• Chào mừng bạn Khách đến với diễn đàn, chúc bạn vui vẻ sinh hoạt cùng cộng đồng Vietpet.
    Diễn đàn đã có sẵn cơ sở dữ liệu tương đối lớn về các vấn đề thường gặp như thú y, huấn luyện, chăm sóc thú cưng..., bạn Khách vui lòng tìm đọc kỹ trước khi gửi câu hỏi.
    Lưu ý: Diễn đàn không chấp nhận ngôn ngữ chat, bài viết không có nội dung ( bài spam).

Bàn về việc gây giống chó

TaiVenh

Active Member
(sưu tầm: KimQuyUFC)

Hoàng Văn Cang biên soạn theo : General care & Training of your dog . Của : Elsworth S.Howell , Milo G.Denlinger , A.C.Merrick , D.V.M .


Thời điểm phối giống chính là thời điểm cần có sự theo dõi quan tâm nhất trong toàn bộ quá trình nuôi dạy chó . Việc chọn cặp chó đực cái cho giao hợp sẽ quyết định sự thành bại của chó con . Nếu chọn sai 1 con , không tương xứng thì mọi công sức sẽ thành vô ích .

Yếu tố may rủi cũng không nên xem nhẹ . Có lúc , trên lý thuyết , sự phối hợp có vẻ rất lý tưởng nhưng thực tế lại tạo ra những con chó ốm yếu chẳng đúng như chủng loại của nó . Tuy vậy , cũng không thể phó mặc cho sự may rủi . Việc chọn lựa kỹ sẽ mang lại kết quả tốt về lâu dài , ít khi con chó nào thực sự lý tưởng ra đời mà không có sự chọn lọc kỹ càng .

Mỗi dáng vẻ của chó được quyết định bởi những gien do các tế bào sinh sản mang đi 1 gien của chó bố và gien của chó mẹ , và do sự phối hợp đó mà chó con được hình thành . Có hàng ngàn cặp gien nầy cấu thành nên cuộc sống của mỗi chó con và thường thì những phối hợp nhau tạo nên những thuộc tính nhất định của chó . Những gien nầy thường đi từng đôi một . Gien trong mỗi cặp do bố tạo ra và gien kia do mẹ . Cả bố mẹ chúng cũng đã nhận những gien nầy từ chó nội , ngoại , và hoàn toàn ngẫu nhiên phân nữa của mỗi cặp hiện diện trong tế bào nguyên sinh của chó đực và cái , và những gien này lại truyền cho con cháu trong bất cứ cặp gien nào 1 con chó đực hoặc một con chó có thể cung cấp cho 1 con chó con 1 gien và gien kia cho con khác trong cùng 1 lứa hoặc trong những lứa khác nhau . Có vô số cặp gien không biết hết được đến nỗi tạo ra vô số sự kết hợp giữa chúng và chính điều nầy tạo ra sự khác nhau giữa hai anh em ruột hoặc 2 chị em ruột . Thật ra , cũng chính gien qui định con chó là đực hay cái .

Chúng ta cũng cần biết rằng chó bố sẽ cung cấp 1 gien và chó mẹ sẽ cung cấp 1 gien để tạo nên 1 cặp mà cặp này qui định hình dạng và thể trạng của chó sau này . Vì thế chó bố và mẹ có sự tương đồng về tế bào nguyên sinh và hợp tử để tạo nên đàn con sau nầy . Một số người cho rằng chó đực quan trọng hơn chó cái nhiều đến mức mà những ưu điễm hay khuyết điểm của chó mẹ không có ảnh hưởng gì cả ( Chó giống Cha , Gà giống Mẹ ) . Ngày nay , khoa học đã chứng minh rằng vai trò đóng góp của 2 con đực và cái trong việc phối hợp và trong từng cơ thể chúng là ngang nhau , không nên coi trọng con này hay con kia .

Có hai loại gien : gien lặn và gien trội và có ba kiểu kết hợp gien : 1 gien lặn từ con đực kết hợp với 1 gien lặn từ con cái , 1 gien trội từ con đực và 1 gien lặn từ con cái , và 1 gien lặn từ con này kết hợp với 1 gien trội ở con kia . Chính sự kết hợp theo kiểu cuối này mới gây ra vấn đề trong việc gây giống . Khi cả hai gien đều là gien lặn thì kết quả thuộc tính ấy không thể hiện trên cơ thể con vật, khi cả hai gien đều là trội thì thuộc tính ấy trội, nhưng khi một gien trội, và một gien lặn thì kết quả là thuộc tính ấy có thể trội hoàn toàn hoặc chỉ trội một phần thôi đó là lý do tại sao một con chó đực hoặc cái lại không tạo ra những chú chó con không giống mình chút nào cả .

Nếu như tất cả các cặp gien của một con chó đều là trội cả thì ta có thể tin rằng nó sẽ cho ra đời những con chó con giống nó hoàn toàn dù cho con kia có như thế nào đi nữa, hoặc nếu tất cả các gien đều lặn thì kết hợp với một con cái có tất cả các gien cũng đều lặn thì đàn con giống hoàn toàn bố mẹ nó . Tuy nhiên một chó đực với cặp gien lẫn lộn thì sẽ tạo ra đủ kiểu những con chó con chẳng giống cha cũng không giống mẹ.

Trước khi có qui luật Mendeleep có một số chó đực cho là trội có khả năng tạo ra một số đặc tính nào đó ở con chúng nghĩa là những đặc tính ấy thể hiện trên cơ thể chó con dù cho con nó kết hợp với nó. Ví dụ 1 số con chó có mắt sậm thì chắc chắn sẽ không bao giờ tạo ra những con chó con có mắt màu nhạt dù cho con kết hợp với nó có màu nhạt nữa. Lý luận này cũng đúng khi một con đực cùng lứa với nó cũng có mắt màu sậm như vậy khi kết hợp với 1 con cái có màu lạt thì cho ra đời một loạt những con con có màu lạt ( có nghĩa 1 là gien của con cái có tính trội ) .

Trước khi mang 1 con chó cái đi giao phối ta phải cân nhắc kỹ lưỡng bản thân con chó đực có khoẻ mạnh hay không? Và nó có xuất thân từ 1 giống chó tốt hay không để có khả năng cho ra đời những con chó con xứng đáng với công lao, tiền của ta phải bỏ ra trong việc gây giống này. Ta nên nhớ rằng chó cái cung cấp đúng phân nửa số gien trong mỗi cơ thể chó con trong lứa chó nếu nó không có những chiếc gien tốt thì thời gian tiền của ta bỏ ra cho việc gây giống cũng như việc nuôi nấng đàn chó sẽ lãng phí .

Phải công nhận là một con chó cái loại xấu hoặc xoàng khi cho giao phối với con đực lý tưởng sẽ cho ra đời những con con tốt hơn bản thân nó. Nhưng khi nuôi chó ta ngày càng nâng cấp cao hơn so với giống thường thường của nó. Một con chó của người khác vốn thuộc giống tốt được nâng cấp cao hơn chó của ta thì dĩ nhiên chó của ta sẽ không bao giờ bằng chó của họ được. Một con chó cái chỉ hơi khá thì chẳng nên chọn để gây giống làm gì. Tốt hơn hết là loại bỏ giống chó thuộc loại xoàng hoặc chỉ cho chúng giữ vị trí ở 1 con cho kiểng mà thôi chứ đừng cho gây giống. Thật ra việc tập trung theo dõi và xét đoán để tạo ra những con chó con tuyệt vời từ 1 con chó cái tốt mà không có 1 con nào xấu ra đời là một việc không đơn giản. Nếu ta ra chợ tìm mua 1 con chó cái thật tốt , xuất thân từ một con chó tốt đem về nuôi nấng thật kỹ lưỡng và cho giao phối với 1 con đực xứng đáng thì chắc chắn kết quả mỹ mãn. Ngay cả khi ta muốn tiết kiệm, ta chỉ mua 1 con chó con có nhiều triển vọng có nguồn gốc thật tốt thì ta chỉ nuôi vài tháng là cho chúng giao phối được. Với một con chó cái như vậy có thể tạo ra những con chó con tuyệt hảo ngay trong lứa đầu tiên, chứ còn chọn những con cái hạng xoàng thì mãi mãi tới thế hệ thứ 2 hoặc thứ 3 mới hy vọng cho ra đời những con chó con theo ý muốn. Giả thử con chó cái của ta là một con chó có thể gây giống tốt ta vẫn phải cần tìm con kết hợp với nó sao cho những ưu điểm của con cái được phát huy hết mức .

Thật sự dại dột khi cho chó gây giống với một con đực dùng làm chó kiểng trong nhà ta hoặc một nhà hàng xóm chỉ vì ta thấy không tốn kém gì cả. Bất cứ con chó nào tầm thường hoặc không thích hợp ( dù nó ở đâu và của ai đi nữa ) mà ta chọn để gây giống là việc hết sức điên rồ. Nếu chó cái của ta đáng được dùng gây giống, thì dù xa xôi cách trở, nếu cần, ta cũng phải cố tìm cho được con đực thích hợp để phát huy những ưu điểm của con cái.

Có ba điều cân nhắc khi đánh giá ưu điểm của một con chó đực - nhất là bản thân nó phải thật hoàn hảo, hai là dòng giống tạo ra nó phải tốt, ba là các ưu khuyết điểm của các dòng con mà nó đã từng cho ra đời trước đó .

Về phần bản thân, một con đực tốt phải dũng cảm, xông xáo( nhưng không hung dữ), và tiêu biểu cho dòng giống của nó về phần hình dáng không có đặc điểm kỳ quái nào. Nếu nó vì tai nạn mà có những vết thẹo hay thương tật như gãy chân cũng không sao, bởi vì nó chỉ truyền cho con nó những chiếc gien di truyền, còn thương tật thì không ảnh hưởng gì tới gien cả .

Còn phả hệ của chó có khi rất quan trọng hoặc không có ảnh hưởng gì. Trong một lứa chó có hai con, cùng một nguồn gốc, một con có thể thật hoàn hảo trong các buổi triển lãm cũng như trong vấn đề gây giống, trong khi con kia chẳng làm được cái gì cả. Đặc biệt khi xét về phả hệ, không nên dựa vào mức độ lâu đời của nó, vì 3 thế hệ là đủ rồi, dĩ nhiên nếu có nguồn gốc lâu đời thì thật là một đề tài hấp dẫn cho những người chủ có tính hiếu kỳ. Giả như con chó đực được tạo ra từ một dòng giống thật tốt nhưng bản thân nó không tốt thì cái phả hệ kia cũng là hoài phí .
Ý nghĩa chính yếu của vấn đề phả hệ ở đây là nó giúp ta biết được bố mẹ, ông nội ngoại, cố, sơ của con chó, từ đó suy ra những ưu điểm cũng như những khuyết điểm của nó xuất thân từ đâu .

Khi một con kết hợp với nó để giao phối ta phải cố tìm làm sao để có thể tăng cường ưu điểm này hoặc che lấp khuyết điểm kia. Giả dụ như một con cái trong hai thế hệ trước đó có vai dựng đứng, trong khi ta muốn có vai thẳng, thì ta nên chọn cho nó một con kết hợp có vai thẳng hoặc có nguồn gốc từ chó vai thẳng. Ta cũng ứng dụng lý thuyết nầy để trừ những khuyết tật cùa chó như mõm nhọn, mắt nhạt, lưng mềm, chân bẹt và các tật do di truyền khác .

Ngoài ra, ta có một chó đực có thân trước( gồm mặt và các phần ở trước) tốt và bố mẹ lẫn ông bà nó đều có thân trước tốt thì khi cho nó giao phối với một con cái có khuyết điểm về mặt nầy, ta sẽ tin tưởng là nó sẽ chữa được nhờ vào nguồn gốc của chó đực có thân trước tốt.

Đó là công dụng của vấn đề khả hệ trong việc nuôi chó. Một con đực được đánh giá là tốt nếu nó đã từng cho ra đời những đàn con tuyệt hảo, nếu bạn có thể thu nhập tất cả những dữ liệu để đánh giá mặt nầy. Dĩ nhiên là bạn không thể nào đánh giá một cách hoàn toàn được, nhưng có lẽ bạn có thể làm một bảng đánh giá tương đối sát sao để có thể kết luận được là chó của bạn có tốt hay không. Trong bảng nghiên cứu nầy, bạn không chỉ thu thập những con số mà bạn còn phải lưu tâm tới đặc tính của những con cái đã từng phối hợp với nó. Một con đực còn non dĩ nhiên không thể có nhiều kết quả''dũng cảm'' dược, nó chỉ mới phối hợp với một vài con cái có vài ưu điểm thường thường hoặc các con của nó vốn chưa đủ lớn để có thể đoạt giải trong các cuộc thi hay tạo tiếng tăm cho bản thân và dòng họ. Khi đó loại chó này có thể được thông qua.

Một con đực khi kết hợp với một con cái khá tốt mà cho ra đời từ 2đến 3 con tuyệt tốt trong mỗi lứa chó thì có thể được xem là một con đực giống tốt .

Thông thường, không cần phải suy nghĩ nhiều, người ta thường thích chọn bản thân nó hơn là con của nó, dù con của nó có tốt hơn nó xét về mặt bản thân nó. Theo cách này ta có thể tin tưởng vào những chiếc gien mà ta tin rằng sẽ tạo ra những giống chó theo ý ta muốn. Bởi vì chó con của nó có những điểm xuất sắc chẳng qua là do được lai giống. Khi chọn một con đực giống không nên quá chú trọng rằng nó phải cho ra đời những lứa chó đông mới được, dù điều đó cũng cần thiết. Trừ khi chó bố thiếu tinh dịch, còn hầu như số lượt chó con trong lứa chó là tuỳ thuộc hoàn toàn vào bố mẹ. Mỗi lần giao phối, chó bố sẽ truyền lượng tinh trùng đủ cho ra đời hàng triệu chó con nếu như cũng bằng ấy trứng trong chó mẹ được thụ tinh. Nhưng dù gì đi nữa mục đích chính của ta là đạt được những con chó con khoẻ mạnh chứ không phải là đạt nhiều chó con.

Có ba phương pháp gây giống được các nhà nuôi chó chuyên môn ứng dụng, đó là- sự giao phối cùng giống, sự giao phối thân thuộc ( có bà con gần ) và sự giao phối cùng dòng họ.

Sự giao phối cùng giống
có nghĩa là cho 2 con đực và cái giao phối nhau mà giữa chúng không thấy sự liên hệ máu mủ nào .
Phương pháp này thường được các nhà nuôi chó mới vào nghề ưa chuộng vì họ cho rằng khi 2 con chó có liên hệ ruột thịt giao phối nhau sẽ cho ra đời những con chó con ốm yếu , thể trạng kém và có chiều hướng thoái hoá .

Sự giao phối thân thuộc
là giao phối giữa 2 con có quan hệ bà con gần - chó bố với chó con chó mẹ với con , anh với em , hoặc anh em cùng cha khác mẹ . Một số con rất lý tưởng - được ra đời từ cách gây giống loạn luân nầy , mà đối với con người hiếm xảy ra .

Còn sự giao phối cùng dòng họ
là cho giao phối 2 con vật có liên quan nhưng ít thân thuộc hơn - như 2 anh em bà con cô cậu chú bác , ông với cháu , bà với cháu , hoặc dì với cháu .

Phương pháp giao phối cùng giống ít được sử dụng vì hầu như tất cả những con chó tốt được làm giống đều có liên quan nhau - đều xuất thân từ 1 ông tổ nhưng thuộc thế hệ thứ 6 hoặc 7 trong phả hệ . Dù gì đi nữa , ít ai thích chọn phương pháp nầy bởi vì những kết quả đối với thế hệ đầu tiên thường ít khả quan . Song phương pháp nầy vẫn sử dụng bởi các nhà nuôi chó kinh nghiệm và có óc nhìn xa , họ muốn tạo cho giống chó của họ có 1 ưu điểm nào đó mà chúng chưa có nhưng 1 con chó khác lại có . Trong khi chó nuôi gây giống có xu hướng tăng thêm thể chất cường tráng di truyền thì những người nầy muốn tạo cho chúng những nét thô thiển , nếu cho giao phối thân thuộc không thể nào có được . Những người nuôi chó giỏi không bao giờ cho giao phối cùng giống nếu họ có thể tạo ra những con chó có đặc điểm ấy mà chỉ dựa vào những con cùng giòng họ là đủ . Nhưng nếu họ có cho chúng giao phối kiểu nầy nhằm tạo ra những con tốt hơn , họ sẽ không dừng ở mức này đâu .

Sự giao phối thân thuộc thường không lên quan đến chuyện may rủi . Nó thường cho ra đời 1 số chó con lý tưởng nếu cho giao phối đúng cách , và 1 số rất tồi ngay cả khi cho giao phối đúng cách , còn khi thực hiện phương pháp nầy ẩu tả sẽ cho ra đời những con vứt đi .

Tất cả những con chó đúng tiêu chuẩn đều được tạo ra từ việc giao phối thân thuộc giữa những con cùng dòng họ và trải qua nhiều thế hệ. Việc giao phối cùng dòng họ sẽ làm hiện ra những gien lặn ngoài mong muốn, những con nào mang những chiếc gien này sẽ bị loại ra và do đó giống chó càng được thanh lọc kỹ khỏi những gien lặn xấu.

Những con chó khoẻ mạnh, lý tưởng, do ra đời từ bố mẹ và ông bà khoẻ mạnh, đều giống nhau; ta có thể cho chúng giao phối nhau dù chúng có bà con thân thuộc đến bao nhiêu, và có quyền hy vọng là chúng sẽ cho ra đời những con chó con khoẻ mạnh điển hình và có những điểm giống tất cả những thành viên trong phả hệ của nó. Nhưng khổ nỗi khó mà tìm ra hai con chó hạng nhất được nuôi kỹ lưỡng được. Nhưng chỉ có cách đó là có thể tiến hành quá trình này thật nhanh để tạo ra một giống chó giống hệt nhau mà cho giao phối với nhau.

Ở đây vấn đề phả hệ lại có ích. Chúng ta nghiên cứu phả hệ của một con chó cái giống. Và hy vọng rằng tất cả những con chó trong dòng họ đó đều tuyệt cả. Chúng ta nhìn lướt qua và chọn 4 con tốt nhất (tức hai cặp ) rồi cho chó cái con của cặp này giao phối với chó đực con của cặp kia tạo ra một con lý tưởng.

Chúng ta kiểm tra cách gây giống từ đời ông ngoại, nội này và thấy hợp lý, hoặc có khả năng hợp lý nếu con chó ta có được là lý tưởng. Rồi ta giả dụ rằng con chó đực hạng nhất trong phả hệ bên phía chó mẹ là ông ngoại của nó. khi đó ra cho con chó cái của ta kết hợp với ông ngoại nó, hoặc với anh ruột nó nếu anh ruột nó có những điểm xuất sắc tương tự như vậy, hay với con đực tốt nhất trong đàn con của nó hay cháu ngoại của nó. Theo kiểu này các gien của chó này tụ lại nhau và hy vọng sẽ tạo ra những chó con có những ưu điểm tập trung đó.

Có thể con chó lý tưởng nhất trong dòng họ là một con khác ( hoặc đực hoặc cái ), trong trường hợp này ta nên tìm cách nhân đôi tế bào nguyên sinh của chúng nên ( tức là cho giao phối thân thuộc ) để tạo nền tảng cho một phả hệ từ các chú chó con trong lứa chó lý tưởng này .

Khi cho chó tiến hành giao phối đừng bao giờ dại dột cho hai con có cùng khuyết điểm như nhau kết hợp nhau. Ngược lại ta nên cho kết hợp hai con chó có cùng chung nhiều ưu điểm càng tốt. Cũng đừng để các khuyết điểm cân bằng cho nhau, như một con thì mặt rộng, còn một con thì mắt nhỏ, hoặc một con thì lưng võng, còn một con thì lưng nhô. Hoặc ta nên chọn một con tốt còn con kia xấu. Ta không thể hy vọng sẽ được con trung bình nếu như khuyết điểm của con này bù đắp vào khuyết điểm con kia.

VIỆC GIAO PHỐI CHÓ

Thời điểm duy nhất cho chó cái mang thai là suốt mùa sinh sản. Mùa sinh sản đầu tiên của chó cái thường bắt đầu từ khi chó đực từ 6 đến 9 tháng tuổi, tuổi trung bình là 8 tháng. Có vài trường hợp chó bắt đầu thời kỳ sinh sản rất sớm từ lúc mới 5 tháng tuổi hoặc rất muộn 13 tháng tuổi. Sau lần thứ nhất , chó cái sẽ động đực cứ độ 6 tháng 1 lần, và cũng tương tự trên, thời hạn này có thể thay đổi. Chu kỳ sinh sản của chó có thể bị ảnh hưởng bởi một số nhân tố như sự thay đổi môi trường hoặc sự thay thời tiết, và dĩ nhiên chu kỳ ấy sẽ thay đổi khi bị cắt ngang do thụ thai . Hầu hết chó cái sẽ trở lại thời kỳ sinh sản từ 4 đến 6 tháng sau khi sanh con .
Các nhà nuôi chó đã có một cuộc tranh luận sôi nổi về những kiến thức nuôi chó cái khi chúng ở vào thời kỳ sinh sản đầu tiên. Một số cho rằng một con chó cái thực tốt cần được giao phối trong mùa sinh sản đầu tiên để nó có khả năng cho ra đời càng nhiều con càng tốt trong suốt những năm có thể sinh sản được. Nhưng một số khác nói rằng nếu cho chó cái giao phối ngay trong mùa sinh sản đầu tiên của nó có thể dẫn đến một số hậu quả có hại về mặt sinh lý . Bởi vì một con chó cái khoẻ mạnh bình thường có thể cho ra đời nhiều lứa con cho tới khi nó được 9 năm tuổi, tổng số có thể là từ 8 đến 10 lứa và có những khoảng nghỉ ngơi giữa hai kỳ sanh. Dĩ nhiên, người chủ chó nào lại chẳng hài lòng với một kết quả như thế . Do đó có lẽ tốt hơn, bạn nên tránh những nguy hại có thể xảy ra , và đừng để chó giao phối trong kỳ động đực đầu tiên . Những con chó cái có sự khác nhau về tính tình và tuổi trưởng thành trong việc làm mẹ và trách nhiệm với con cái . Cũng như với con người , sự vững chãi luôn đi đôi với tuổi tác ; chúng có khả năng làm mẹ tốt nếu bản thân đã trải qua thời kỳ có khả năng sanh con . Nếu chó mẹ có khả năng biểu diễn , nó sẽ có thể là kiện tướng trong các kỳ thi nếu nó vào giai đoạn giữa hai mùa động đực mà không được giao phối .

Thông thường , mùa sinh sản có thể kéo dài 3 tuần , nhưng điều nầy cũng thay đổi tuỳ theo loại chó . Trước khi bắt đầu thời kỳ động đực , có thể có 1 số biến đổi trong hành vi và thái độ của nó . Nó thường đi tiểu nhiều hơn và hay liếm những bộ phận ngoài . người chủ nó nên phát hiện những biểu hiện của thời kỳ này của chó để tránh trường hợp nó có thể giao phối với những con không đúng như đã chọn .
Dấu hiệu sinh lý đầu tiên của thời kỳ động đực ở chó là có nước tiết ra , lỏng có lẫn máu . Màng nhầy tiết ra từ âm hộ có lẫn máu và các bộ phận ngoài sưng phồng lên . Màu sắc của nước tiết ra càng lúc càng đậm đỏ trong 1, 2 ngày đầu , rồi từ từ nhạt dần cho tới khi từ nhày thứ 10 đến 20 thì chỉ còn màu hơi đỏ và nhạt đi. Đến ngày sau đó thì nó hầu như trong vắt. Cũng trong giai đoạn này, độ căng phồng và cứng của các bộ phận ngoài giảm đi, và khi các nước tiết ra mất dần màu đỏ thì chúng cũng xẹp đi. Chính trong giai đoạn này xảy ra quá trình rụng trứng, mặc dù những biểu hiện của sự động đực còn có thể kéo dài đến tuần sau.

Một số con chó cái bình thường có hai buồng trứng. Ngay khi mới sinh ra, chó cái đã có đủ tất cả trứng mà nó sẽ tạo ra con trong suốt cuộc đời nó. Bình thường, mỗi lần tới mùa, chỉ có vài trứng chín. Nếu chó cái không thể rụng trứng thì dĩ không thể thụ thai được. Thực ra chỉ cần một buồng trứng là đủ cho việc rụng trứng, vì thế nếu mất hoặc tổn thương một buồng trứng mà không ảnh hưởng xấu gì tới buồng trứng còn lại thì việc sanh con vẫn diễn ra bình thường.

Nếu việc thụ tinh không diễn ra, thì trứng ( và cả tinh trùng của con đực cũng vậy ) chỉ sống được một thời gian ngắn - có thể một đôi ngày. Vì thế, nếu việ phối hợp quá sớm hơn hoặc quá muộn hơn việc rụng trứng, thì chó cái không thụ thai, trứng không thụ tinh sẽ đi qua tử cung ra âm đạo. Cuối cùng, hoặc chúng sẽ được thấm vào cơ thể hoặc đi ra ngoài qua âm hộ, cùng với nước tiểu. Nếu việc thụ tinh xảy ra, trứng thụ tinh sẽ được cấy vào trong tử cung và lớn lên.

Rõ ràng là người chủ chó phải hết sức quan tâm mới định được thời điểm cho chúng phối hợp nhau. Bởi vì khoảng thời gian giữa lúc động đực với lúc rụng trứng khác nhau ở mỗi con chó cái khác nhau, cho nên không thể đưa ra một qui luật cố định nào, mặc dù có lẽ ngày thứ 12 đến thứ 14 là ngày thích hợp nhất trong nhiều trường hợp . Người chủ chó thông minh sẽ biết ghi lại những biến đổi ở chó của mìmh và sắp đặt cho hai con đực cái gặp nhau vào thời điểm chất nhờn tiết ra hoàn toàn trong vắt và những bộ phận ngoài sẽ xẹp xuống và mềm đi. Nếu con chó cái không chịu, thì ta nên tách chúng ra, chờ một ngày rồi cho chúng đến gần nhau lại.

Thường thường, nếu chó cái chấp nhận ngay con đực, thì việc thụ tinh của chúng sẽ diễn ra ngay. Chỉ phối hợp một lần là đủ, nhưng nếu cho tiến hành hai lần cách nhau từ 24 đến 48 tiếng đồng hồ cũng không sao. Quá trình này diễn ra trong vài phút, hoặc nửa tiếng, đôi lúc kéo dài tới một giờ hoặc hơn.

Sau khi cho phối hợp xong, chó cái phải được để yên từ 1 tuần đến 10 nhày để tránh trường hợp nó lại phối hợp với con đực khác.

SỰ THAI NGHÉN VÀ ĐẺ CON CỦA CHÓ

Thời kỳ mang thai của chó mẹ thường được ước tính khoảng 63 ngày. Nhiều chó mẹ, nhất là những con trẻ, thường sanh con 60 ngày sau khi thụ thai. Cũng có nhiều trường hợp chó con sanh ra vẫn khoẻ mạnh dù sanh sớm mới có 57 ngày hoặc sanh muộn 66 ngày. Nhưng nếu đến 67 ngày mà chó vẫn chưa sanh, ta nên đến hỏi bác sĩ thú y.

Năm sáu tuần đầu tiên trong thời kỳ mang thai việc ăn uống của chó mẹ vẫn cứ bình thường và việc luyện tập cũng không cần hạn chế. Trong giai đoạn này không cần phải cho chó ăn thêm thức ăn, mặc dù khẩu phần ăn của nó phải có đủ dưỡng chất, như đã trình bày trong phần nói về thức ăn của chó mẹ.

Sau tuần thứ năm và thứ sáu, lượng thức ăn phải tăng lên và những bài luyện tập phải giảm bớt. Đới với chó đang mang thai, việc đi lại, chạy bình thường có lẽ tốt hơn là cứ nằm một chỗ, nhưng nửa thời gian sau của thời kỳ thai nghén, chó mẹ không được phép nhảy, săn bắt, hặoc cắn lộn. hoạt động mạnh có thể làm sẩy thai.
Khoảng một tuần trước này sanh con, ta nên chuẩn bị chỗ nằm cho chó và bắt nó nằm, chỗ nằm này có thể là một cái hộp rộng vừa đủ để chó mẹ nằm và cử động. Hộp này chỉ nên cao vừa phải để chó có thể đứng thẳng được và tốt hơn là làm một nắp đậy có bản lề. Cửa ở một bên sẽ giúp chó ra vào dễ dàng. Cái hộp nên đặt ở một chỗ tách biệt để tránh sự quấy rầy từ những con chó khác, các con vật khác hoặc trẻ nhỏ. Ta phải tạo cho chó mẹ cảm giác yên ổn khi nằm trong đó.

Một vài giờ, cũng có thể là một hoặc hai ngày trước khi sanh, chó sẽ loay hoay sửa soạn chỗ nằm cho vừa ý, xé vải đắp hoặc gối kê đầu, hít hít ngửi ngửi các góc. trước khi chó bắt đầu chuyển dạ, ta nên lót thêm mớ vải bao bì cuộn lại, chèn dưới để chặncho con chúng khi được sinh ra, chúng biết đường mò tới vú mẹ.

Việc sanh nở có thể xảy ra vào ban đêm mà người chủ không cần phải giúp đỡ gì cả. Sáng hôm sau có thể mang hộp ra ngoài cho chó mẹ sung sướng chăm sóc đàn con tự mãn của mình. Tuy vậy chó mẹ vẫn cần một vài trợ giúp trong việc sanh nở. Nếu việc sinh nở diễn ra trước mắt ta, thì tốt nhất ta nên giúp đỡ nó.

Ngay khi chó con lần lựơt ra đời , những màng nhầy bao bọc chúng cần được xé ra càng nhanh càng tốt để chó con không bị nghẹt. Sau khi xé bỏ màng bao bọc ta dùng kéo cắt bỏ dây rốn cách bụng độ 3 hoặc 4 inch ( phần còn lại dính liền với bụng sẽ khô dần và dụng đi vài ngày sau ). Không cần xoa thuốc vào chỗ cắt.
Chó mẹ được phép ăn nhau và màng nhầy nếu muốn, thường thường là nó muốn ăn ngay. Nếu như không có sự giúp đỡ, chó mẹ sẽ tự xé màng nhầy và cắt rốn bằng răng. Những nguy cơ duy nhất có thể xảy ra là chó mẹ để lâu quá mới xé màng bọc hoặc cắt rốn quá ngắn. Một số chó mẹ, ( việc này hiếm ), ăn cả đứa con mới sanh ra của mình ( nhất là những con chó mẹ không được ăn uống đầy đủ trong thời gian mang thai ). Trường hợp hiếm hoi này nên được ngăn chặn trước.
Khi chó con được sinh ra, ta nên mang tất cả đi chỉ để lại một con, bỏ chúng vào một cái hộp hoặc một cái rổ có vành, dưới lót vải mềm, và đặt gần chỗ của chó mẹ đang sanh cho đến khi nào tất cả đã chui ra và việc sinh đẻ chấm dứt.

Làm như vậy là để tránh chó mẹ đạp lên hoặc nằm đè lên người chó con, và để chó mẹ không bị quấy rầy vì tiếng rên ư ử của lũ trẻ. Chỉ nên để lại một con để chó mẹ thấy yên dạ.

Nên chọn '' cô mụ '' là một người vốn thân quen với chó và mẹ có khả năng làm nó tin tưởng. Một số chó thường tỏ vẻ sợ hãi và thậm chí dữ tợn trong lúc chúng đang sanh. Những con chó như vậy không nhiều, còn hầu là tỏ vẻ biết ơn sự giúp đỡ dịu dàng của chủ đối với chúng trong cơn thử thách.

Chó con chui ra thường cách nhau từ vài phút đến một giờ cho đến khi tất cả ra hết. Nếu khoảng cách giữa hai con quá một giờ ta nên gọi bác sỹ thú y tới. Dù vậy, sự giúp đỡ ấy cũng khá hiếm, người ta chỉ cần một bác sỹ thú y chuyên nghiệp đến để dùng cái gắp thai để móc chó con ra. Phẫu thuật này ở chó không có gì nghiêm trọng lắm, song phải cần một bác sỹ thú y chuyên nghiệp thực hiện việc này.

Một số chó mẹ, trong khi hoặc ngay sau khi sanh con, bỗng bị chứng tê liệt co giật, còn gọi là chứng sản giật. Việc này ít khi xảy ra trừ khi trong thời kỳ mang thai chó mẹ không được cung cắp đủ lượng canxi cần thiết. Để chữa trị chứng sản giật ta nên tiêm chất vôi ngoài đường tiêu hoá qua tĩnh mạch hoặc bắp thịt. Khi chó bị nghi ngờ là mắc chứng sản giật, ta nên gọi ngay bác sỹ thú y.

Giả như chuyện sanh sản xảy ra bình thường mà không có điều gì bất lợi, tất cả đàn chó con được mang trả lại cho mẹ nó, đặt theo thứ tự trước hàng thú, và dĩ nhiên bất cứ chó con khoẻ mạng nào cũng sẽ bắt đầu bú. Trong 4 hoặc 5 giờ đầu tiên, càng ít chuyện xử lý càng tốt. Tuy vậy ta nên xem chừng đàn chó kỹ lưỡng phòng khi có những khuyết tật hay thẹo vết nào cần xử lý ngay. Chẳng hay ho gì khi phải nuôi dưỡng đàn chó con sứt môi, què quặt hoặc có một tật nguyền gì đó. Thật là điên rồ nếu ta đi giết chết những con chó khoẻ mạnh nhằm giảm bớt số lượng chó trong đàn, bởi vì không thể nào biết được con nào sẽ là tuyệt vời nhất, biết đâu ta lại giết nhầm một con lý tưởng nhất, một danh chủ chó trong tương lai. Nếu chó mẹ được nuôi nấng đầy đủ sẽ có khả năng tiết sữa đủ cho cả đàn, chỉ trừ khi lứa quá nhiều ngoài mức bình thường. Nếu ta thấy lượng sữa từ chó mẹ không đủ cung cấp cho cả đàn thì ta nên cho chúng bú thêm sữa hộp hoặc tách ra làm hai nhóm, nhóm thứ hai giao cho chó khác nuôi chúng nếu ta có thể tìm ra được một con chó cái đang có sữa. Chó khác nuôi không nhất thiết phải cùng dòng họ với chúng, có thể là chó lai cũng tốt. Song nên có kích thước xấp xỉ với chó mẹ của chúng, cũng sạch sẽ, khoẻ mạnh và những con chó con ruột thịt của nó cũng có độ tuổi tương đương với đàn chó ăn nhờ ở đậu này. Chó con của nó phải được mang đi xa ( hoặc bị chết hết cả ) và vú của chó mẹ phải căng sữa tới mức nó cảm thấy khó chịu, khi đó đàn chó bú nhờ này có thể được đưa tới vú nó và nó sẽ chấp nhận chứ không tỏ vẻ bực bội gì. Chỉ khi nào cần thiết lắm mới nên dùng tới chó khác nuôi, còn không cần thiết thì thôi.

Chó mẹ đang sanh sẽ cần một bữa ăn âm ấm thậm chí ăn giữa lúc chờ sanh con kế. Nhay khi mọi việc xong xuôi, nên mang thức ăn vào trong hộp chỗ nó nằm. Thức ăn thường là sữa, thịt, súp hoặc món lỏng. Chó mẹ sẽ không bỏ con để đi ăn được, vì thế ta nên mang cho nó.

Ta cũng nên cho chó uống sữa để giúp nhuận trường. Chó mẹ sẽ lười đi ra khỏi chỗ nằm để đi ngoài trong khoảng hai ngày đầu, nhưng ta vẫn nên thúc nó, thậm chí bắt buộc nó đi ra thường xuyên. Một con chó mẹ thương con sẽ nằm tại chỗ chăm sóc đàn con chứ không gây rắc rối gì. Nó cần được cho ăn đầy đủ và bổ dưỡng và suốt thời gian cho bú nó chỉ có mỗi việc ăn thôi. Để ngăn ngừa chó mẹ có thể mắc một số chứng bệnh sau khi sanh con, một số nhà nuôi chó chuyên nghiệp cũng như các vị thú y thường khuyên chúng ta nên tiêm chích váo cơ thể chó mẹ thuốc penicellin hoặc các thuốc kháng sinh khác ngay sau khi con chó con cuối cùng chui ra. Hoặc những thứ thuốc trên dưới dạng thuốc uống có thể cung cấp cho chó mẹ trong tuần lễ đầu.

Tốt nhất là hỏi ý kiến bác sĩ thú y về cách điều trị này.

Chó con mới sanh ra không thấy gì được và chúng sẽ mở mắt khoảng 9 ngày sau đó. Nếu chúng được sinh ra sớm hơn thời hạn 63 ngày sau khi thụ thai thì thời gian mở mắt của chó con sẽ lâu hơn bấy nhiêu ngày. Màu mắt đầu tiên của chó con không phân định được màu sau này của nó, vì thế người nuôi chó đừng vội lo lắng rằng chó mình có màu mắt nhạt.

Đối với những giống chó cần phải được cắt cụt đuôi, ta nên tiến hành việc này ngay ngày thứ ba, và đây là công việc phẫu thuật của bác sĩ thú y. Nhiều chó được cắt đuôi bởi những người không chuyên nên thường mất đẹp những cái mómg con mới mọc cũng phải được cắt cụt. Ngoài ra không có việc gì làm khác là để mặc nó lớn. Điều quan trọng nhất trong việc nuôi dưỡng chúng là cho chúng ăn những thức ăn bổ dưỡng, phần này sẽ được bàn sau. Trong hai hay ba tuần lễ đầu tiên, chúng lớn rất nhanh nhờ sữa mẹ, sau đó phải cho chúng ăn dặm thêm như đã trình bày. Chó con hay ngủ sớm, giống như trẻ mới sinh vậy ta không nên đánh thức chúng dậy để nô đùa được. Khi chúng lớn rồi sẽ càng ngày càng trửng giỡn.

Sau hai tuần, mómg nhọn bắt đầu mọc dài và nhọn, mẹ chúng sẽ rất mang ơn nếu bạn dùng kéo cắt gọn những chiếc móng này để khi chúng bú sữa sẽ không cào rách thịt vùng ngực của chó mẹ. Vì những chiếc móng nhọn như giục chó mẹ ngưng sớm việc cho bú, và dĩ nhiên bạn nên khuyến khích nó kéo dài thời gian cho bú này càng lâu càng tốt. Ngay cả khi lượng sữa giảm ít dần và quá trình cai sữa đã bắt đầu, thì nguồn sữa ít ỏi đó vẫn là nguồn thức ăn tốt cho chúng. Sữa sẽ bổ sung vào và góp phần giúp các thức ăn khác được tiêu hoá tốt.

Có nhiều chó mẹ ăn thức ăn vào rồi nôn ra cho con chúng ăn khi những đứa con này được độ một tuần tuổi. Thức ăn này thường đã được làm ấm và đã được tiêu hoá một phần trong bao tử mẹ. Đối với những người mới tập sự trong nghề nuôi chó, việc này có vẻ tởm lợm, nhưng thật ra đó là chuyện bình thường và ta cũng nên khuyến khích chúng chứ đừng phản bác lại. Vấn đề này nói ở đây là thức ăn mà chó mẹ ăn vào phải sạch, ngon và bổ dưỡng.

Khi chó con được nuôi nấng, lớn lên sẽ không thể nào tránh khỏi một vấn đề, đó là giun sán. Dĩ nhiên nếu chó mẹ có nhiều sán lãi trong bụng, trước khi cho nó giao phối, phải tẩy hết giun sán cho nó, và trước khi nó sanh con, phải rửa sạch các đầu vú bằng xà phòng nhẹ để tránh trứng giun. Ta phải hết sức cẩn thận ngăn ngừa sự nhiễm giun sán ở chó con tới mức tối đa. Nhưng, làm được tất cả các việc nêu trên rồi, chó con vẫn không thể nào tránh khỏi giun sán. Những con vật tai ác này làm chó con chậm lớn, giảm sức đề kháng và có khả năng tử vong nếu ta không diệt hết bọn này.

Có những con chó được cho ăn quá nhiều, còn số khác thì lại ăn thiếu chất, cả hai trường hợp cực đoan này đều không nên tí nào mà nhất là việc cho ăn quá nhiều đối với chó già. Kết hợp với ít hoạt động, việc nhồi nhét một lượng thức ăn lớn sẽ gây ra tình trạng tăng ký quá mức độ và lười biếng có thể dẫn đến bệnh hoạn và chứng vô sinh còn tình trạng thiếu dinh dưỡng kéo dài sẽ gây sụt ký, lờ đờ lông khô cứng, bệnh hoạn và chết.

Bữa ăn vừa đủ chất sẽ giúp cho chó trưởng thành có một trọng lượng cơ thể cân đối và dáng thon thả. Theo dõi tình trạng sức khoẻ của chó là biện pháp tốt nhất để ta có thể quyết định được lượng thức ăn chính xác cho chó. Câu châm ngôn '' Món ngon đối với người này là liều độc dược đối với người kia '' có thể áp dụng ở đây. Những thức ăn mà chó không thể nào chịu đựng được những thứ gây rối loạn tiêu hoá cũng như những rối loạn khác phải được chấm dứt ngay, không nên cho chó ăn thêm một tí nào. Dùng những thức ăn lên meo mốc, hư, thối là không nên.

Cần giữ thức ăn tránh bị chuột làm bẩn nhất là nhiều chuột là kẻ chuyền bệnh leptospira. Nếu cho chó ăn quá nhiều những thức ăn có ít năng lượng hoặc có giá trị sinh học thấp sẽ dẫn đến tình trạng cơ thể kém có thể làm sụt cân và đau dạ dày.
Tất cả những dụng cụ đựng thức ăn, thức uống phải được rửa sạch. Trong những ngày thời tiết nóng bạn cũng nên gia giảm khẩu phần ăn một chút. Khi đó bạn nên cho chó ăn rải rác nhiều bữa và sẽ có kết quả hơn nếu xen kẽ những bữa ăn là những bài tập luyện vừa sức. Hầu hết chó khi được cho ăn quá nhiều thức ăn lõng bõng nước đều không thể lớn nổi nhất là tránh cho ăn quá nhiều thức ăn đối với những con phải hoạt động quá nhiều. Chó con, chó đang mang thai và chó đang cho con bú, nếu đã cho chó ăn đủ chất rồi mà chó vẫn bị sụt cân hoặc sức khoẻ kém có thể nghi ngờ sự hiện diện của loại ký sinh trùng đường ruột trong cơ thể chó, tuy nhiên chó thỉnh thoảng đi tiêu chảy 1 hoặc 2 ngày. Bạn cũng đừng vội quá lo ngại nếu tình trạng kéo dài hơn hai hoặc 3 ngày có lẽ nên đến gặp bác sĩ thú y.


THỨC ĂN CHO CHÓ ĐỰC GIỐNG


Nếu chó đực giống được nuôi để truyền giống nhưng không thường xuyên lắm, ta chỉ cần cho chó những thức ăn đủ chất cho nó duy trì sức khoẻ như đã đề cập ở những trang trên. Nó phải được bổ dưỡng bằng nhiều thịt trong bữa ăn phải luyện tập vừa phải để cơ bắp săn chắc hơn và nhất là không được quá ốm hoặc quá mập. Nếu nuôi chó để truyền giống cho nhiều con khác và việc này thường xảy ra thì ta nên quan tâm chăm sóc nó hơn bằng cách cung cấp đủ dưỡng chất cho nó. Một số con chó đực giống khoẻ mạnh có thể truyền giống cho 2 con cái trong 1 tuần trong 1 quãng thời gian dài mà không ảnh hưởng gì đến sức khoẻ và thể lực của chó nếu ta cho chó ăn đầy đủ và nó luyện tập vừa phải. Những con chó như vậy phải được cho ăn ít nhất 2 bữa trong 1 ngày và mỗi bữa ăn nên có thêm thịt, sữa ( sữa hộp, hay sữa tươi đều tốt ), trứng fomat và những thức ăn từ động vật khác tức là những thức ăn này được cho nhiều hơn bình thường. Cũng nên thêm vào lượng gan và mỡ và nhớ là đừng quên vitamin. Về khối lượng số thức ăn trong thời gian này chỉ nhiều hơn 1 chút so với thức ăn duy trì sức khoẻ bình thường, song sự khác nhau là ở chất lượng phong phú hơn và cô đọng hơn.

Cứ sau mỗi lần gây giống từ 1 đến 2 giờ ta nên cho chó ăn 1 bữa. Hoặc ngay sau khi truyền giống nếu cho chó ăn thì chỉ nên ăn nhẹ thôi. Lý do trước nhất khiến ta phải nuôi chó giống thật đầy đủ là để duy trì sức khoẻ và tăng cường khả năng sinh con. Kế đến là tạo cho nó 1 vẻ bề ngoài hấp dẫn : thịt săn chắc, lông bóng mựơt... Tất cả những trạng thái này là nhờ vào lượng thức ăn nhiều bổ dưỡng mà chó thường xuyên nhận được.


VIỆC NUÔI DƯỠNG CHÓ CÁI GIỐNG


Thường một con chó cái được nuôi dưỡng kỹ lưỡng khi trải qua giai đoạn sinh con, nuôi con và tạo những lứa con khoẻ mạnh và không bị ảnh hưởng gì đến sức khoẻ và thịt vẫn săn chắc. Trong những trường hợp này, người nuôi chó dành nhiều thức ăn bổ dưỡng duy trì sức khoẻ cho chó cái cho đến khi chó mang thai lần nữa. Trong thời gian chó mẹ dứt sữa cho con lông nó bị rụng rất dễ dàng, nhưng nếu chó có sức khoẻ tốt và ăn uống đấy đủ thì lông nó sẽ mọc lên thật mựơt, và chó sẽ không bị ảnh hưởng gì sau thời kỳ sinh con.

Một số chó mẹ hoặc do thiếu dinh dưỡng, hoặc do có thể trạng kém thường truyền quá nhiều sức lực và chất bổ dưỡng cho đàn con, nên khi dứt sữa chó mẹ trở nên ốm yếu và kiệt sức. Trong trường hợp này bạn nên cung cấp cho chó 2 bữa ăn ngon và đầy đủ dưỡng chất trong 1 ngày. Làm như vậy liên tục trong thời gian 1 tháng cho đến khi chó lại sức, lúc ấy bạn cho nó ăn uống bình thường trở lại cho tới khi chó mang thai lần nữa.

Trong thời gian tạo giống da thịt chó mẹ phải săn chắc, không béo phì. Không được thay đổi chế độ ăn uống duy trì sức khoẻ hàng ngày cho đến tuần thứ 4, thứ 5 trong thời kỳ mang thai. Từ đầu đến giữa giai đoạn mang thai bầu thai phát triển chậm, sau đó nó lớn lên rất nhanh. Thường thường chó cái sau khi nhân giống từ 4 - 6 tuần sẽ có dấu hiệu có thai khi đó ta dần dần tăng khẩu phần ăn của chó lên và tăng cho tới ngày chó mẹ dứt sữa chó con. Ta nên đặc biệt chú trọng tăng cường chất lượng bữa ăn bằng thịt cùng với gan sữa phốt phát canxi vitamin A và D cả hai loại này có trong dầu gan cá.

Một số người nuôi chó đã giết bớt chó con chỉ chừa lại 1 số con nhất định trong lứa vì họ nghĩ rằng giữ lại tất cả những chó con được sinh ra chó mẹ sẽ không có khả năng nuôi. Trong một số trường hợp đặc biệt này ta nên tìm 1 vật nuôi dùm ( mẹ nuôi ) để chia sớt gánh nặng nuôi con cho chó mẹ. Nhưng một con chó mẹ khoẻ mạnh, có khả năng đồng hoá thức ăn tốt, cơ thể thường tạo đủ sữa cho tất cả chó con sinh ra, với điều kiện là được nuôi nấng đấy đủ và chó con cũng được cho ăn dặm thêm khi chúng biết ăn.

Từ lúc sinh con đến khi dứt sữa tức là suốt thời kỳ cho con bú chó mẹ phải được ăn đủ dưỡng chất 4 - 5 bữa ăn trong 1 ngày. Những bữa ăn này phần lớn gồm thịt, gan, 1 ít mỡ và 1 lượng nhỏ ngũ cốc, sữa trứng fomat, Phốtfat Canxi, Vitamin C các loại nhất là Vitamin A và D. Trong thời gian này khó có thể làm cho chó mẹ béo lên được. Bởi vì chó con sau khi sinh ra lớn lên hơn nhiều so với khi còn trong bụng mẹ nên phần lớn thức ăn cần thiết để duy trì sự phát triển nhanh chóng đó phải thông qua cơ thể mẹ và được chuyển thành sữa, đồng thời còn nuôi cơ thể mẹ nữa.

Các bộ phận cần kiểm tra khi chọn lựa chó con .

Quan trọng nhất là phải xem xét kỷ nguồn gốc nòi giống , đó mới là yếu tố quyết định tính khí và thái độ ứng xử của chó .

Kế tiếp mới chọn lựa và kiểm tra hình dáng bên ngoài .

1/ Xương sống không bị nhô lên .
2/ Lông không bị bọ hay chấy rận .
3/ Tai phải sạch sẽ .
4/ Đôi mắt trong trẻo linh hoạt .
5/ Sãi chân rộng và thoãi mãi .
6/ Kiểm tra hình dạng của móng huyền .
7/ Bụng phệ là dấu hiệu bị giun lãi .
8/ Khu vực hậu môn sạch sẽ .

 
Top