• Chào mừng bạn Khách đến với diễn đàn, chúc bạn vui vẻ sinh hoạt cùng cộng đồng Vietpet.
    Diễn đàn đã có sẵn cơ sở dữ liệu tương đối lớn về các vấn đề thường gặp như thú y, huấn luyện, chăm sóc thú cưng..., bạn Khách vui lòng tìm đọc kỹ trước khi gửi câu hỏi.
    Lưu ý: Diễn đàn không chấp nhận ngôn ngữ chat, bài viết không có nội dung ( bài spam).

Bàn thêm về các giống chó việt

tieudien

New Member
nghe các bác nói "tứ đại quốc khuyển" cũng thú vị, nhưng em mạn phép bàn thêm chút thế này.
nói quốc khuyển nhưng có lẽ chưa sát lắm. vì hmoong cộc chỉ là chó của dân tộc hmông, không phổ biến. bắc hà xù thì cũng chỉ là chó vùng bắc hà. phú quốc thì cũng chỉ là ở đảo phú quốc. còn đin go thì ít gặp, chủ yếu cũng ở các vùng đồi núi. vậy tuy là chó hay nhưng chưa thể gọi quốc khuyển.
chó ta thực tế có nhiều loài hay, tuy vậy trên thực tế trước đây đã phát triển có tính chất thích nghi cao với từng vùng khí hậu và đặc điểm sinh sống. có bác đã viết : đông dương (trong đó có việt nam) đáng gọi là cái nôi của nông nghiệp, do đó có đủ các loài chó như thế giới, điều này chắc chắn là đúng. chỉ có điều dân ta tuyển chọn và phát triển các nòi chó chưa giỏi, nên nước ngoài đã vượt ta về việc này.
có thể nói rõ như thế này.
việt nam có 1 dòng chó lông dài khá phổ biến, trước ta gọi chó xù. loài này khá thuần chủng, phát triển ổn định từ xưa tới nay, với các nét như : lông hơi dài, tai ngắn và hơi cụp, thân hình trung bình từ 10-20 kg, chân không cao lắm, hiền lành và khá quấn quít chủ, tính cách thiên về trông nhà, ít săn đuổi. loài này nhìn hơi giống hình dạng chó chăn cừu cap ca dơ (ovcharka) thu nhỏ. loài này có thể họ hàng gần với các giống chó như ngao tạng, ovcharka.
loài chó đồng bằng ta xưa thường chân ngắn, mình thấp, tai ngắn và vểnh, bụng không thon, mõm màu đen, lông vàng hay nhiều màu khác nhưng hầu như không có màu trắng. tính cách không săn đuổi, chỉ trông nhà, ít quấn quít chủ. có thể đây là giống đin go đã phát triển theo hướng chó giữ nhà và nuôi lấy thịt. giống này khá phổ biến ở các tỉnh đồng bằng xưa, nay có phần ít đi, và đã lai tạp với nhiều giống mới nhập nội sau này.
một giống khác khá thuần việt xưa kia là giống chó tai cụp, có đặc điểm thân hình thon lẳn, chân cao mình trường, tai ngắn và hơi cụp. giống này đặc tính khá khỏe, bản năng săn đuổi khá tốt, trông nhà cũng tốt, và sủa rất ghê, còn 1 tính cách là hơi bướng, khi sủa dữ dội chủ bảo thôi có khi nó vẫn sủa, và đôi khi hay tấn công người lạ. nhưng trong đời sống, giống này thường được huấn luyện đi săn. giống này có lẽ họ hàng gần với các giống chó tai ngắn của thế giới
như vậy đối chiếu thì các giống chó làm việc chính có 2 dòng : săn đuổi (chân cao, mình thon) và canh gác bảo vệ (chân to, thân to), 1 đằng thiên về tốc độ, 1 đằng thiên về sức mạnh, thì việt nam ta có cả. có điều về chó cảnh thì dân ta chưa phát triển thôi. chỉ tiếc là điều kiện sống khác nhau, nên chó ta thiên về thân hình nhỏ, chứ không phát triển như chó ngoại. cũng là sự phát triển tự nhiên thôi, như ngựa bò ta cũng nhỏ hơn ngựa bò các nước khác, gà vịt ta cũng bé nhỏ hơn.
thêm nữa nước ta thiên về nông nghiệp, nên các giống chó ở đồng bằng cũng dần dần bỏ tính nết săn bắt, chăn dắt gia súc, chỉ thiên về tính nết trông nom nhà cửa, ngoại hình và tố chất cũng vì vậy phát triển theo hướng này. do đó chỉ còn các giống chó ta vùng đồi núi có không gian hoạt động lớn, và nhu cầu sử dụng có cả săn bắt, nên phát triển theo các hướng đó và giữ được các tố chất ta thấy đáng quý.
nói thêm nay nếu muốn phát triển và bảo tồn các tính chất quý của chó việt thì có lễ không thể bỏ qua những vấn đề môi trường sống. có thể là từ khâu chọn giống đã phải chọn những nòi có các tính chất quý, rồi nuôi dưỡng chó từ khi sinh ra trong cái môi trường cần thiết của nó, để đánh thức từ trong bản năng chó những khả năng ưu việt, rồi kết hợp thêm huấn luyện chuyên sâu. một con chó săn tốt muốn trưởng thành phải được đi săn từ bé. cũng vậy, một con chó bảo vệ tốt phải trưởng thành trong môi trường tranh đấu từ bé. việc phát triển có chọn lọc vậy qua nhiều thế hệ mới ra được nòi chó tốt.
tại sao gọi là chó việt, vì nó sinh ra trong môi trường khí hậu và sinh cảnh việt và thích nghi môi trường này lâu đời rồi. nay muốn nó khác đi, khơi dậy những bản năng tốt của nó thì chắc cần phải có thời gian. chúng ta có thể tin chắc chó việt có những khả năng tiềm tàng không thua gì chó các nước, nhưng làm thế nào để chó việt bộc lộ được các khả năng ấy, và phát triển được những nòi chó nhiều khả năng quý thì có lẽ cần nhiều công sức và trí tuệ.
mong các bác có tâm và có hứng thú nghiên cứu và đề ra các giải pháp, và tạo ra được các chú chó việt đáng gọi siêu khuyển.
 

Shakhi Viet

Active Member
To bác TieuDien: em cũng co suy nghĩ gần giống với bác, và em thấy anh em chơi chó cũng làm thế đấy ạ. Mỗi tội vì bận bịu cuộc sống, thời gian rảnh lại không trùng hợp nhau nên ai làm được gì thì làm. Như vậy hẳn sẽ chậm hơn thế giới, nhưng vẫn còn hơn không làm gì.
 

tieudien

New Member
chuyện lan man, lại quay sang v/đ "nội, ngoại"
như nói về lợn, thì lợn lai đại bạch rõ là to hơn lợn ta, lớn nhanh hơn ... nhưng nếu nói về ngon thì ai cũng bảo lợn ta ngon hơn
về chó cũng vậy, nếu để cho vào nồi thì chó ta ngon hơn. nhưng mà để làm việc, hay chơi cảnh, thì chó ngoại vẫn hay hơn. tuy thế, xét về lịch sử các giống chó, như nhiều tài liệu đã ghi rõ, nhiều giống chó hiện nay được tạo ra do lai nhiều dòng với định hướng nhất định, để ra được nòi chó muốn chọn..
do vậy, nói về chó việt, rõ ràng đang có 2 hướng là bảo tồn nguyên trạng 1 nòi nào đó với quan điểm lưu giữ nguồn gien, và 1 hướng khác là lai chó ta với loài nào đó để tạo ra con lai có tính chất cần thiết nhưng có tố chất thích nghị sinh cảnh việt ta.
việc lai tạo này rõ ràng là trong xu thế chung của thế giới. dân ta thường có 1 chút thực dụng, lai chó ta với bec giê để có con chó to hơn, dữ hơn, ngoan hơn, ...., và rẻ hơn nữa. kết quả là nay loại chó lai này tràn lan khắp nơi. ngoài ra còn nhiều con lai các loại, đưa đến tình hình chó ta nay nhiều dạng, nhiều màu, nhiều tính cách .... thật phong phú. cũng hay chứ, hội nhập mà. tuy vậy, cái kiểu lai tự phát này chẳng cải thiện được nhiều, không tạo ra được nòi chó thật tốt, chỉ tạo ra các nòi chó để cho có thôi. kết quả là những nòi chó đắc lực cho công việc thì vẫn cần nhập ngoại, ví dụ canh gác bảo vệ, cứu hộ, trinh sát mùi, giúp người tàn tật ....
nhưng dân ta hiện nay cũng ít biết cách sử dụng chó, ngoại trừ miền đồi núi còn đôi khi đi săn, còn lại chỉ có dùng trông nhà, chơi cảnh, kém quá thì nuôi thịt. và vì cái thói ăn thịt chó nhiều, nên chó khó trở thành bạn của người, mà dễ thành con mồi của những kẻ trộm chó. có khi chưa kịp lớn, chưa giúp được gì đã mất tích.
vậy nên phát triển chó ở ta có phần gian nan vậy
 
Top