• Chào mừng bạn Khách đến với diễn đàn, chúc bạn vui vẻ sinh hoạt cùng cộng đồng Vietpet.
    Diễn đàn đã có sẵn cơ sở dữ liệu tương đối lớn về các vấn đề thường gặp như thú y, huấn luyện, chăm sóc thú cưng..., bạn Khách vui lòng tìm đọc kỹ trước khi gửi câu hỏi.
    Lưu ý: Diễn đàn không chấp nhận ngôn ngữ chat, bài viết không có nội dung ( bài spam).

101 điều cần chú ý khi huấn luyện chó

Status
Không mở trả lời sau này.

TaiVenh

Active Member
Bài này soi_lua cóp nhặt trên net & lược dịch lại. Các bác có thời gian & khà năng kiểm tra lại giúp phần dịch thuật nhé. Rất mong các chuyên gia huấn luyện như anh hunghanoi, chú VuHung cho ý kiến bổ sung:

1. Thưởng cho các hành vi tốt.

2. Không bỏ qua những hành vi tốt.

3. Không thưởng cho các hành vi không mong muốn.

4. Không phạt đối với các hành vi không mong muốn.

5. Đừng bao giờ gọi con chó đến chỗ bạn để sau đó trừng phạt nó.

6. Không cho phép con chó của bạn bỏ qua bất cứ mệnh lệnh nào.

7. Nếu bạn không nhất thiết bắt chú chó phải thi hành mệnh lệnh thì không nên đưa mệnh lệnh đó ra.

8. Dành thời gian hợp lý cho chú chó.

9. Đừng phàn nàn về những cái không tốt mà 1 chú chó ốm yếu gây ra, hãy đưa nó đi khám bác sỹ trước đã.

10. Ngừng các hành động mà bạn muốn thay đổi.

11. Đáp ứng những yêu cầu cơ bản cho chú chó của bạn.

12. Yêu cầu 1: Xây dựng các mối quan hệ xã hội cho chú chó của bạn.

13. Yêu cầu 2: Tập luyện đúng cách.

14. Yêu cầu 3: Đảm bảo an toàn và an ninh cho chú chó.

15. Yêu cầu 4: Thức ăn, nước uống và chỗ ở.

16. Chú chó của bạn sẽ học được một số điều từ chính bạn khi bạn chơi với chúng, do đó hãy lưu ý rằng bạn cũng phải thực hiện những hành động gương mẫu.

17. Người là chủ của chó.

18. Các mệnh lệnh đưa ra phải bắt buộc thực hiện.

19. Các mệnh lệnh điều chỉnh phải ngắn gọn, có uy lực và rõ ràng.

20. Sự huấn luyện dẫn đến kỹ năng của chú chó.

21. Đặt tên cho các loại hành vi và có sự kiểm soát các hành vi đó, bổ sung bằng từ ngữ khi huấn luyện hành động của con chó.

22. Phần thưởng sẽ phát triển các thói quen

23. Trừng phạt sẽ hạn chế sự phát triển – nó không cần thiết để loại bỏ các thói quen.

24. Chỉ nên dùng thức ăn để củng cố các hành vi, không nên dùng nó để kiểm soát hành vi của chú cho như một thứ mệnh lệnh.

25. Sử dụng thời gian như một cách giao tiếp với chúng

26. Có mục tiêu cụ thể cho mỗi bài huấn luyện

27. Khả năng tạo ra các mục tiêu, các điểm hấp dấn làm cho chú cho chú ý là rất quan trọng đối với việc duy trì sự kiểm soát đối với chú chó.

28. Quan tâm đến chú chó là rất cần thiết để giải quyết các vấn đề và duy trì sự kiểm soát. Quan tâm đến chú chó, bạn sẽ biết khi nào chúng làm những cái phù hợp và khi nào chúng làm những cái không phù hợp / không mong muốn.

29. Quan tấm đến chúng, bạn sẽ thấy bạn có ảnh hưởng như thế nào đến chúng.

30. Huấn luyện chó là một bài học về sự kiểm soát bản thân. Nếu bạn không kiểm soát được bản thân thì không nên mong muốn sẽ kiểm soát được bất cứ cái gì khác.

31. Nếu bạn lên cơn tức giận khi ở gần con chó, hãy mang nó đi chỗ khác và quay lại khi bạn có thể thực hiện một cách bình thường các bài huấn luyện. Đừng trừng phạt chú chó nếu chỉ vì bạn tức tối. Cũng không trùng phạt chú chó vì bất cứ nguyên nhân nào khác. Trút tức giận vào chú chó là một hành vi rất thiếu nhân đạo.

32. Khi đi dạo với chú chó và sợi xích, hãy để xích lỏng một chút. Xích chặt có thể sinh ra tức ngực và hậu quả là chú chó sẽ học cách kéo bạn đi.

33. Đừng cằn nhằn với chú chó.

34. Đừng ra nhiều mệnh lệnh cho chú chó trong 1 lần (các mệnh lệnh khác nhau hoặc phức tạp thường không phù hợp).

35. Không nên có nhiều hơn một người ra lệnh cho chú chó.

36. Không gọi tên chú chó theo kiểu cằn nhằn. Tên chú chó luôn có nghĩa là một cái gì đó tốt đẹp.

37. Đưa những từ “Tốt” và “Không” vào từ điển hàng ngày của các chú chó.

38. Nếu bạn không thể kiểm soát chú chó bằng việc có mặt thường xuyên, hãy thử giữ chú chó bằng xích khi bạn cần chú chó tuân theo trật tự.

39. Thống nhất! dùng những từ nhất định cho những hành động nhất định, trong mỗi và mọi lần. Đừng cho chú chó nhảy lung tung, hoặc chạy rông chỉ vì trông nghộ nghĩnh. Cần phải nhất quán.

40. Tất cả mọi người trong nhà đều phải quản lý và dạy dỗ chúng theo một cách, sử dụng các mệnh lệnh giống nhau. Đó cũng là một yêu cầu của sự thống nhất.

41. Qua việc cho chú chó hoà nhập trong 4 tháng đầu tiên có giá trị rất quan trọng. Nó sẽ giúp chú chó thân thiện, vui vẻ hơn và tránh được các vấn đề liên quan đến tính hung dữ của chúng.

42. Kết thúc buổi huấn luyện với một vài thứ mà chú chó thích thú, kết thúc một cách vui vẻ, để cho chú chó kết thúc bài học như một kẻ chiến thằng.

43. Tập luyện thường xuyên.

44. Kiên nhẫn.

45. Khen ngợi.

46. Sự phức tạp của các hành động – đừng cố gắng dạy dỗ một loạt các hành động trong một thời điểm.

47. Thời gian huấn luyện vào khoản 15 phút mỗi lần, 2 lần mỗi ngày cho chó từ 8 tháng tuổi trở lên – 5 phút mỗi lần, 3 lần một nàgy cho chó dưới 4 tháng tuổi và từ 5-15 phút (khoảng 10 phút) mỗi lần và từ 2-3 lần mỗi ngày.

48. Khi chú chó đã quen với bài huấn luyện, bạn có thể huấn luyện chú chó trong khoảng thời gian lâu hơn.

49. Nếu bạn sử dụng loại dây xích kèm vòng cổ (slip collar), hãy chắc chắn rằng sợi xích được sử dụng cận thận, đúng cách.

50. Không sử dụng các câu lệnh một cách mâu thuẫn, như bảo chú chó làm một việc bạn không muốn, hoặc quát mắng khi chú chó làm một việc đúng.

51. Không trừng phạt chú chó khi bạn không trực tiếp thấy nó làm những việc không đúng.

52. Kiểm soát các hành vi xấu của chú chó dễ hơn là sửa những hành vi đấy.

53. Sở hữu một chú chó là một cách tuyệt vời cho con người để học cách chấp nhận. Chấp nhận bản chất chú chó của bạn, bản năng tự nhiên của chú chó. Các hành vi của chú chó chỉ đạt mức tuyệt hảo như một chú chó. Đừng hy vọng chú chó sẽ hiểu bạn như một con người, hành động như một con người, hoặc là một con người bên cạnh bạn.

54. Chú chó không hiểu đâu là hành động tốt hay xấu, nó chỉ hiểu được hành động nhất thời và hậu quả ngay tức khắc sau đó.

55. Phải cứng rắn, bạn phải cứng rắn và kiên nhẫn hơn chú chó của bạn.

56. Có sự kiên nhẫn, các câu nói phải rõ ràng (lệnh, khen ngợi, nhấn mạnh, quở trách, sửa chữa). Các câu lệnh khác nhau sẽ có các kết quả khác nhau.

57. Mỗi khi chú chó làm được một việc tốt, tiếp theo cần phải hạn chế dần các phần thưởng. Khi đó chú chó sẽ phải làm nhiều hơn, hoặc tốt hơn mới được thưởng, nếu không sẽ chỉ được phần thưởng ít hơn.

58. Nếu chú chó hay bị căng thẳng hoặc sợ sệt thì các bài học mới sẽ khó tiếp nhận hơn.

59. Khi chú chó làm được một việc tốt, hãy khen ngợi gấp đôi so với khi nó sửa được một tật xấu.

60. Dùng khẩu lệnh không thường là chưa đủ, bạn nên sử dụng khẩu lệnh kèm theo thủ lệnh (ký hiệu bằng tay).

61. Nếu chú chó của bạn chưa rõ, hoặc có dấu hiệu chưa biết các mệnh lệnh, ngay lúc đó cần hướng dẫn nó làm từng động tác. Nhắc lại các hành động cho đến khi chú chó hiểu rằng mệnh lệnh đó nghĩa là gì và nhắc lại thường xuyên.

62. Cần phải tự tin khi huấn luyện chúng. Nếu bạn ngại ngùng, hoặc bản thân tỏ ra không mạnh mẽ, các cử chỉ của bạn, ngữ điệu của bạn và cách bạn cầm xích sẽ phản ánh tới chú chó. Việc thiếu tự tin có thể làm chú chó thiếu tin cậy vào khả năng và mệnh lệnh của bạn. Nó cũng sẽ ảnh hưởng đến việc chú chó của bạn nhận thức được sức ép của bạn và đặt nó trong tình trạng phải tuân phục. Khi bị sức ép và với không có sự hướng dẫn cụ thể, chúng sẽ có thể cho rằng chúng cần phải làm nhiều thứ hơn để kiểm soát tình hình (như kiểu kiểm soát bầy đàn). Chúng có thể nghĩ ra cách làm những việc theo ý chúng và bạn sẽ phải tuân theo. Bạn nên nhớ: BẠN LÀ CHỦ VÀ CHÓ PHẢI NGHE THEO LỜI BẠN.

63. Thực hành lý thuyết làm việc theo nhóm. VD: trong một nhóm chơi, khi môt người mắc lỗi và dừng lại, nếu tất cả cùng dừng lại tức là tất cả cùng mắc lỗi. Nếu họ tiếp tục chơi như không có gì xảy ra, sẽ rất ít người để ý đến người bị lỗi. Nếu bạn mắc lỗi gì đó trong khi huấn luyện, hãy tiếp tục và chú ý để không mắc lại lỗi này nữa. Hãy rút kinh nghiệm từ những lỗi đã mắc phải.

64. Đừng cạnh tranh cho vị trí thống trị. Bạn đương nhiên là người thống trị. Sự thống trị ở đây không có nghĩa là đánh đập hoặc đe doạ, mà là sự kiểm soát. Cạnh tranh cho vị trí thống trị chỉ là bước trung gian của hệ thống quản lý theo kiểu thống trị - phụ thuộc. Bạn cần phải là người thống trị, chú chó là thuộc về bạn.

65. Công bằng với chú chó, nhưng phải cứng rắn. Phải làm cho chú chó hiểu rằng bạn muốn chúng làm gì và cái gì chúng có nhiệm vụ phải làm

66. Việc nhắc lại các bài tập là một phần lớn của quá trình huấn luyện – sự tập luyện sẽ tương ứng với các kỹ năng. Cũng cần bố trí các điều kiện sao cho tránh được việc chú chó không tuân lệnh khi tập không có xích hoặc tập không chính thức. Không cho chú chó có cơ hội học cách không vâng lời khi được thả.

67. Các bài tập không chính thức và thực hành là một phần quan trọng trong quá trình tập luyện – thực hiện nó hàng ngày sẽ bổ trợ cho việc tập chính thức

68. Khen “Tốt” cùng với thức ăn, đồ chơi, lời khen. Chỉ khen trước khi cho chó ăn hoặc trong khi cho thức ăn vào mồm chó. Không khen sau khi chúng đã ngậm được thức ăn.

69. Quát “Không” ngay khi chó làm sai.

70. Nếu bạn chỉ chú ý vào chú chó khi nó làm sai, tức bạn đã cổ vũ một cách vô ý thức cho những hành động sai của nó. Chú ý tìm các cơ hội để khen ngợi và thưởng cho chúng khi chúng làm đúng. Cũng như đừng để chúng làm sai và có những lời trách mắng nhẹ nhàng “không”, “không” – tương tự như những lời khen. Khi đó chúng sẽ chú ý đến những lời mắng đó và tìm cách “được mắng”. Cần cho chúng thấy sự khác nhau giữa lời khen “tốt” và tiếng quát “không”.

71. Chú chó của bạn sẽ rất dễ dàng nhận ra các cách bạn sử dụng theo âm vực của giọng nói. Âm vực của giọng nói ảnh hưởng rất mạnh đến việc ra lệnh, khen thưởng hoặc quát tháo.

72. Bạn có nhiệm vụ phải làm cho chú chó của bạn thích thú được giao tiếp với các con vật khác, hoặc với mọi người trong nhà.

73. Trước mỗi buổi tập, hãy bắt đầu bằng việc kiểm tra bài cũ.

74. Nếu chú cho thích chơi tự do sau mỗi bài tập, hãy chơi trò tha mồi với chúng trong năm phút. Đó vừa là một phần thưởng cho bài học, vừa huấn luyện các kỹ năng quan trọng và làm giảm bớt sự tập trung của chú chó vào những thứ có thể gặm được

75. Khi chơi tự do, hãy áp dụng những kỹ năng huấn luyện trong bài tha mồi vào trò chơi. Nói với chú chó những từ “Nhặt về”, “Mang lại đây” như những câu lệnh trong huấn luyện.

76. Tránh việc đánh đập như một cách trừng phạt / sửa chữa các lỗi của chú chó.

77. Để an toàn cho bạn và chú chó của bạn, hãy ăn mặc phù hợp với bài tập, nên đi giầy, giầy cao gót không nên đi.

78. Không tập luyện sau khi ăn.

79. Cho chó đi vệ sinh trước khi tập luyện. Các chú chó sẽ không thể tập tốt khi đang .. buồn.

80. Tránh những trò chơi có thể biến thành những bài học cho những hành động không đúng của chú chó, như kéo co chẳng hạn, nó sẽ khiến cho chú chó thích cắn quần áo, xích, thảm … (kinh nghiệm đau thương của chính soi_lua: rất thích chơi kéo co với J còi, và hậu quả là nó rất thích nhày lên cắn quần áo để kéo xuống – hôm nay đọc mới biết )

81. Phải dậy chú chó cách nằm yên trong cũi hoặc bị xich từ khi còn nhỏ. Nó sẽ tránh được việc đổ vỡ đồ đạc trong nhà, tạo cho chú chó một khu vực an toàn để nghỉ ngơi, tránh chú chó gặm, hoặc sủa lung tung. Việc này cũng làm tăng khả năng kiểm soát và quyền lực của bạn với chú chó, tạo cho chú chó sự điềm tĩnh, thư giãn và trật tự trong một không gian hẹp.

82. Giao tiếp với chú chó thường thông qua giọng nói, ánh mắt, cử chỉ, vuốt ve .. hãy phối hợp các yếu tố này khi huấn luyện chú chó của bạn.

83. Sau khi chú chó của bạn thành thạo trong việc thực hiện các động tác cơ bản, hãy tập cho chú ta thực hiện những động tác này ở 3 nơi khác nhau trong một tuần.

84. Để kiểm soát các chú chó tốt hơn, bạn nên chủ động bắt đầu và kết thúc những hành động giao tiếp với chú chó, như chơi, khen ngợi, đi dạo …

85. Bạn cần là người quyết định khi nào bài tập kết thúc. VD: khi bạn ra lệnh cho chú chó “Ngồi”, đừng để đến lúc chú chó tự động đứng dậy, bạn cần phải chủ động cho chú chó nghỉ bằng lệnh “Thôi”.

86. Nếu bạn muốn chú chó nghe lời, đừng nói quá nhiều. Nếu bạn nói liên tục, tại sao chú chó của bạn phải tập trung khi bạn nói?

87. Nghiên cứu kỹ các đặc tính tự nhiên và tính cách giống chó của bạn. HIểu về các hành vi tự nhiên của giống chó bạn nuôi rất có ích cho các bài tập.

88. Tạo mối quan hệ với chú chó của bạn như với bất kỳ mối quan hệ nào khác. Thời gian bạn dành cho nó sẽ gắn chặt mối quan hệ ràng buộc. Cố gắng coi chú chó là một phần trong cuộc sống của bạn, là một phần của chính bạn. bạn sẽ có một người bạn đồng hành đáng tin cậy.

89. Chú chó của bạn cần phải hoàn toàn tin cậy vào bạn. Chú chó cần phải tin rằng sẽ không có vấn đề gì khi bạn gọi nó đến, nếu chú chó sợ hãi bạn, phản ứng của nó sẽ tuỳ thuộc vào thái độ của bạn. Sự tin tưởng rất quan trọng, chắc chắn bạn sẽ không muốn chú chó của bạn chạy trốn khi bạn đến gần nó.

90. Nếu chú chó chạy trốn hoặc sợ sệt khi bạn đến gần nó, tức là chú chó đang thể hiện rằng nó không tin tưởng hoàn toàn vào bạn. Để cải thiện mối quan hệ này, hãy chú ý trong từng lần tiếp xúc để xoá đi phản ứng đó từ chú chó của bạn.

91. Đằng sau cách đối xử của bạn là những hành vi tiềm ẩn có tính tích cực của chú chó. Chú chó sẽ có cách lựa chọn tốt nhất có thể. Hãy dạy chúng cái nào là sự lựa chọn tốt.

92. Đừng cho rằng tất cả các vấn đề với chú chó của bạn là sự phản ánh rằng chú chó muốn bạn làm theo ý nó. Việc này không xảy ra thường xuyên. Phần lớn các vấn đề này thường là do sự sợ hãi hoặc thiếu tin tưởng, hoặc việc huấn luyện được tiến hành không phù hợp. Ngoài ra, khi chú chó muốn thể hiện sự “thống trị” ngược lại đối với bạn, chúng thường thể hiện qua sự “đấu tranh “ giữa chúng và bạn trong quá trình huấn luyện. Nếu chú chó tuân theo sự huấn luyện của bạn, nhưng cũng có những lúc chúng không nghe lời hoặc chống lại bạn.

93. Tác động luỹ kế trong huấn luyện thông qua các mệnh lệnh của bạn để dẫn đến mục tiêu cuối cùng. Bạn có nhất quán trong việc ra các mệnh lệnh đối với các hành động chậm tiếp thu của chú chó? Bạn có bắt chú chó phải thực hiện ngay các mệnh lệnh sau khi bạn ra lệnh, hay bạn để nó tự do làm các việc của chúng và bỏ qua mệnh lệnh của bạn.

94. Khi đặt ra các mục tiêu ưu tiên cho mỗi quá trình huấn luyện, cần xác định các hành động mà bạn muốn chú chó của bạn làm, và những hành động bạn không muốn chúng làm. Nếu bạn kiểm soát được 3 hành động trong các danh sách đã lập ra, bán sẽ có một người bạn đồng hành rất đáng yêu.

95. Hãy bổ sung cho các hành vi của chú chó của bạn bằng các cách đối ngược. Nếu bạn có một chú chó rất nghịch ngợm, hãy hết sức điềm đạm. Nếu bạn có một chú chó thờ ơ, bạn cần phải vui vẻ, cố gắng chơi đùa, làm cho nó hoạt động, kích thích nó. Nếu bạn có một chú chó đã già, đừng bắt nó thực hiện các hành động nằm ngoài khả năng của chúng.

96. Khi thực hiện huấn luyện (khi chú chó đã bắt đầu biết thế nào là một buổi huấn luyện), hãy đi đến chỗ đối diện với nơi chú chó muốn đến. Nhấn mạnh lỗi của chú chó (lỗi về vị trí).

97. Tất cả các phần thưởng tích cực cho việc thực hiện đúng và phần thưởng cho việc sửa lỗi sai đều có ảnh hưởng tốt & tích cực đến chú chó.

98. Mỗi lần chỉ dạy một hành động cho chú chó.

99. Để hiểu và giải quyết các vấn đề trong quá trình huấn luyện, hãy ghi nhớ các vấn đề phát sinh theo ngày, thời gian, hành vi (cái này cũng rất tiện lợi cho việc theo dõi về y tế). Liệt kê các vấn đề bất thường trong quá trình huấn luyện, đặc biệt các vấn đề xảy ra vài ngày liền trước khi có vấn đề với chú chó xảy ra. Cũng không nên bỏ qua những ghi nhận qua băng đĩa ... trong quá trình huấn luyện.

100. Các việc đều xảy ra theo chuỗi. Có một chuỗi các việc ảnh hưởng đến hành vi của một chú chó được gọi là đã được huấn luyện hoặc không được huấn luyện, có một chuỗi các việc dẫn đến hành vi bạn mong muốn hoặc không mong muốn… Ghi nhận các chuỗi các sự việc không đúng sẽ là cơ sở để phát triển các sự việc đúng.

101. Bạn có thể cám ơn chính bạn về những hành vi tốt hoặc chưa tốt của chú chó của bạn. Bạn đã tạo ra các hành vi của chú chó của bạn, và làm cho chính bạn có thêm kinh nghiệm và khả năng về việc kiểm soát các chú chó.

from http://101-dog-training-tips.com
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top