“Vũ khí sống” trong cuộc chiến chống ma túy
Khởi tạo bởi : baobienphong2 | Đăng bởi : baobienphong2 | Cập nhật: 28/01/2010 03:39
E-mail | Bản in | Lưu xem sau
Chỉ với một hiệu lệnh, những chú chó nghiệp vụ cao lừng lững sẵn sàng nhảy qua vòng tròn lửa nghi ngút, ép bụng bò dưới 10m rào sắt hay nhe răng lăn xả vào quật ngã đối tượng. Trình diễn “tiết mục” ngoạn mục trên là những “học trò” chó ưu tú của những huấn luyện viên chó nghiệp vụ trường Trung cấp Huấn luyện chó nghiệp vụ Biên phòng.
Huấn luyện chó vượt qua rào cản.
Một buổi sáng cuối đông, tiết trời lạnh tê tái, chúng tôi đến thao trường của trường Trung cấp Huấn luyện chó nghiệp vụ, nơi những chú cảnh khuyển, một loại “vũ khí sống” đang tập luyện. Sau hồi còi vang lên, trên thao trường xuất hiện những chú khuyển chững chạc đi bên huấn luyện viên. Màn khởi động bằng động tác huấn luyện kỷ luật: Đội chó răm rắp dàn hàng bò cao, bò thấp, lăn vòng và đứng thẳng trên 2 chân sau... Chào!
Đến động tác chiến đấu cơ bản, chó được cởi rọ mõm, thực hành trong tình huống tấn công tội phạm. Những cái lưỡi đỏ lòm thè ra khỏi hàm răng trắng nhởn, vểnh tai đợi lệnh. Còi rít lên lanh lảnh, những chú khuyển lao vụt qua hàng rào chướng ngại vật cao gần 2m, thoăn thoắt leo lên, bò xuống theo bậc cầu thang nhà cao tầng... rất thuần thục! Kết thúc bằng động tác chó nghiệp vụ lao vào cắn, khống chế tội phạm do huấn luyện viên đóng thế.
Trung tá Nguyễn Văn Chiến, Trưởng khoa chuyên ngành chó nghiệp vụ đưa tay giới thiệu với chúng tôi những huấn luyện viên và chó nghiệp vụ vừa lập thành tích xuất sắc trong vụ thu giữ 24 bánh hê-rô-in cùng 400 viên ma tuý tổng hợp ở biên giới tỉnh Sơn La ngày 2-11-2009. Gạt mái tóc đẫm mồ hôi, anh bộc bạch: “Trong trận này, đối tượng có sử dụng vũ khí nóng và rất manh động. Cấp trên chỉ thị cho chúng tôi trong đánh án làm sao bắt sống đối tượng, thu giữ tang vật mà vẫn đảm bảo an toàn cho ta. Nhiệm vụ khó khăn nhưng chúng tôi đã hoàn thành xuất sắc...”.
Hai huấn luyện viên Tiến Dũng, Thế Huy đều là lính trẻ, lần đầu tiên tham gia trận đánh thực tế. Dũng thật thà tâm sự: “Đường hành quân gồm 2 chặng. Từ đơn vị lên Sơn La và từ đó vào bản. Suốt cả đoạn đường dài mấy trăm km, tôi hồi hộp, lo lắng về trận đánh có diễn ra đúng với các phương án đã luyện tập hay không? Tâm trạng tôi lúc bấy giờ khá căng thẳng”.
Cho chó ngửi nguồn hơi để lại từ hung khí.
Dù là đã tham gia nhiều trận đánh hay là lần đầu tiên thì các chiến sĩ đều có cảm nhận chung: Căng thẳng, hồi hộp. Chưa kể đến đoạn đường mấy trăm cây số khúc khuỷu, gập ghềnh, xóc lên, xóc xuống... huấn luyện viên, chó đều say mềm trong chiếc xe bịt kín. Xuống xe, chưa kịp nghỉ ngơi hồi sức các anh đã phải vào địa hình phục kích. Khi qua suối, để chó không ướt, huấn luyện viên phải... cõng chó trên lưng vượt suối. Trời hôm đó đột ngột trở lạnh. Đêm khuya. Ở cái độ cao hàng nghìn mét so với mặt nước biển, nhiệt độ chỉ còn khoảng 11 độ, lạnh cắt da cắt thịt. Trăng, sương mờ ảo che khuất tầm nhìn và đám muỗi vo ve không ngớt. Quên đi cái đói, cái rét, cái mệt mỏi, các anh căng mắt tập trung quan sát và tuyệt đối giữ bí mật, sẵn sàng tác chiến khi có hiệu lệnh. Triển khai mật phục được 10 phút thì đối tượng xuất hiện. Ban đầu chúng đi theo lộ trình đúng như dự tính mà ta đã nhiều lần theo dõi, quan sát trước đây, nhưng lần này chúng phát hiện có dấu hiệu lạ nên lập tức thay đổi hướng đi.
“Khi còn cách đội hình mật phục khoảng 4m, tôi thấy tên cầm đèn đi đầu đột ngột dừng lại, lùi một bước và ra lệnh cho đồng bọn bắn xối xả về phía đội hình phục kích của ta. Cùng lúc đó có lệnh tấn công. Đồng loạt 15 chú chó như những mũi tên lao vào toán buôn lậu ma túy. Hai tên trong số đó đã bị chó nghiệp vụ và các huấn luyện viên khống chế cùng tang vật là 24 bánh hê-rô-in và 2 súng quân dụng. Những tên còn lại liều mạng nhảy xuống vực sâu khoảng 3-4m trốn thoát” - Trung tá Nguyễn Văn Chiến kể.
Huấn luyện viên ra lệnh cho chó tìm kiếm ma túy cất giấu trên ô tô. Ảnh: Nguyễn Bích
Trận đánh diễn ra nhanh gọn trong chừng 5 phút, đạt được mục tiêu của Ban chuyên án đề ra: Bắt sống đối tượng, thu giữ tang vật, đảm bảo an toàn tuyệt đối huấn luyện viên và chó.
Từ trước đến nay, chúng ta chỉ biết tới thành tích của chó nghiệp vụ biên phòng trong chiến đấu bảo vệ biên giới, truy bắt thổ phỉ, gián điệp, biệt kích, phản động, phi công Mỹ trong thời kỳ chiến tranh; góp phần phá thành công nhiều vụ án hình sự, cướp có vũ trang và phạm nhân trốn trại... Sự tham gia của chó nghiệp vụ trong trận chiến chống ma túy ngày 2-11-2009 đã mở ra một phương thức chiến đấu mới, đó là sử dụng chó nghiệp vụ vào việc đánh bắt loại tội phạm buôn bán, vận chuyển ma túy. Đúng như lời khẳng định của Đại tá Trần Xuân Thanh, Hiệu trưởng trường Trung cấp huấn luyện chó nghiệp vụ: “Chó nghiệp vụ là một loại vũ khí đặc biệt: “vũ khí sống”, vũ khí tấn công, không bẩm sinh mà do con người huấn luyện nên. Nếu không có lòng yêu nghề, tinh thần trách nhiệm cao của những người lính, những người thầy thì không thể có loại “vũ khí sống” quyết liệt, hung tợn mà hiệu quả đến vậy”.
Khởi tạo bởi : baobienphong2 | Đăng bởi : baobienphong2 | Cập nhật: 28/01/2010 03:39
E-mail | Bản in | Lưu xem sau
Chỉ với một hiệu lệnh, những chú chó nghiệp vụ cao lừng lững sẵn sàng nhảy qua vòng tròn lửa nghi ngút, ép bụng bò dưới 10m rào sắt hay nhe răng lăn xả vào quật ngã đối tượng. Trình diễn “tiết mục” ngoạn mục trên là những “học trò” chó ưu tú của những huấn luyện viên chó nghiệp vụ trường Trung cấp Huấn luyện chó nghiệp vụ Biên phòng.
Một buổi sáng cuối đông, tiết trời lạnh tê tái, chúng tôi đến thao trường của trường Trung cấp Huấn luyện chó nghiệp vụ, nơi những chú cảnh khuyển, một loại “vũ khí sống” đang tập luyện. Sau hồi còi vang lên, trên thao trường xuất hiện những chú khuyển chững chạc đi bên huấn luyện viên. Màn khởi động bằng động tác huấn luyện kỷ luật: Đội chó răm rắp dàn hàng bò cao, bò thấp, lăn vòng và đứng thẳng trên 2 chân sau... Chào!
Đến động tác chiến đấu cơ bản, chó được cởi rọ mõm, thực hành trong tình huống tấn công tội phạm. Những cái lưỡi đỏ lòm thè ra khỏi hàm răng trắng nhởn, vểnh tai đợi lệnh. Còi rít lên lanh lảnh, những chú khuyển lao vụt qua hàng rào chướng ngại vật cao gần 2m, thoăn thoắt leo lên, bò xuống theo bậc cầu thang nhà cao tầng... rất thuần thục! Kết thúc bằng động tác chó nghiệp vụ lao vào cắn, khống chế tội phạm do huấn luyện viên đóng thế.
Trung tá Nguyễn Văn Chiến, Trưởng khoa chuyên ngành chó nghiệp vụ đưa tay giới thiệu với chúng tôi những huấn luyện viên và chó nghiệp vụ vừa lập thành tích xuất sắc trong vụ thu giữ 24 bánh hê-rô-in cùng 400 viên ma tuý tổng hợp ở biên giới tỉnh Sơn La ngày 2-11-2009. Gạt mái tóc đẫm mồ hôi, anh bộc bạch: “Trong trận này, đối tượng có sử dụng vũ khí nóng và rất manh động. Cấp trên chỉ thị cho chúng tôi trong đánh án làm sao bắt sống đối tượng, thu giữ tang vật mà vẫn đảm bảo an toàn cho ta. Nhiệm vụ khó khăn nhưng chúng tôi đã hoàn thành xuất sắc...”.
Hai huấn luyện viên Tiến Dũng, Thế Huy đều là lính trẻ, lần đầu tiên tham gia trận đánh thực tế. Dũng thật thà tâm sự: “Đường hành quân gồm 2 chặng. Từ đơn vị lên Sơn La và từ đó vào bản. Suốt cả đoạn đường dài mấy trăm km, tôi hồi hộp, lo lắng về trận đánh có diễn ra đúng với các phương án đã luyện tập hay không? Tâm trạng tôi lúc bấy giờ khá căng thẳng”.
Dù là đã tham gia nhiều trận đánh hay là lần đầu tiên thì các chiến sĩ đều có cảm nhận chung: Căng thẳng, hồi hộp. Chưa kể đến đoạn đường mấy trăm cây số khúc khuỷu, gập ghềnh, xóc lên, xóc xuống... huấn luyện viên, chó đều say mềm trong chiếc xe bịt kín. Xuống xe, chưa kịp nghỉ ngơi hồi sức các anh đã phải vào địa hình phục kích. Khi qua suối, để chó không ướt, huấn luyện viên phải... cõng chó trên lưng vượt suối. Trời hôm đó đột ngột trở lạnh. Đêm khuya. Ở cái độ cao hàng nghìn mét so với mặt nước biển, nhiệt độ chỉ còn khoảng 11 độ, lạnh cắt da cắt thịt. Trăng, sương mờ ảo che khuất tầm nhìn và đám muỗi vo ve không ngớt. Quên đi cái đói, cái rét, cái mệt mỏi, các anh căng mắt tập trung quan sát và tuyệt đối giữ bí mật, sẵn sàng tác chiến khi có hiệu lệnh. Triển khai mật phục được 10 phút thì đối tượng xuất hiện. Ban đầu chúng đi theo lộ trình đúng như dự tính mà ta đã nhiều lần theo dõi, quan sát trước đây, nhưng lần này chúng phát hiện có dấu hiệu lạ nên lập tức thay đổi hướng đi.
“Khi còn cách đội hình mật phục khoảng 4m, tôi thấy tên cầm đèn đi đầu đột ngột dừng lại, lùi một bước và ra lệnh cho đồng bọn bắn xối xả về phía đội hình phục kích của ta. Cùng lúc đó có lệnh tấn công. Đồng loạt 15 chú chó như những mũi tên lao vào toán buôn lậu ma túy. Hai tên trong số đó đã bị chó nghiệp vụ và các huấn luyện viên khống chế cùng tang vật là 24 bánh hê-rô-in và 2 súng quân dụng. Những tên còn lại liều mạng nhảy xuống vực sâu khoảng 3-4m trốn thoát” - Trung tá Nguyễn Văn Chiến kể.
Trận đánh diễn ra nhanh gọn trong chừng 5 phút, đạt được mục tiêu của Ban chuyên án đề ra: Bắt sống đối tượng, thu giữ tang vật, đảm bảo an toàn tuyệt đối huấn luyện viên và chó.
Từ trước đến nay, chúng ta chỉ biết tới thành tích của chó nghiệp vụ biên phòng trong chiến đấu bảo vệ biên giới, truy bắt thổ phỉ, gián điệp, biệt kích, phản động, phi công Mỹ trong thời kỳ chiến tranh; góp phần phá thành công nhiều vụ án hình sự, cướp có vũ trang và phạm nhân trốn trại... Sự tham gia của chó nghiệp vụ trong trận chiến chống ma túy ngày 2-11-2009 đã mở ra một phương thức chiến đấu mới, đó là sử dụng chó nghiệp vụ vào việc đánh bắt loại tội phạm buôn bán, vận chuyển ma túy. Đúng như lời khẳng định của Đại tá Trần Xuân Thanh, Hiệu trưởng trường Trung cấp huấn luyện chó nghiệp vụ: “Chó nghiệp vụ là một loại vũ khí đặc biệt: “vũ khí sống”, vũ khí tấn công, không bẩm sinh mà do con người huấn luyện nên. Nếu không có lòng yêu nghề, tinh thần trách nhiệm cao của những người lính, những người thầy thì không thể có loại “vũ khí sống” quyết liệt, hung tợn mà hiệu quả đến vậy”.