• Chào mừng bạn Khách đến với diễn đàn, chúc bạn vui vẻ sinh hoạt cùng cộng đồng Vietpet.
    Diễn đàn đã có sẵn cơ sở dữ liệu tương đối lớn về các vấn đề thường gặp như thú y, huấn luyện, chăm sóc thú cưng..., bạn Khách vui lòng tìm đọc kỹ trước khi gửi câu hỏi.
    Lưu ý: Diễn đàn không chấp nhận ngôn ngữ chat, bài viết không có nội dung ( bài spam).

Đề phòng tai nạn chó....cắn !

greenvet-hanoi

Chuyên gia thú y
Đề phòng tai nạn chó....cắn !​





Mặc dù chó được xác nhận là " bạn trung thành của con người", nhưng đôi lúc bản tính hoang dã, tự vệ hoặc cá tính bất thường chúng đều có thể gây nguy hiểm tới tính mạng và sức khỏe cho con người. Ngoài việc có thể lây truyền bệnh Dại, chó cắn gây tai nạn, chấn thương, chết người đã được cảnh báo trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng.





Khả năng chó cắn chết người không cao nhưng phần lớn lại là người già và trẻ con. Theo thống kê của tác giả Pinkey và cộng sự (1982): từ năm 1966 đến năm 1980, cứ 100 ca tử vong do bị chó cắn thì có 86.4 ca trẻ em dưới 12 tuổi - từ năm 1979 đến 1988: 70% ca tử vong là trẻ em dưới 9 tuổi ( theo Rubin & coll., 1982). Tác giả Sacks (1996) thông báo từ năm 1989 đến 1994 có 109 trường hợp tử vong do chó cắn ở Hoa - kỳ.


Thống kê tai nạn bị động vật cắn thì chó là nguy cơ cao nhất.


Tỷ lệ tử vong do chó cắn cao nhất với trẻ em và người già.


Thống kê các giống chó dữ đã cắn 40 trẻ em. GSD, Rottweiller, Mastiff, pit bull chiếm tỷ lệ cao nhất.



Tổn thương ở mắt do chó cắn.



Tổn thương tai do chó cắn.​


Thông tin trên có ý nghĩa cảnh báo cho các chủ chó đề phòng những sự cố đáng tiếc do chó cắn người, đặc biệt trong các buổi offline, dog show hoặc dắt chó nơi công cộng.

An toàn sẽ làm cho cuộc chơi của chúng ta trọn vẹn, chủ và chó gắn kết hơn, hạnh phúc hơn.

Bài viết tham khảo từ: http://www.unipr.it/arpa/facvet/annali/1999/bertani/bertani.htm
 

minhbuuu

New Member
trời ạ...đọc xong bài bác mà em thấy hoảng.Lỡ mai này con rot nhà em mà nó cắn vợ em vậy chắc em xĩu
 

greenvet-hanoi

Chuyên gia thú y
Các lý do bị chó tấn công.

Các lý do bị chó tấn công.​





Nhiều người chủ quan cho rằng chỉ có chó dữ mới tấn công người, cần cảnh giác vì khá nhiều trường hợp chó quen, tưởng hiền lành mà vẫn ...tấn công người ! Dưới đây là các khả năng có thể xảy ra tai nạn do chó cắn.

1. Chó đang ủ bệnh Dại hoặc đang lên cơn Dại không còn nhận biết chủ, quen lạ.
2. Chó lạ, chó dữ do bản tính hoang dã, khó dạy bảo. Chó đẻ bảo vệ con.
3. Chó bị xích, nhốt thường xuyên, ít được tiếp xúc với người và chó khác.
4. Chó đã có mặc cảm với một số bộ dạng, cử chỉ và cách ăn mặc như: người rao hàng rong, thu mua đồng nát ve chai, hành khất...thậm chí những người hay say xỉn. Có những con chó "thù dai", rất ghét một ai đó luôn muốn tấn công khi gặp bất cứ lúc nào.
5. Chó bị trẻ con trêu chọc.
6. Chó đang tranh ăn với chó khác hoặc tiếp xúc bất ngờ khi chó đang ăn, nhất là đang gặm xương.
7. Chó đực đang hưng phấn giao phối bạn tình, hoặc tranh giành bạn tình.
8. Chó đang đánh nhau kịch chiến với chó khác. Giống Pit bull, Phú Quốc rất hay đánh nhau, tìm diệt, cắn các giống chó khác : GSD, chihuahua, phốc, chó ta...
9. Chó ở chỗ lạ, đông người lạ, nhiều chó lạ: các buổi offline, dog show...
10. Chó bị làm đau, hoảng sợ: bị tiêm chích vaccine, điều trị, bị trói, đánh, bắt thịt...
11. Chủ chó hoặc người nhà trên người, quần áo có mùi lạ: mùi nước hoa, shampoo mới tắm gội..., có cử chỉ bất thường.
12. Chó bị nguy hiểm: mắc kẹt,sa hố, sập bẫy, trói, xoắn xích cố gắng tự giải thoát cắn xé.

 

greenvet-hanoi

Chuyên gia thú y
Bạn phải làm gì nếu chẳng may bị chó cắn ?

Dù không muốn, nếu chẳng may bị chó cắn, bạn đừng quá hoảng hốt hoặc quá chủ quan trong việc xử lý tiếp.

1. Vết thương nặng, trầm trọng : Đi bệnh viện để được xử lý ngoại khoa gấp và nhờ các Bác sỹ tư vấn tiếp.

2. Vết thương nhẹ, trầy da, có chảy máu:

- Rửa vết thương bằng nước sạch và xà phòng, nên xả nước mạnh vào vết thương trong khoảng 5 phút
- Sát trùng vết thương bằng dung dịch sát khuẩn (cồn 70độ hoặc dung dịch iod).
- Băng hờ vết thương bằng vải sạch và mềm, không nên băng kín.
- Đi khám bác sỹ Dịch tễ để được tư vấn về tiêm vaccine phòng bệnh Dại ngay.
- Con chó cắn cần được theo dõi 15 ngày xem có ốm, bỏ ăn hoặc các triệu chứng khác thường. Lưu ý : Không chủ quan kể cả con chó cắn đã được tiêm vaccine Dại.


Rửa ngay tay, vết thương bằng sà phòng khi bị cắn.


Đặng Ngọc Ng., 5 tuổi và vết thương do bị chó cắn

Xem thêm:

Bệnh Dại - Rất Nguy Hiểm Với Con Người

Một trẻ 5 tuổi bị chó cắn nát mặt
Cảnh giác "mùa" chó cắn

54 người bị một con chó dại cắn

Chó cắn tai nạn cần cảnh báo trong dịp hè
 
Mẹo tránh bị chó cắn


Đừng bao giờ tiếp cận một con chó lạ, đặc biệt khi nó bị xích hoặc nhốt sau hàng rào, trong xe hơi. Đừng vuốt ve con chó - kể cả chó của mình - mà không cho nó nhìn thấy và ngửi bạn trước.

Đừng bao giờ quay lưng lại trước mặt con chó và chạy mất. Bản năng của chó là săn đuổi và bắt bạn. Đừng quấy rối khi nó đang ngủ, ăn, gặm đồ chơi hoặc đang chăm sóc con. Hãy cẩn thận khi ở quanh chó lạ. Luôn nhắc nhở mình rằng một con chó không quen biết sẽ dễ cho mình là kẻ xâm nhập hoặc mối đe dọa.

Nên làm gì nếu thấy con chó chuẩn bị tấn công?

- Đừng bao giờ hét lên và bỏ chạy.

- Hãy đứng im, 2 tay ở 2 bên, tránh nhìn thẳng vào mắt chó.

- Một khi con chó đã mất hứng thú với mình, hãy từ từ quay đi cho đến khi nó không còn nhìn thấy mình.

- Nếu con chó nhảy xổ vào mình, hãy cho nó "xơi" áo khoác, ví, xe đạp, hoặc bất cứ thứ gì bạn có thể vứt vào giữa mình và con vật.

- Nếu bạn bị ngã xuống đất, hãy cuộn tròn người lại, dùng hay tay che tai và nằm im. Cố gắng không hét hoặc lăn lộn.

Nên làm gì nếu bị chó cắn?

Nếu bị chó cắn, cố gắng không hoảng hốt.

- Ngay lập tức rửa kỹ vết thương bằng xà phòng và nước ấm.

- Liên lạc với bác sĩ để được chăm sóc và tư vấn.

- Thông báo cho người chủ và cơ quan địa phương. Kể chi tiết những gì bạn biết về con chó, bao gồm tên tuổi và địa chỉ. Nếu con chó bị lạc, hãy kể về hình dáng, nơi bạn gặp và hướng đi của nó.

Có thể dạy trẻ em để tránh bị chó cắn?

Có. Cũng như chúng ta dạy trẻ giữ an toàn ở các tình huống khác thì cũng có thể dạy chúng chơi an toàn với chó. Bài học quan trọng nhất với trẻ là không được đuổi hoặc trêu chọc những con chó chúng biết và tránh xa những con chó chúng không quen biết.

Vnexpress
 

hanamichi

Member
Nhiều trẻ bị chó cắn ...

Cùng bố mẹ sang trông nhà hộ cho một người bà con, bé Nam, 4 tuổi, ngụ ở Củ Chi, TP HCM, bất ngờ bị chú chó becgie tấn công. Tai nạn xảy ra chỉ vài ngày sau Tết đã khiến nạn nhân qua đời vì vết thương quá nặng.


Bé Tâm với vết thương do chó tấn công. Ảnh: H.T.
Sau tai nạn, tại Bệnh viện Nhiệt Đới, bé Nam người bê bết máu với nhiều vết thương ở mặt, ngực, mông, da đầu gần như bị bóc trần, nhiều vết răng cắm sâu vào hộp sọ. Tổn thương quá nặng đã khiến đứa con đầu của đôi vợ chồng trẻ qua đời.

Một trường hợp khác, bé Tâm, nhà ở Đồng Tháp, cũng được chuyển đến Bệnh viện Nhi Đồng 1 trong tình trạng mặt phù to, mắt sưng húp, vùng da đầu bị rách rất nhiều bởi các vết cào và dấu răng chó.

Các bác sĩ đã phải khâu đến mũi thứ 35 mới khép được vùng da hở. Sau hai ngày cấp cứu tích cực, cháu mới bắt đầu tỉnh. Tuy nhiên do vết thương nhiễm trùng cháu bị sốt cao phải điều trị đến hai tuần sức khỏe mới tạm ổn, cháu được xuất viện và tiếp tục theo dõi.

Người mẹ cho biết, do được nghỉ học dịp Tết nên cháu lên cơ quan mẹ chơi. Tại đây bé bất ngờ bị một chú chó xông vào vồ ngã rồi cắn vào đầu. “Tôi hoảng hốt vừa kêu la vừa dùng gậy đánh nhưng con chó hung hăng vẫn không ngừng cào cắn vào đầu bé cho đến khi nhiều người đến can thiệp”, mẹ nạn nhân nói.

Cách đây không lâu, một cháu bé 4 tuổi, nhà ở Gò Công, Tiền Giang, đang chạy ngang nhà hàng xóm thì bất ngờ bị 3 chú chó hùa nhau đuổi bắt, tấn công vào mặt và đầu. Phải sau gần 2 tuần điều trị, sức khỏe của bệnh nhi mới hồi phục.

Theo các bác sĩ khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Nhi đồng 1 và Bệnh viện Nhiệt Đới, mỗi năm có đến hàng chục ca trẻ bị chó cắn nhập viện. Vị trí tổn thương thường là đầu và mặt. Sở dĩ trẻ hay bị chó cắn vì là loài vật nuôi gần gũi nên các gia đình thường chủ quan theo kiểu “không sao đâu”. Tuy nhiên khi bị trẻ đùa giỡn, gây ồn ào và chạy nhảy, thậm chí hù dọa, trêu chọc, các chú cẩu vốn có tính hung hãn sẽ dễ nổi khùng.

Vị trí bị tấn công thường là vùng mặt đầu, thậm chí có trường hợp bé trai bị cắn cả vào bộ phận sinh dục. Vết thương do chó cắn ngoài tổn thương da thịt còn nguy cơ nhiễm trùng, nhiễm bệnh do virus có trong nước bọt và móng vuốt.

Để tránh tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra, các bác sĩ khuyên những gia đình có trẻ em nên tránh cho tiếp xúc với chó. Khi đưa bé đến nhà người lạ có nuôi chó, cần trông trẻ cẩn thận hoặc yêu cầu chủ nhà cột chó lại vì loài vậy này dễ tấn công người không quen, nhất là trẻ em. Khi bị chó cắn, cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện để được xử lý vết thương và tiêm ngừa. ( theo VnExpress )

Cẩn tắc vô áy náy nhé mọi người ...
 

greenvet-hanoi

Chuyên gia thú y
Nên làm gì nếu thấy con chó chuẩn bị tấn công?

- Đừng bao giờ hét lên và bỏ chạy.

- Hãy đứng im, 2 tay ở 2 bên, tránh nhìn thẳng vào mắt chó.

- Một khi con chó đã mất hứng thú với mình, hãy từ từ quay đi cho đến khi nó không còn nhìn thấy mình.

Vnexpress
- Hãy đứng im, 2 tay ở 2 bên, tránh nhìn thẳng vào mắt chó.

Xin được góp ý:- Hãy đứng im, 2 tay bắt chéo trước mặt che chắn vùng cổ và mặt, bởi vì chó cắn vào động mạch lớn ở cổ gây tử vong rất cao.
 
Top