KimCuong
Active Member
Đội “đặc nhiệm” này gồm 6 thành viên có những cái tên hết sức ngộ nghĩnh: Zôn, Boy, Kely, Lucky, Ti-gôn và Đen. Hôm đưa tôi đến thăm “đại bản doanh” của đội nằm sâu trong núi, cách thành phố đến 7km, anh Hoan và anh Long - cán bộ Phòng PC 22 giới thiệu đầy tự hào: “Các “chú” ấy vừa ra Hà Nội thi tốt nghiệp, toàn đạt loại xuất sắc cả đấy!”
Chuyện đời thường của đội “đặc nhiệm”:
[imgl="“Thầy” và “trò” luôn sát cánh bên nhau"]http://www.baokhanhhoa.com.vn/dataimages/normal/images118965_Doi-dac-nhiem-4-chan-2.jpg [/imgl]
7 giờ sáng, tất cả đều đã phải ra sân tập… thể dục với kỷ luật nhà lính nghiêm khắc. Sau khi vận động khoảng 30 phút, cả đội bắt đầu tập luyện nghiệp vụ. Sân tập là một bãi đất trống, trên đó có đầy đủ những mô hình địa hình trắc trở chỉ dành riêng cho các chú cảnh khuyển. Hôm nay, trừ Đen bị ốm đang được chăm sóc riêng, còn lại đều phải tập nhuần nhuyễn các động tác chui cống, đi thăng bằng, vượt chướng ngại vật… Vừa mới thấy các huấn luyện viên (HLV), các “chú” đã sủa inh ỏi nhưng sau vài câu khẩu lệnh đanh như thép, tất cả đã vào cuộc - thoắt bên này, thoắt bên kia, nhanh và nhẹ nhàng. Sau 2 tiếng tập, cả thầy và trò đều mệt lử nhưng các chú cảnh khuyển lại có vẻ thích ở ngoài hơn vào nhà. Nhà tập thể của các “chú” gồm 5 gian san sát nhau, mỗi căn rộng khoảng 20m2, đầy đủ “tiện nghi”: sân phía trước, phòng ngủ phía sau, mùa lạnh còn được trang bị cả chăn! Thượng úy Hoàng Hải Phong - Đội phó Đội Quản lý và sử dụng chó nghiệp vụ cho biết, chăm sóc các chú cảnh khuyển này vất vả không kém gì có con mọn! Nào là hàng ngày phải chải lông cho các “chú” vào buổi sáng, trước giờ tập ngoài chuyện làm đẹp còn loại bỏ lông rụng, các dị vật và ký sinh trùng trên cơ thể. Nào là phải tắm hàng ngày bằng loại xà phòng đặc biệt, chỉ dành riêng cho chó; nào là phải vệ sinh phòng ốc cho các “chú”…, đủ các kiểu! Ngay cả chậu đựng thức ăn trong phòng cũng có đầy đủ 2 loại: một chậu ăn và một chậu uống, ăn uống xong là phải dọn ngay, không để đồ thừa. Riêng khẩu phần ăn dành cho đội quân đặc biệt này - mới nghe qua cũng phải… giật mình - gần 500 ngàn đồng/tháng. Hai bữa trưa chiều lúc nào cũng phải có các món: trứng, thịt bò và sữa. Tiêu chuẩn sữa của các “chú” trung bình là 1/2 lon sữa ông Thọ mỗi ngày (Thảo nào mà nhìn “chú” nào cũng thấy chắc nùi nụi!). Ăn uống có cấp dưỡng riêng, bệnh tật có bác sĩ riêng. Khổ nhất là có “chú” nào chẳng may lăn ra ốm, anh em HLV ở đây phải theo dõi từng giờ, chăm sóc không rời nửa bước, ghi chép đầy đủ vào sổ… theo dõi sức khỏe để có chuyện gì là phải báo cáo cấp trên ngay. Anh em kể cho tôi nghe 2 câu chuyện vui liên quan đến lĩnh vực này: Cuối năm ngoái, cả Đội liên hoan bằng 2 nồi cháo - 1 cho người và 1 cho các chú cảnh khuyển. Sau vài ly vui vẻ, anh em chẳng hiểu sao cứ… múc nhầm vào nồi cháo không phải dành cho mình, vì nhìn thấy nồi cháo quá ngon và hấp dẫn! Chuyện thứ hai là về một anh bác sĩ thú y ở ngoài, khi được mời đột xuất vào khám, vừa mới thấy “bệnh nhân” và những yêu cầu đưa ra đã… chạy mất dép vì sợ, với lý do chữa tốt thì không sao, nhỡ đâu có chuyện gì lại rầy rà bản thân! Thế mới biết, chăm các chú khuyển này đâu phải chuyện dễ, ai cũng có thể làm được!
Năm 1975, Trung tâm Huấn luyện chó nghiệp vụ của quốc gia được thành lập. Riêng ở Khánh Hòa, Đội Quản lý và sử dụng chó nghiệp vụ hoạt động năm 1994. Ngoài các loại chó nghiệp vụ dùng trong các hoạt động bảo vệ, phát hiện chất ma túy, truy tìm dấu vết, năm 2006, Đội sẽ tiếp tục sử dụng chó tìm chất nổ và chó cứu nạn. Một hướng đi mới nữa của Đội trong thời gian đến là sẽ nhận và đào tạo chó bẹc-giê để đáp ứng cho những đơn vị và cá nhân có yêu cầu, vì hiện nay nhu cầu sử dụng chó bảo vệ đang có xu hướng phát triển.
Zôn, Kely, Lucky, Ti-gôn, Boy và Đen đều chỉ mới được 2 tuổi, đang trong tuổi ăn tuổi lớn nên hiếu động và tinh nghịch ra trò. Zôn được đánh giá là lanh nhất trong đội, có vẻ “đẹp trai” với bộ lông đen mượt, cặp mắt sáng thông minh. HLV Lê Phú Thọ - “thầy” của Zôn cho biết, Zôn là một “cậu bé” rất hiền, chưa cắn ai bao giờ. Trong huấn luyện, Zôn tỏ ra có năng khiếu về động tác cắp vật - hễ anh Thọ ném đi vật nào bảo Zôn đi lấy là Zôn chạy ngay, không phải nhắc đến lần thứ hai. Có điều, “chú” này lại rất ngán môn… bò. Không riêng Zôn, “đồng đội” của Zôn đều thế cả, bởi đây là động tác khó nhất. Kely - “học trò” của HLV Phùng Đức Hậu thì khoái được “thầy” cho đi tắm sông vì bơi là sở trường của “chú”. Lucky của “thầy” Phạm Đình Nam thì rất hoạt bát và lanh lợi, mỗi khi thấy “thầy” không vui là lại làm trò chọc cười. Học trò Boy của HLV Nguyễn Viết Dương thì lại có biệt tài chơi đá bóng, bóng mà vào chân Boy thì đừng hòng ai lấy được. Hung dữ nhất trong đội là anh chàng Ti-gôn. Anh này có tật là… thích cắn nhau, bởi vậy “thầy” Nguyễn Thành Chung phải mất gần 2 tháng mới kết thân được. Mới hơn một năm luyện tập bên nhau nhưng thầy trò rất hiểu nhau và thân thiện. Nhưng “thầy nào trò nấy”, các chú cảnh khuyển chỉ vâng lời và làm theo đúng khẩu lệnh của thầy mình, đố thầy khác ra lệnh được. Món ăn vặt khoái khẩu nhất của các chú cảnh khuyển này là… bánh bích quy. Bởi vậy, bí quyết để lấy lòng các “chú” trong lần đầu tiếp xúc là phải chịu khó… chải lông cho các chú, sau đó cho ăn bánh, thân hơn một chút nữa thì phải thường xuyên dắt đi dạo.
Những chiến công thầm lặng:
[imgl="Tập môn “vượt chướng ngại vật”."]http://www.baokhanhhoa.com.vn/dataimages/normal/images118967_Doi-dac-nhiem-4-chan-1.jpg [/imgl]
“Nhân vật” ít được nhắc đến trong bài này là chú cảnh khuyển tên Đen - “học trò” của HLV Hoàng Hải Phong. So với bạn bè cùng lứa, Đen có vẻ yếu và chậm hơn. Trong đợt huấn luyện bảo vệ SEA Games 22, Đen không đạt yêu cầu nên được Trung tâm Huấn luyện chó nghiệp vụ đưa về địa phương. Anh Phong đã nhận và nuôi Đen từ đó đến nay, vì anh là người có thâm niên, từng là “thầy” của 3 chú cảnh khuyển. Trong số “học trò” của mình, anh Phong có tình cảm đặc biệt và ấn tượng nhất với chú chó Zôn - đã chết cách đây không lâu. Zôn chính là “chiến sĩ” từng lập công lớn trong việc truy tìm kẻ giết người Lê Minh Chiến. Vụ án này xảy ra năm 2001. Chỉ vì căm ghét người họ hàng của người yêu mình có ý không muốn hai người quen nhau, y đã dùng rựa chém người cô này nhiều nhát cho đến khi chết. Trước đó, y cũng đã phạm tội hiếp dâm ở Phú Yên, sau đó mới trốn lên Khánh Vĩnh. Sau khi gây án, hung thủ đã bỏ trốn vào rừng, hiện trường chỉ còn lại chiếc rựa và một cái áo. Chó Zôn được cho nhận biết mùi rồi cùng lên đường vào rừng tìm đối tượng. Rừng núi thì rộng mênh mông, kẻ giết người không để lại dấu vết. Sau 3 ngày 3 đêm lặn lội trèo núi vượt suối, cuối cùng Zôn đã đánh hơi phát hiện một căn chòi ở tận sâu trong núi. Tên giết người đã không còn đường trốn thoát. Sau trận thắng này, Zôn được khen thưởng xứng đáng, mà phần thưởng ngay tại chỗ là một bữa ăn thịt rắn no nê - thức ăn chính mà tên Chiến sử dụng hàng ngày trong thời gian trốn chui trốn nhủi trên núi!
Những chú cảnh khuyển trong đội “đặc nhiệm” là giống chó bẹc-giê Đức, nặng từ 45kg trở lên, giá trung bình mỗi “chú” là 3 triệu đồng. Những chú chó này được chăm sóc đặc biệt đến mức khi đến tuổi “về hưu” (trung bình là 5 năm) hoặc già yếu, sẽ được lập hồ sơ, có cả Hội đồng giám định để khám từ đầu đến chân, sau đó được báo cáo về Trung tâm Huấn luyện chó nghiệp vụ. Ngay cả khi chết, chó cũng phải được mổ khám bệnh tích và chôn cất ở nơi đảm bảo vệ sinh. Một điều đặc biệt nữa là trong thời gian “công tác”, các loại chó trên bị cấm tuyệt đối việc nhân giống để đảm bảo sức khỏe và năng lực làm việc của chó!
Một chiến công lớn nữa của Đội Quản lý và sử dụng chó nghiệp vụ là vào năm 1998. Lần ấy, nhận được tin báo có một xe khách chở đối tượng vận chuyển ma túy đang trên đường từ Nghệ An vào, anh em trong Đội đã đưa chó nghiệp vụ đi tuần tra. Khi chiếc xe này đi qua địa phận xã Lương Sơn, chú chó đã nhanh chóng phát hiện ra ai là chủ nhân của một bao thuốc phiện nặng 8,2kg. Đa số các chú chó nghiệp vụ đều rất thành công trong việc phá án ma túy. Nhiều người trong ngành cho biết, khi có trọng án, việc sử dụng chó nghiệp vụ rất cần thiết và khiến cho anh em yên tâm hơn, bởi ngoài việc giúp phát hiện đối tượng, các chú cảnh khuyển này còn biết tấn công, bảo vệ “phe ta” rất tốt!
Nhưng để có được những chiến công này, không thể không nhắc đến các HLV - những người đã từng khổ luyện, gắn bó với các học trò 4 chân từ khi các “chú” còn nhỏ đến lúc trưởng thành. Nhiều năm qua, đã có những người gắn bó với nghề, say nghề như một cái nghiệp. Những Thọ, Chung, Dương, Hậu, Nam là khóa bây giờ - đều là những chiến sĩ mới vào ngành và được cắt cử đi học huấn luyện chó nghiệp vụ cách đây một năm. “Nói thật, lúc đầu anh em cũng băn khoăn lắm, không biết mình có hoàn thành nhiệm vụ không. Nhưng bây giờ thì càng gắn bó càng cảm thấy yêu nghề hơn” - anh Phong tâm sự. Khổ nhất là thời gian huấn luyện ở Trung tâm. Các anh phải cùng học với “trò” ở ngoài trời, chạy nhảy, tập thể lực, thậm chí còn phải thay phiên nhau đóng vai “địch”, đóng giả tội phạm trong các buổi huấn luyện đêm để cho “trò” nắm bắt được các kỹ năng cần thiết. Chuyện “thầy” bị “trò” cắn nhầm là chuyện bình thường. Vui nhất là lúc “thầy” lệnh gì “trò” hiểu và thực hành ngay. Còn buồn nhất là lúc “trò” bị ốm, khi ấy “thầy” vừa lo vừa thấy thương “trò” đến xót cả ruột. Cứ vậy, theo thời gian mà thầy trò hiểu nhau hơn, gắn bó với nhau hơn…
LỆ HẰNG
Chuyện đời thường của đội “đặc nhiệm”:
[imgl="“Thầy” và “trò” luôn sát cánh bên nhau"]http://www.baokhanhhoa.com.vn/dataimages/normal/images118965_Doi-dac-nhiem-4-chan-2.jpg [/imgl]
7 giờ sáng, tất cả đều đã phải ra sân tập… thể dục với kỷ luật nhà lính nghiêm khắc. Sau khi vận động khoảng 30 phút, cả đội bắt đầu tập luyện nghiệp vụ. Sân tập là một bãi đất trống, trên đó có đầy đủ những mô hình địa hình trắc trở chỉ dành riêng cho các chú cảnh khuyển. Hôm nay, trừ Đen bị ốm đang được chăm sóc riêng, còn lại đều phải tập nhuần nhuyễn các động tác chui cống, đi thăng bằng, vượt chướng ngại vật… Vừa mới thấy các huấn luyện viên (HLV), các “chú” đã sủa inh ỏi nhưng sau vài câu khẩu lệnh đanh như thép, tất cả đã vào cuộc - thoắt bên này, thoắt bên kia, nhanh và nhẹ nhàng. Sau 2 tiếng tập, cả thầy và trò đều mệt lử nhưng các chú cảnh khuyển lại có vẻ thích ở ngoài hơn vào nhà. Nhà tập thể của các “chú” gồm 5 gian san sát nhau, mỗi căn rộng khoảng 20m2, đầy đủ “tiện nghi”: sân phía trước, phòng ngủ phía sau, mùa lạnh còn được trang bị cả chăn! Thượng úy Hoàng Hải Phong - Đội phó Đội Quản lý và sử dụng chó nghiệp vụ cho biết, chăm sóc các chú cảnh khuyển này vất vả không kém gì có con mọn! Nào là hàng ngày phải chải lông cho các “chú” vào buổi sáng, trước giờ tập ngoài chuyện làm đẹp còn loại bỏ lông rụng, các dị vật và ký sinh trùng trên cơ thể. Nào là phải tắm hàng ngày bằng loại xà phòng đặc biệt, chỉ dành riêng cho chó; nào là phải vệ sinh phòng ốc cho các “chú”…, đủ các kiểu! Ngay cả chậu đựng thức ăn trong phòng cũng có đầy đủ 2 loại: một chậu ăn và một chậu uống, ăn uống xong là phải dọn ngay, không để đồ thừa. Riêng khẩu phần ăn dành cho đội quân đặc biệt này - mới nghe qua cũng phải… giật mình - gần 500 ngàn đồng/tháng. Hai bữa trưa chiều lúc nào cũng phải có các món: trứng, thịt bò và sữa. Tiêu chuẩn sữa của các “chú” trung bình là 1/2 lon sữa ông Thọ mỗi ngày (Thảo nào mà nhìn “chú” nào cũng thấy chắc nùi nụi!). Ăn uống có cấp dưỡng riêng, bệnh tật có bác sĩ riêng. Khổ nhất là có “chú” nào chẳng may lăn ra ốm, anh em HLV ở đây phải theo dõi từng giờ, chăm sóc không rời nửa bước, ghi chép đầy đủ vào sổ… theo dõi sức khỏe để có chuyện gì là phải báo cáo cấp trên ngay. Anh em kể cho tôi nghe 2 câu chuyện vui liên quan đến lĩnh vực này: Cuối năm ngoái, cả Đội liên hoan bằng 2 nồi cháo - 1 cho người và 1 cho các chú cảnh khuyển. Sau vài ly vui vẻ, anh em chẳng hiểu sao cứ… múc nhầm vào nồi cháo không phải dành cho mình, vì nhìn thấy nồi cháo quá ngon và hấp dẫn! Chuyện thứ hai là về một anh bác sĩ thú y ở ngoài, khi được mời đột xuất vào khám, vừa mới thấy “bệnh nhân” và những yêu cầu đưa ra đã… chạy mất dép vì sợ, với lý do chữa tốt thì không sao, nhỡ đâu có chuyện gì lại rầy rà bản thân! Thế mới biết, chăm các chú khuyển này đâu phải chuyện dễ, ai cũng có thể làm được!
Năm 1975, Trung tâm Huấn luyện chó nghiệp vụ của quốc gia được thành lập. Riêng ở Khánh Hòa, Đội Quản lý và sử dụng chó nghiệp vụ hoạt động năm 1994. Ngoài các loại chó nghiệp vụ dùng trong các hoạt động bảo vệ, phát hiện chất ma túy, truy tìm dấu vết, năm 2006, Đội sẽ tiếp tục sử dụng chó tìm chất nổ và chó cứu nạn. Một hướng đi mới nữa của Đội trong thời gian đến là sẽ nhận và đào tạo chó bẹc-giê để đáp ứng cho những đơn vị và cá nhân có yêu cầu, vì hiện nay nhu cầu sử dụng chó bảo vệ đang có xu hướng phát triển.
Zôn, Kely, Lucky, Ti-gôn, Boy và Đen đều chỉ mới được 2 tuổi, đang trong tuổi ăn tuổi lớn nên hiếu động và tinh nghịch ra trò. Zôn được đánh giá là lanh nhất trong đội, có vẻ “đẹp trai” với bộ lông đen mượt, cặp mắt sáng thông minh. HLV Lê Phú Thọ - “thầy” của Zôn cho biết, Zôn là một “cậu bé” rất hiền, chưa cắn ai bao giờ. Trong huấn luyện, Zôn tỏ ra có năng khiếu về động tác cắp vật - hễ anh Thọ ném đi vật nào bảo Zôn đi lấy là Zôn chạy ngay, không phải nhắc đến lần thứ hai. Có điều, “chú” này lại rất ngán môn… bò. Không riêng Zôn, “đồng đội” của Zôn đều thế cả, bởi đây là động tác khó nhất. Kely - “học trò” của HLV Phùng Đức Hậu thì khoái được “thầy” cho đi tắm sông vì bơi là sở trường của “chú”. Lucky của “thầy” Phạm Đình Nam thì rất hoạt bát và lanh lợi, mỗi khi thấy “thầy” không vui là lại làm trò chọc cười. Học trò Boy của HLV Nguyễn Viết Dương thì lại có biệt tài chơi đá bóng, bóng mà vào chân Boy thì đừng hòng ai lấy được. Hung dữ nhất trong đội là anh chàng Ti-gôn. Anh này có tật là… thích cắn nhau, bởi vậy “thầy” Nguyễn Thành Chung phải mất gần 2 tháng mới kết thân được. Mới hơn một năm luyện tập bên nhau nhưng thầy trò rất hiểu nhau và thân thiện. Nhưng “thầy nào trò nấy”, các chú cảnh khuyển chỉ vâng lời và làm theo đúng khẩu lệnh của thầy mình, đố thầy khác ra lệnh được. Món ăn vặt khoái khẩu nhất của các chú cảnh khuyển này là… bánh bích quy. Bởi vậy, bí quyết để lấy lòng các “chú” trong lần đầu tiếp xúc là phải chịu khó… chải lông cho các chú, sau đó cho ăn bánh, thân hơn một chút nữa thì phải thường xuyên dắt đi dạo.
Những chiến công thầm lặng:
[imgl="Tập môn “vượt chướng ngại vật”."]http://www.baokhanhhoa.com.vn/dataimages/normal/images118967_Doi-dac-nhiem-4-chan-1.jpg [/imgl]
“Nhân vật” ít được nhắc đến trong bài này là chú cảnh khuyển tên Đen - “học trò” của HLV Hoàng Hải Phong. So với bạn bè cùng lứa, Đen có vẻ yếu và chậm hơn. Trong đợt huấn luyện bảo vệ SEA Games 22, Đen không đạt yêu cầu nên được Trung tâm Huấn luyện chó nghiệp vụ đưa về địa phương. Anh Phong đã nhận và nuôi Đen từ đó đến nay, vì anh là người có thâm niên, từng là “thầy” của 3 chú cảnh khuyển. Trong số “học trò” của mình, anh Phong có tình cảm đặc biệt và ấn tượng nhất với chú chó Zôn - đã chết cách đây không lâu. Zôn chính là “chiến sĩ” từng lập công lớn trong việc truy tìm kẻ giết người Lê Minh Chiến. Vụ án này xảy ra năm 2001. Chỉ vì căm ghét người họ hàng của người yêu mình có ý không muốn hai người quen nhau, y đã dùng rựa chém người cô này nhiều nhát cho đến khi chết. Trước đó, y cũng đã phạm tội hiếp dâm ở Phú Yên, sau đó mới trốn lên Khánh Vĩnh. Sau khi gây án, hung thủ đã bỏ trốn vào rừng, hiện trường chỉ còn lại chiếc rựa và một cái áo. Chó Zôn được cho nhận biết mùi rồi cùng lên đường vào rừng tìm đối tượng. Rừng núi thì rộng mênh mông, kẻ giết người không để lại dấu vết. Sau 3 ngày 3 đêm lặn lội trèo núi vượt suối, cuối cùng Zôn đã đánh hơi phát hiện một căn chòi ở tận sâu trong núi. Tên giết người đã không còn đường trốn thoát. Sau trận thắng này, Zôn được khen thưởng xứng đáng, mà phần thưởng ngay tại chỗ là một bữa ăn thịt rắn no nê - thức ăn chính mà tên Chiến sử dụng hàng ngày trong thời gian trốn chui trốn nhủi trên núi!
Những chú cảnh khuyển trong đội “đặc nhiệm” là giống chó bẹc-giê Đức, nặng từ 45kg trở lên, giá trung bình mỗi “chú” là 3 triệu đồng. Những chú chó này được chăm sóc đặc biệt đến mức khi đến tuổi “về hưu” (trung bình là 5 năm) hoặc già yếu, sẽ được lập hồ sơ, có cả Hội đồng giám định để khám từ đầu đến chân, sau đó được báo cáo về Trung tâm Huấn luyện chó nghiệp vụ. Ngay cả khi chết, chó cũng phải được mổ khám bệnh tích và chôn cất ở nơi đảm bảo vệ sinh. Một điều đặc biệt nữa là trong thời gian “công tác”, các loại chó trên bị cấm tuyệt đối việc nhân giống để đảm bảo sức khỏe và năng lực làm việc của chó!
Một chiến công lớn nữa của Đội Quản lý và sử dụng chó nghiệp vụ là vào năm 1998. Lần ấy, nhận được tin báo có một xe khách chở đối tượng vận chuyển ma túy đang trên đường từ Nghệ An vào, anh em trong Đội đã đưa chó nghiệp vụ đi tuần tra. Khi chiếc xe này đi qua địa phận xã Lương Sơn, chú chó đã nhanh chóng phát hiện ra ai là chủ nhân của một bao thuốc phiện nặng 8,2kg. Đa số các chú chó nghiệp vụ đều rất thành công trong việc phá án ma túy. Nhiều người trong ngành cho biết, khi có trọng án, việc sử dụng chó nghiệp vụ rất cần thiết và khiến cho anh em yên tâm hơn, bởi ngoài việc giúp phát hiện đối tượng, các chú cảnh khuyển này còn biết tấn công, bảo vệ “phe ta” rất tốt!
Nhưng để có được những chiến công này, không thể không nhắc đến các HLV - những người đã từng khổ luyện, gắn bó với các học trò 4 chân từ khi các “chú” còn nhỏ đến lúc trưởng thành. Nhiều năm qua, đã có những người gắn bó với nghề, say nghề như một cái nghiệp. Những Thọ, Chung, Dương, Hậu, Nam là khóa bây giờ - đều là những chiến sĩ mới vào ngành và được cắt cử đi học huấn luyện chó nghiệp vụ cách đây một năm. “Nói thật, lúc đầu anh em cũng băn khoăn lắm, không biết mình có hoàn thành nhiệm vụ không. Nhưng bây giờ thì càng gắn bó càng cảm thấy yêu nghề hơn” - anh Phong tâm sự. Khổ nhất là thời gian huấn luyện ở Trung tâm. Các anh phải cùng học với “trò” ở ngoài trời, chạy nhảy, tập thể lực, thậm chí còn phải thay phiên nhau đóng vai “địch”, đóng giả tội phạm trong các buổi huấn luyện đêm để cho “trò” nắm bắt được các kỹ năng cần thiết. Chuyện “thầy” bị “trò” cắn nhầm là chuyện bình thường. Vui nhất là lúc “thầy” lệnh gì “trò” hiểu và thực hành ngay. Còn buồn nhất là lúc “trò” bị ốm, khi ấy “thầy” vừa lo vừa thấy thương “trò” đến xót cả ruột. Cứ vậy, theo thời gian mà thầy trò hiểu nhau hơn, gắn bó với nhau hơn…
LỆ HẰNG