• Chào mừng bạn Khách đến với diễn đàn, chúc bạn vui vẻ sinh hoạt cùng cộng đồng Vietpet.
    Diễn đàn đã có sẵn cơ sở dữ liệu tương đối lớn về các vấn đề thường gặp như thú y, huấn luyện, chăm sóc thú cưng..., bạn Khách vui lòng tìm đọc kỹ trước khi gửi câu hỏi.
    Lưu ý: Diễn đàn không chấp nhận ngôn ngữ chat, bài viết không có nội dung ( bài spam).

Ý kiến của Tiến sĩ Lê Văn Thọ về việc xây dựng tiêu chuẩn Chó Phú Quốc

Status
Không mở trả lời sau này.

BUBBA

Super *********
Các bạn thân mến, sau khi công bố bản tiêu chuẩn Chó Phú Quốc, ban soạn thảo nhận được nhiều phản hồi từ độc giả và các thành phần liên quan. Đây là tín hiệu đáng mừng vì chó Phú Quốc vẫn còn nhận được sự quan tâm sâu sắc từ cộng đồng. Đa số các ý kiến đều tích cực, xây dựng, rất bổ ích cho công cuộc phát triển Chó Phú Quốc về sau.

Để rộng đường dư luận, Bubba xin được đăng tải ý kiến của Tiến Sĩ Lê Văn Thọ (Đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh) về việc xây dựng tiêu chuẩn chó Phú Quốc vừa qua.



[FONT=&quot]NHỮNG GÓP Ý LIÊN QUAN ĐẾN “BẢN DỰ THẢO [/FONT]​
[FONT=&quot]TIÊU CHUẨN CHÓ PHÚ QUỐC”[/FONT]​

[FONT=&quot]PGS.TS. LÊ VĂN THỌ[/FONT]​
[FONT=&quot]TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM[/FONT]​

[FONT=&quot]Tôi là một trong những người được mời tham gia buổi thảo luận để xây dựng “bản tiêu chuẩn chó Phú Quốc”. Thú thật tôi rất vui và nhận lời một cách tự nguyện với suy nghĩ mình cũng có trách nhiệm với việc này. Bởi vì bản thân cũng đã nhiều năm nghiên cứu về các giống chó nuôi ở Việt Nam, trong đó có chó Phú Quốc. Mặt khác muốn góp tiếng nói chung với mong muốn con chó Phú Quốc ngày càng phát triển vì đây là một giống chó tốt của chúng ta, nếu để cứ lai tạp và phát triển không có định hướng thì sẽ làm mai một đi những đặc tính tốt.[/FONT]

[FONT=&quot]Thật lòng tôi rất vui khi đọc được những góp ý về “bản tiêu chuẩn chó Phú Quốc” trên mạng, những góp ý này nói lên một điều là rất nhiều người tâm huyết với con chó Phú Quốc. Tuy nhiên, do cách nhìn nhận vấn đề còn khác nhau nên đã có nhiều quan điểm khác nhau. Như một ý kiến đã nêu trên mạng là “không ông nào chịu ông nào”…[/FONT]

[FONT=&quot]Để cho tất cả chúng ta có một cái nhìn toàn diện, tôi xin nêu một ví dụ liên quan đến con người Việt Nam (đây chỉ là ví dụ thôi) , điều này cũng gần giống với việc chúng ta đang tranh luận:[/FONT]

[FONT=&quot]-Qua điều tra và đo đạc người phụ nữ Việt Nam trưởng thành trên nhiều vùng miền khác nhau (dĩ nhiên chỉ đo một số lương đủ đại diện để làm thống kê chứ không phải đo hết tất cả phụ nữ VN) thì con số đưa ra về “chuẩn của chiều cao và cân nặng trung bình của người nữ VN trưởng thành.Ví dụ: chiều cao trung bình là 1,48m và cân nặng trung bình là 45kg. Chúng ta cũng dề dàng nhận ra rằng những phụ nữ ở thành thị có thể trên chuẩn này và có khi ở nông thôn có nhiều người thấp hơn chuẩn chung này. Ở đây có lẽ người ta cũng không quan tâm tới chiều đo của vòng 1 là bao nhiêu, vòng 2 là bao nhiêu, dáng đi như thế nào v.v…[/FONT]

[FONT=&quot]-Nhưng trong các cuộc thi hoa hậu thì người ta đặt ra một “tiêu chuẩn cho cuộc thi hoa hậu”. Tiêu chuẩn cuộc thi hoa hậu chắc chắn phải cao hơn chuẩn trung binh của người phụ nữ VN như đã nói ở trên. Ví dụ: chiều cao của người dự thi hoa hậu phải từ 1,65m trở lên. Cân nặng phải từ 50kg v.v…Nhưng dù gì đi nữa cũng phải dựa vào chuẩn chung ở trên để đặt ra chuẩn cho hoa hậu. Như vậy những người con gái ở những vùng nông thôn, điều kiện kinh tế còn nhiều khác biệt so với thị thành thì sẽ “dưới chuẩn hoa hậu” nhưng cũng không ai nghĩ hóa ra mình không phải là người VN à ?[/FONT]

[FONT=&quot]Từ ví dụ vừa nêu trên rõ ràng chúng ta thắc mắc một điều là bản dự thảo tiêu chuẩn chó Phú Quốc nêu trên là thuộc loại “chuẩn trung bình chung” hay “chuẩn thi chó đẹp”? Có lẽ chỗ chưa rõ ràng này mới có nhiều ý kiến góp ý chăng?[/FONT]

[FONT=&quot]Sau đây là một số tiêu chí để xây dựng bản dự thảo tiêu chuẩn chó Phú Quốc:[/FONT]

[FONT=&quot]-Dựa vào các số liệu đo đạc và khảo sát cụ thể trên quần thể chó Phú Quốc đang được nuôi ở những vùng địa lý khác nhau. Cụ thể như ở Phú Quốc, các Tỉnh Miền Tây, ở TP.HCM, Bình Dương và Đồng Nai. Từ đó lấy số liệu trung bình về chiều cao, cân nặng và một số chỉ tiêu khác nữa. Như vậy kiểu hình của nó vuông hay dài là những số liệu khách quan chứ không do một ai tự đặt ra. Như vậy nó cũng đại diện cho những vùng miền với những điều kiện kinh tế khác nhau để loại bỏ yếu tố ảnh hưởng như trường hợp có người chỉ nuôi vài con chó Phú Quốc nhưng rất quý mến cho ăn đầy đủ thì chó sẽ phát triển tốt hơn thì có thể trên chuẩn, còn những nơi khác ít quan tâm hơn thì chó tăng trưởng kém hơn thì có thể dưới chuẩn. Điều này cho thấy việc làm có tính khoa học chứ không phải chỉ bắt vài con chó chạy rong ngoài đường rồi đo đạc đâu.[/FONT]

[FONT=&quot]-Riêng một số chỉ tiêu về phẩm chất như trung thành, đi săn tốt…thì không đo được bằng số liệu cụ thể thì thông qua sự mô tả của những người trực tiếp chăn nuôi. Những người tham gia buổi thao luận theo quan sát của chúng tôi gồm những người trực tiếp nuôi chó Phú Quốc ở một số Tỉnh Miền Tây, ở TP.HCM, những người đại diện trong hiệp hội giống chó quốc gia, những người làm công tác nghiên cứu ở Trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM và Cần Thơ và những người làm công tác truyền thông…Theo chúng tôi ghi nhận đây là những người rất tâm huyết với chó Phú Quốc.[/FONT]

[FONT=&quot]-Tóm lại bản tiêu chuẩn dự thảo của chó Phú Quốc đưa ra với mong muốn hướng con chó Phú Quốc thuần chủng, hướng đến cái đẹp, hướng đến sự bảo tồn và phát triển trong tương lai. Vì vậy bản dự thảo căn bản vẫn là dựa vào chuẩn chung chứ chưa phải là chuẩn để dự thi chó đẹp hoặc cũng chưa phải là bản mô tả để trình với FCI gì cả.[/FONT]

[FONT=&quot]-Riêng về góp ý trong việc dùng từ ngữ thì chúng tôi cũng rất thống nhất là nên dùng từ ngữ sao cho dễ hiểu và khoa học. Một vài thắc mắc khác như “màng da nối với các ngón chân” Với chó Phú Quốc thì đây là điểm đặc biệt cần nhấn mạnh vì màng da này nối gần sát với đầu mút của ngón, trong khi các giống chó khác thì màng da này chỉ nằm sát trong gốc ngón. Bởi vì nguồn gốc trước đây của chó Phú Quốc ở đảo , thường hay đi theo những ngư dân đánh bắt cá ngoài biển nên chó Phú Quốc phát triển theo thiên hướng bơi giỏi, vì vậy mà màng chân phát triển như màng của chân vịt là vậy.[/FONT]

[FONT=&quot]Tóm lại, đây chỉ là bản dự thảo, những góp ý đều bổ ích. Tuy nhiên chúng ta cũng nên chấp nhận với ý tưởng tương đối. Ngay cả “tứ đại mỹ nhân” của Trung Quốc thì mỗi người đẹp cũng đều có một khuyết điểm cơ mà![/FONT]
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top