóc, chữa trị mới đem lại kết quả.
4. Lở loét giác mạc (Corneal Ulcers)
Nguyên nhân chính là do bị đụng chạm vào mắt, làm tổn thương đến các tổ chức, mô, giác mạc của mắt với một diện tích rộng hay hẹp, hoặc sâu xuống làm cho con vật đau đớn ở mắt, mắt bị thương trông như le lé, thường bị ánh sáng mặt trời làm chói mắt. Những nguyên nhân gây bệnh thì có nhiều, nhưng thường là do hóa chất gây nên như : xà phòng tắm, thuốc diệt trùng, bột giặt, hay bị thương nhẹ và nhiễm trùng. Những vết thương, lở loét nhẹ ở trong mắt được trị lành bệnh dễ dàng nhanh chóng, sau 5 hay 7 ngày nhỏ thuốc đau mắt. Còn trường hợp những vết thương ở trong mắt có bề sâu lở loét đậm, trị liệu cũng nhỏ các loại thuốc thông thường như lở loét ở diện tích nhỏ, còn về chữa trị để bảo vệ giác mạc phải nhờ đến thú y sĩ điều trị nếu cần phải dùng đến biện pháp giải phẫu.
5. Bệnh xanh mắt (Glaucoma)
Bệnh xanh mắt hay là bệnh đau con ngươi của mắt nên hóa ra sắc lục. Là do sự căng thẳng, tăng, ép ở các tế bào bên trong của mắt quá độ, tức là tăng nhãn áp, làm chảy nước mắt luôn, gây đau đớn, mắt sưng phồng to lên, và dẫn đến mất hẳn thị giác, nguyên do chính có thể là mắt bị nhiễm trùng, thần kính mắt (Lens) bị hư hỏng, do bướu, tai nạn, cũng có thể do bẩm sinh (Congenital) mà ra. Chỉ khi nào nước mắt ở trong mắt hoạt động bình thường, nhãn áp ở mắt giảm xuống thì mắt chỉ đỡ đau mà thôi. Con vật bị bệnh này khi khám xét mắt thấy con ngươi nở rộng và giác mạc có màu xanh, đương nhiên là khi nhìn thì thấy loạn xạ, không rõ ràng. Dùng thuốc và giải phẫu để làm giảm bớt nhãn áp, nhưng điều trị và giải phẫu nữa đối với con vật đôi khi cũng không mang lại gì kết quả mong muốn nhất là đối với loài chó.
6. Mắt có vảy cá (Cataract)
Mắt có vảy cá, Việt Nam ta còn gọi là mắt có mây, hay bệnh mắt đục, có mộng v.v... con vật trở nên mù lòa. Nguyên do có thể là do bẩm sinh, hay con vật bị bệnh tiểu đường. Chữa trị phải tìm nguyên nhân gây bệnh mới có hiệu quả. Hiện nay người ta dùng phương pháp giải phẫu để lấy Cataract đi rồi trị liệu về thần kinh thị giác để giúp cho mắt hoạt động điều hòa trở lại.
Phép trị liệu (Medication) : Nên cho thuốc vào mắt như thế nào? Khi chữa trị cho con vật thuốc nhỏ giọt hay thuốc mỡ Pommade. Điều quan trọng là nên đề phòng tai nạn cho 2 con mắt do thuốc gây nên, và cũng cần cột miệng con vật lại để đề phòng bị chó cắn. Lấy tay trái đỡ miệng, mũi, mõm, mồm con vật lên cao một chút, tay phải mở mí mắt con vật (chó) ra rồi bơm thuốc nước hay bóp thuốc Pommade vào mắt, xong khép mi mắt lại, xoa xoa, day day mi mắt cho thuốc tan, ngấm đều rồi hãy bỏ ra.
7. Thương tật ở mắt
Những chó hay bị các thương tật ở mắt là do từ bên ngoài đập vào, bị đánh, bị cây đâm vào, có thể làm hỏng con mắt. Những vết thương sâu ở trong mắt thường là làm hỏng giác mạc, mất thị giác, nếu có chảy máu ở mắt là trong mắt bị rách, hay bị đâm thủng, bị thương, dập bể. Vấn đề quan trọng đầu tiên là phải đưa con chó bị tai nạn đến phòng mạch của thú y sĩ để khám xét, can thiệp ngay để làm giảm tối đa sự thiệt hại :
+ Nên lấy 1 miếng giấy hay bông gòn thấm nước đã khử trùng sạch tẩm ướt để lên mắt con vật (chó) tránh để bị nhiễm trùng.
+ Để con vật ở một nơi thật yên tĩnh, an ủi, dỗ dành để giảm bớt sự đau đớn, sợ hãi.
+ Đưa chó bị thương vào mắt đến phòng mạch thú y để chữa trị.
Nguồn:longdinh.com