chienvet
Chuyên gia thú y
1. Ảnh hưởng của đường tiêm
- Tiêm dưới da, nhất là vào trong da, vừa gây miễn dịch tốt , vừa chỉ cần kháng nguyên ít, vì trong da và dưới da có hệ thống mạch lâm ba dày đặc có thể dẫn đến phần lớn các kháng nguyên vào hạch lâm ba
- Tiêm vào máu thì phản ứng Plasmoxit chỉ xuất hiện ở lách
- Cho vaccine theo đường tiêu hoá thì bị các men đường tiêu hoá dung giải do dịch vị và các chất của các tuyến tiêu hoá tiết ra làm thay đổi bản chất protein của kháng nguyên.
2.Ảnh hưởng của liều lượng
- Lượng kháng nguyên càng nhiều thì lượng kháng thể càng tăng cao, nhưng nếu lượng kháng nguyên cao quá thì lại ức chế sản sinh kháng thể. Kháng thể không thể tăng cao quá mức tối đa với cơ thể đã được “miễn dịch quá mức rồi”.
- Ảnh hưởng của lần tiêm
- Ảnh hưởng của việc dùng nhiều loại kháng nguyên
Nếu tiêm đồng thời nhiều kháng nguyên với liều lượng thích hợp thì các loại kháng thể tương ứng cũng đồng thời được tạo ra mức độ ngang bằng hoặc nhiều hơn khi tiêm tiêng rẽ từng loại kháng nguyên.
Nhưng nếu cùng 1 lúc tiêm kháng nguyên liều lớn với kháng nguyên liều nhỏ thì có thể chỉ có kháng thể tương ứng với kháng nguyên liều lớn thôi ( cạnh tranh kháng nguyên). Hiện tượng này thường xảy ra nếu tính hoá học của các kháng nguyên gần với nhau.
Nếu tiêm 2 kháng nguyên cùng một lúc vào cơ thể đã được miễn dịch sẵn với 1 trong 2 kháng nguyên thì sự sản xuất kháng thể đối với kháng nguyên kia sẽ bị ức chế, do cơ thể sẵn có tính phản ứng đặc hiệu đối với từng loại kháng nguyên cũ
Chú ý:
Sử dụng vacxin thế nào ở động vật non?
Ở động vật non, các cơ quan có thẩm quyền miễn dịch chưa hoàn chỉnh nên đáp ứng miễn dịch với vacxin còn yếu nên trong trường hợp không có dịch đe dọa thì nên dùng vacxin cho gia súc non lần đầu lúc 2 – 7 tuần tuổi.
Khi có dịch đe dọa, buộc phải tiêm vacxin sớm cho động vật non, sau đó cần dùng vacxin bổ sung.
Sử dụng vacxin như thế nào ở động vật mang thai?
Ở động vật mang thai, do trạng thái sinh lý có những thay đổi nên dùng vacxin dễ gây những phản ứng mạnh và làm sảy thai.
Mặt khác, do hiện tượng dung nạp miễn dịch ở động vật non nên không nên dùng vacxin sống cho động vật trong thời gian mang thai, đặc biệt là các loại vacxin virus nhược độc.
- Tiêm dưới da, nhất là vào trong da, vừa gây miễn dịch tốt , vừa chỉ cần kháng nguyên ít, vì trong da và dưới da có hệ thống mạch lâm ba dày đặc có thể dẫn đến phần lớn các kháng nguyên vào hạch lâm ba
- Cho vaccine theo đường tiêu hoá thì bị các men đường tiêu hoá dung giải do dịch vị và các chất của các tuyến tiêu hoá tiết ra làm thay đổi bản chất protein của kháng nguyên.
2.Ảnh hưởng của liều lượng
- Lượng kháng nguyên càng nhiều thì lượng kháng thể càng tăng cao, nhưng nếu lượng kháng nguyên cao quá thì lại ức chế sản sinh kháng thể. Kháng thể không thể tăng cao quá mức tối đa với cơ thể đã được “miễn dịch quá mức rồi”.
- Ảnh hưởng của lần tiêm
- Ảnh hưởng của việc dùng nhiều loại kháng nguyên
Nếu tiêm đồng thời nhiều kháng nguyên với liều lượng thích hợp thì các loại kháng thể tương ứng cũng đồng thời được tạo ra mức độ ngang bằng hoặc nhiều hơn khi tiêm tiêng rẽ từng loại kháng nguyên.
Nhưng nếu cùng 1 lúc tiêm kháng nguyên liều lớn với kháng nguyên liều nhỏ thì có thể chỉ có kháng thể tương ứng với kháng nguyên liều lớn thôi ( cạnh tranh kháng nguyên). Hiện tượng này thường xảy ra nếu tính hoá học của các kháng nguyên gần với nhau.
Nếu tiêm 2 kháng nguyên cùng một lúc vào cơ thể đã được miễn dịch sẵn với 1 trong 2 kháng nguyên thì sự sản xuất kháng thể đối với kháng nguyên kia sẽ bị ức chế, do cơ thể sẵn có tính phản ứng đặc hiệu đối với từng loại kháng nguyên cũ
Chú ý:
Sử dụng vacxin thế nào ở động vật non?
Ở động vật non, các cơ quan có thẩm quyền miễn dịch chưa hoàn chỉnh nên đáp ứng miễn dịch với vacxin còn yếu nên trong trường hợp không có dịch đe dọa thì nên dùng vacxin cho gia súc non lần đầu lúc 2 – 7 tuần tuổi.
Khi có dịch đe dọa, buộc phải tiêm vacxin sớm cho động vật non, sau đó cần dùng vacxin bổ sung.
Sử dụng vacxin như thế nào ở động vật mang thai?
Ở động vật mang thai, do trạng thái sinh lý có những thay đổi nên dùng vacxin dễ gây những phản ứng mạnh và làm sảy thai.
Mặt khác, do hiện tượng dung nạp miễn dịch ở động vật non nên không nên dùng vacxin sống cho động vật trong thời gian mang thai, đặc biệt là các loại vacxin virus nhược độc.