• Chào mừng bạn Khách đến với diễn đàn, chúc bạn vui vẻ sinh hoạt cùng cộng đồng Vietpet.
    Diễn đàn đã có sẵn cơ sở dữ liệu tương đối lớn về các vấn đề thường gặp như thú y, huấn luyện, chăm sóc thú cưng..., bạn Khách vui lòng tìm đọc kỹ trước khi gửi câu hỏi.
    Lưu ý: Diễn đàn không chấp nhận ngôn ngữ chat, bài viết không có nội dung ( bài spam).

Một bài báo cũ nói về chó Phú Quốc

Năm Bính Tuất nói chuyện thương hiệu chó

ở nước ta có nhiều giống chó, nhưng gần đây, giống chó Phú Quốc đang được bàn luận nhiều, có ý kiến cho rằng cần đăng ký với quốc tế thương hiệu chó Phú Quốc

Phú Quốc có 22 hòn đảo, nằm ở phía tây nam Việt Nam, trong đó có đảo Phú Quốc rộng 600 km2, bằng cả diện tích nước Singapo. Phú Quốc là một huyện thuộc tỉnh Kiên Giang, cách Rạch Giá 120 km. Từ hàng trăm năm nay, người dân Phú Quốc sống bằng nghề đánh bắt cá trên biển và đi săn. Chính giống chó Phú Quốc đã thích nghi với cuộc sống săn bắt ở đây và giúp những cư dân này sinh sống. Trên đảo là rừng cây nhiều muông thú, dưới đảo là mênh mông nước biển đầy tôm cá. Người dân ở đây thường nói: Chó Phú Quốc chạy nhanh như sóc và bơi nhanh như rái cá, bởi bàn chân của chúng khác với các loại chó khác, do giữa các ngón có một màng thịt như chân vịt, giúp chúng bơi lội và bắt cá rất tài. Chó Phú Quốc có vóc dáng thanh, ngực nở, bụng săn, mình thon dài, chân cao, tai đứng, rất cần mẫn và tinh khôn trong việc giữ nhà, săn chuột, bắt chim và các loài thú hoang lớn hơn chúng. Khác với các loài chó khác, chó Phú Quốc rất thích tắm biển. Phải chăng, đây là đặc tính khiến chúng rất khó thích nghi khi được đưa vào nuôi trong đất liền. Mỗi khi đến kỳ sinh nở, loài chó này thường tự vào rừng đào hang sinh nở, khi sinh xong mới dắt bầy con trở lại nhà. Một đặc điểm quan trọng để phân biệt chó Phú Quốc với các loài chó khác là chó Phú Quốc thường có xoáy trên lưng. Trên những con chó lông ngắn và dày, mầu đen, nâu, xám, vàng... nổi lên những xoáy lưng rất đa dạng và đối xứng theo dọc sống lưng. Các dạng xoáy thường thấy có thể là hình kim, mũi tên, yên ngựa, cây đàn, chiếc lá... Ngoài xoáy lưng, chó Phú Quốc còn có các xoáy ở hai bên cổ, sau mông. Lúc đuổi còn mồi hoặc gặp đối thủ mạnh tấn công, loài chó này không chỉ có hàm răng nhọn chĩa ra, mà ngay lập tức hàng xoáy dựng đứng lên như cái bờm ngựa khiến con vật to hơn, dữ tợn hơn cũng phải khiếp sợ. Chó Phú Quốc có trọng lượng trung bình 15 kg/con. Với bản năng săn mồi vào loại xuất sắc và hơn nhiều loài chó khác, chó Phú Quốc thường theo chủ đi săn. Khi gặp mồi săn, người chủ chỉ cần ra hiệu bằng tay, bằng ánh mắt là con mồi không chạy đâu cho thoát.

Trong tự điển Larousse (Từ điển Bách khoa toàn thư của Pháp), chó Phú Quốc đã trở thành một đề mục được giới thiệu đầy đủ. Hiệp hội Bảo tồn chó quý thế giới cũng vừa công bố tài liệu khẳng định rằng: Cả thế giới chỉ có 3 loại chó xoáy lưng hiện còn ở Thái Lan, châu Phi và Phú Quốc. Gần đây, Thái Lan đã đăng ký thương hiệu quốc tế chó Xoáy Thái Lan (Thai Ridgeback), khiến cho giá chó Thai Ridgeback lên đến từ 1.000-2.500 USD/con. Thái Lan còn cho rằng, chó Phú Quốc có nguồn gốc từ Thái Lan hàng ngàn năm trước. Nhưng trong một cuốn sách viết cách đây gần 150 năm của nhà truyền giáo và thám hiểm David Livingstone đã nói rằng, tiền thân chó Phú Quốc là giống chó Hottentots. Thời ấy, những thuyền buôn của người Bồ Đào Nha, Hà Lan chở nô lệ đi bán đã cập vào đảo Phú Quốc để tiếp thêm nước ngọt và thức ăn. Chính giống chó Rhodesian Ridgeback đã được các thủy thủ trên tàu thuyền tặng hay trao đổi cho ngư dân trên đảo. Chó Phú Quốc đã được nuôi nấng, sử dụng và được bảo tồn nguyên gốc trên đảo Phú Quốc, những hòn đảo cô lập xa đất liền hàng trăm kilômét.

Thạc sĩ Nguyễn Văn Biện – Giảng viên Khoa Nông nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ, người đã có nghiên cứu thu được kết quả bảo tồn gen giống chó, cho rằng: Chó xoáy châu Phi thì to con, chó Thái Lan thì nặng tới 20-30 kg, còn chó Phú Quốc nhỏ con nhanh nhẹn, nặng không quá 18 kg. Khi trông nhà, chó Phú Quốc sủa dữ và dai hơn, đặc biệt chó Phú Quốc chân thon nhỏ, nhanh nhẹn, sức lực dẻo dai và ít bệnh tật hơn chó Thái Lan. Chế độ ăn uống của chó Phú Quốc khá đơn giản và dễ huấn luyện.

Nhiều cuộc hội thảo về bảo vệ nguồn gen chó quý đảo Phú Quốc đã cho rằng: Cần thành lập trang trại nuôi chó giống và tổ chức Hội những người nuôi chó quý Phú Quốc, gắn liền với du lịch sinh thái của huyện đảo. Hàng năm, nên tổ chức cuộc thi chó chất lượng cao, chó đẹp đảo Phú Quốc, nhằm nâng giá trị và khuyến khích các hộ nuôi chó, bảo tồn nguồn gen giống chó quý này. Việc đăng ký và quảng bá cho một thương hiệu chó Phú Quốc là việc rất cần phải thực hiện ngay từ bây giờ.

Ngày xuân, nếu có dịp đến thăm đảo Phú Quốc, nơi có biển xanh, nắng vàng, cát trắng, có thương hiệu nước mắm Phú Quốc được quốc tế công nhận, bạn được tận mắt thấy giống chó Phú Quốc và hy vọng rằng, giống chó quý này sẽ có một thương hiệu chính thức trên thương trường quốc tế./.

Yến Tuyết (Nguồn từ Internet)
CNTT số tháng 1-2006
http://irv.moi.gov.vn/KH-CN/khoahocdoisong/2006/8/15365.ttvn
 
Thấy bài báo có nhiều chỗ mang tinh thần "tự sướng" hơi buồn cười, chọc cái chơi.

Phú Quốc có 22 hòn đảo, nằm ở phía tây nam Việt Nam, trong đó có đảo Phú Quốc rộng 600 km2, bằng cả diện tích nước Singapo. Phú Quốc là một huyện thuộc tỉnh Kiên Giang, cách Rạch Giá 120 km. Từ hàng trăm năm nay, người dân Phú Quốc sống bằng nghề đánh bắt cá trên biển và đi săn (người dân đảo chắc hẳn làm ngư dân là chính, săn bắn có thể chỉ là nghề tay trái). Chính giống chó Phú Quốc đã thích nghi với cuộc sống săn bắt ở đây (hay là săn bắt để tự kiếm sống vì chủ cũng không đủ thức ăn mà nuôi?) và giúp những cư dân này sinh sống. Trên đảo là rừng cây nhiều muông thú, dưới đảo là mênh mông nước biển đầy tôm cá (rừng vàng biển bạc quá!). Người dân ở đây thường nói: Chó Phú Quốc chạy nhanh như sóc và bơi nhanh như rái cá, bởi bàn chân của chúng khác với các loại chó khác, do giữa các ngón có một màng thịt như chân vịt, giúp chúng bơi lội và bắt cá rất tài. Chó Phú Quốc có vóc dáng thanh, ngực nở, bụng săn, mình thon dài, chân cao, tai đứng, rất cần mẫn và tinh khôn trong việc giữ nhà, săn chuột, bắt chim và các loài thú hoang lớn hơn chúng (phần lớn động vật săn mồi đều có khả năng bắt những con mồi to hơn mình, điều này là bình thường). Khác với các loài chó khác, chó Phú Quốc rất thích tắm biển. Phải chăng, đây là đặc tính khiến chúng rất khó thích nghi khi được đưa vào nuôi trong đất liền. Mỗi khi đến kỳ sinh nở, loài chó này thường tự vào rừng đào hang sinh nở, khi sinh xong mới dắt bầy con trở lại nhà (chó cỏ nuôi ngoài bãi giữa sông Hồng cũng duy trì bản năng này). Một đặc điểm quan trọng để phân biệt chó Phú Quốc với các loài chó khác là chó Phú Quốc thường có xoáy trên lưng. Trên những con chó lông ngắn và dày, mầu đen, nâu, xám, vàng... nổi lên những xoáy lưng rất đa dạng và đối xứng theo dọc sống lưng. Các dạng xoáy thường thấy có thể là hình kim, mũi tên, yên ngựa, cây đàn, chiếc lá... Ngoài xoáy lưng, chó Phú Quốc còn có các xoáy ở hai bên cổ, sau mông (xoáy cổ, xoáy mông chó nào cũng có, nhiều ít tùy con). Lúc đuổi còn mồi hoặc gặp đối thủ mạnh tấn công, loài chó này không chỉ có hàm răng nhọn chĩa ra, mà ngay lập tức hàng xoáy dựng đứng lên như cái bờm ngựa khiến con vật to hơn, dữ tợn hơn cũng phải khiếp sợ (nhe răng và xù lông là bản năng của nhiều loài, loài nào sợ CPQ thì loài đó không dữ bằng CPQ, đã dữ hơn thì không sợ). Chó Phú Quốc có trọng lượng trung bình 15 kg/con (trọng lượng này khó săn được thú lớn). Với bản năng săn mồi vào loại xuất sắc và hơn nhiều loài chó khác, chó Phú Quốc thường theo chủ đi săn. Khi gặp mồi săn, người chủ chỉ cần ra hiệu bằng tay, bằng ánh mắt là con mồi không chạy đâu cho thoát.

Trong tự điển Larousse (Từ điển Bách khoa toàn thư của Pháp), chó Phú Quốc đã trở thành một đề mục được giới thiệu đầy đủ. Hiệp hội Bảo tồn chó quý thế giới cũng vừa công bố tài liệu khẳng định rằng: Cả thế giới chỉ có 3 loại chó xoáy lưng hiện còn ở Thái Lan, châu Phi và Phú Quốc (khẳng định vào thời điểm nào? khẳng định này còn uptodate nữa không? Lào cũng có chó xoáy). Gần đây, Thái Lan đã đăng ký thương hiệu quốc tế chó Xoáy Thái Lan (Thai Ridgeback), khiến cho giá chó Thai Ridgeback lên đến từ 1.000-2.500 USD/con. Thái Lan còn cho rằng, chó Phú Quốc có nguồn gốc từ Thái Lan hàng ngàn năm trước. Nhưng trong một cuốn sách viết cách đây gần 150 năm của nhà truyền giáo và thám hiểm David Livingstone đã nói rằng, tiền thân chó Phú Quốc là giống chó Hottentots (rút cuộc là Hottentots hay Rhodesian?). Thời ấy, những thuyền buôn của người Bồ Đào Nha, Hà Lan chở nô lệ đi bán đã cập vào đảo Phú Quốc để tiếp thêm nước ngọt và thức ăn. Chính giống chó Rhodesian Ridgeback đã được các thủy thủ trên tàu thuyền tặng hay trao đổi cho ngư dân trên đảo. Chó Phú Quốc đã được nuôi nấng, sử dụng và được bảo tồn nguyên gốc(bảo tồn nguyên gốc???) trên đảo Phú Quốc, những hòn đảo cô lập xa đất liền hàng trăm kilômét.

.....................................................................
 

catsamac

Member
Voi Châu Á rất giống Voi Châu Phi nhưng nhỏ hơn. Nhưng voi châu phi có nguồn gốc là voi châu Á hay ngược lại, sao không thấy ai cố chứng minh nhỉ! Mà ai cũng cho đây là 2 loài voi khác nhau!

Chó PQ rất dũng cảm và không sợ đối thủ to hơn nhưng đối với thú dữ thì thế nào nhỉ? ví dụ khi gặp hổ hay sư tử có chạy?
 

simulink

New Member
Voi Châu Á rất giống Voi Châu Phi nhưng nhỏ hơn. Nhưng voi châu phi có nguồn gốc là voi châu Á hay ngược lại, sao không thấy ai cố chứng minh nhỉ! Mà ai cũng cho đây là 2 loài voi khác nhau!

Chó PQ rất dũng cảm và không sợ đối thủ to hơn nhưng đối với thú dữ thì thế nào nhỉ? ví dụ khi gặp hổ hay sư tử có chạy?
Bác này đi đâu cũng luyên thuyên những thứ mà chả nắm rõ, nghe đại khái, đã thế lại nói nhiều. Voi châu Á thì nhỏ hơn Voi Châu Phi, nhưng không phải nó giống hệt chỉ nhỏ hơn.

WIKIMEDIA: Voi châu Á bé hơn voi châu Phi, nhưng nó là 2 loài và chả ai tìm cách chứng minh vì ngoài nhỏ hơn ra nó còn nhiều điểm khác biệt cơ bản khác:

Voi châu Á (danh pháp khoa học: Elephas maximus) là loài voi trước đây được gọi là voi Ấn Độ. Nó nhỏ hơn các họ hàng châu Phi của mình, và cách dễ nhất để phân biệt hai loài này là tai voi châu Á nhỏ hơn. Voi châu Á có thể có kích thước chiều cao từ 2 đến 4 mét (7-12 phút) và cân nặng 3.000-5.000 kilôgam (6.500-11.000 pao).

Voi châu Á cũng khác voi châu Phi ở chỗ lưng chúng cong hơn, chỉ có một "ngón tay" có thể cầm nắm được tại đầu vòi thay vì hai, 4 móng trên mỗi chân sau thay vì 3 và 19 cặp xương sườn thay vì 21 cặp ở voi châu Phi. Ngoài ra, không giống như voi châu Phi cái, voi châu Á cái không có ngà.

Đấy là tôi thấy cái ví dụ của bác nhảm nhí quá không chịu được thì lên tiếng thôi, chứ chó PQ và Thái có phải 2 loài hay không tôi cũng không có ý kiến gì.

Nói ít, mà nói cái mình biết rõ hơn là đi đâu cũng nói những cái mà chính mình chả hiểu gì. Bác này lấy nick David Copy Paste là phù hợp, từ vật lý, sinh học, hội họa Phục Hưng, giờ lại đến cả voi học nữa tất cả tập trung trong chó PQ haha.
 

ChiThanh

New Member
Hẳn bạn Kim đưa bài báo này ra đây cũng muốn ngầm gửi thông điệp đến anh em nuôi CPQ là "hãy lai một con chó ta với RRD để được một con CPQ đẹp" đấy mà.
Nếu bạn thích thì cứ làm! cần thì có thể liên hệ với TrungAC nghe đâu TrungAC cũng đã từng có ý tưởng như vậy!
Chúc thành công:p
 
Chó Phú Quốc - báu vật bên bờ tuyệt chủng

Ông Khiêm và các cộng sự đã tiến hành khảo sát nhận thấỵ, hiện nay trên đảo Phú Quốc chỉ còn chừng hơn 100 con chó săn thỏ có dải lông mọc ngược đặc trưng ở trên lưng. Nhưng hầu hết đều bị chứng u nang biểu bì. Nhiều con trong số này, do cách nuôi dưỡng cẩu thả, đã trở nên ghẻ lở, ốm, đói.


Ông Dư Thanh Khiêm, 56 tuổi, sinh trưởng tại Đông Hà, tỉnh Quảng Trị.
Năm 1970, Dư Thanh Khiêm tìm được học bổng sang Bỉ học ngành Bang giao quốc tế, đồng thời cũng tìm được một cô bạn gái người Bỉ. Trong một lần dạo chơi, cặp tình nhân tình cờ bắt gặp và mua một cặp chó săn thỏ giống Afghan hound để nuôi cho vui, không ngoài mục đích tăng phần lãng mạn cho cuộc tình sinh viên ở gác trọ.

Niềm đam mê kỳ lạ

Cặp chó họ mua sinh con. Người bạn gái của anh đem một chú chó thế hệ sau đi dự một Dogshow của thành phố Brussels và bất ngờ đoạt giải nhất. Kể từ đó, cặp tình nhân và những con chó của họ thường xuyên có mặt ở các cuộc thi chó.

Trò chơi ưa thích của họ là thách đố nhau dự đoán con chó nào sẽ bị loại, con nào sẽ đoạt giải. Không muốn “thất thủ” trước cô bạn gái, Dư Thanh Khiêm đã lao vào tìm sách vở, tài liệu để nghiên cứu.

Ông trở thành một nỗi kinh ngạc lớn đối với hàng loạt chuyên gia, giám khảo các cuộc thi chó ở xứ người. Hễ ông đưa ra nhận xét hay dự đoán nào là kết quả cuộc thi luôn diễn ra đúng y như dự đoán đó.

Tự thấy mình có... tài, ông bỏ ra rất nhiều thời gian để tầm sư học đạo và nghiên cứu về chó. Năm 1980, ông đã bay một chặng đường dài sang tận nước Mỹ để được trực tiếp diện kiến "phù thủy chó", bà Kay Fineth, lúc đó đã rất già, không bao giờ bước chân ra khỏi nhà và nhiều chuyên gia lừng lẫy khác học thêm kinh nghiệm.

Bị hút hồn bởi một con chó có tên là Coastwind Alraxas, cha đẻ của khoảng 100 con chó vô địch khác trên toàn nước Mỹ, Dư Thanh Khiêm đã “làm một việc điên rồ” là bán hết gia tài để lấy tiền rước ngay “cô con gái của nhà vô địch” là con chó cái Coastwind Avita đưa về Bỉ. Avita có hàng lông mi dài và cong vút. Đối với ông thì “mắt giai nhân không thể sánh bằng mắt nàng (chó) Avita kiều diễm”.

Những con chó dòng họ Coastwind có đặc điểm chung là bộ lông rất dài. Mỗi tuần, mỗi con phải được tắm 1 lần, sau đó chủ của chúng phải mất 8 tiếng đồng hồ liên tục ngồi gỡ rối... lông chó. Nhưng công sức và sự đam mê đã không bị lãng phí. Chú chó đực mang tên Coastwind Domineux, “cháu ngoại” của nhà vô địch năm xưa tại Hoa Kỳ lại tiếp tục giành ngôi vô địch trong nhiều cuộc thi chó tại Bỉ. Nó trở thành tiền đề để ông xây dựng nên cả một trại nuôi chó giống nổi tiếng mang tên Coastwind, chuyên sản xuất ra những con chó giống nổi tiếng họ Mirjamar (tiếng Arập nghĩa là San Hô) bán rất đắt.

Tuy nhiên, sau đó ít lâu ông lại gặp và phải lòng một cô người mẫu. Rõ là mắt các nàng chó Coastwind kiều diễm hơn mắt giai nhân, nhưng nếu phải chọn một - vì giai nhân lại là người không hề thích chó - thì ông đành chọn giai nhân chứ không chọn sự nghiệp chó. Để lập gia đình với cô người mẫu, ông buộc phải giải tán trại Coastwind.

Ông Khiêm là một chuyên gia nghiên cứu ứng dụng phương pháp giảng dạy tổng thể và cấu trúc nghe nhìn (SGAV), một trong những phương pháp giảng dạy ngôn ngữ và ngoại ngữ được xem là tiên tiến của châu Âu.

Gần 30 năm liền ông chuyên đi dạy tiếng Pháp cho... Tây. Tại Bỉ, Viện Giáo dục Woluwe Saint Pierre do ông sáng lập và làm Viện trưởng là một địa chỉ giáo dục có uy tín, có rất đông người theo học.

Năm 1994, ông đưa phương pháp SGAV về giảng dạy tại các trường đại học ở Huế, Đà Nẵng và Nha Trang, được đón nhận khá nồng nhiệt. Cũng thời gian này, ông nhận ra một điều, có không ít khách du lịch phương Tây đến Việt Nam bỗng dưng... nhớ nhà, thèm ăn thức ăn Tây. Vậy là ông mời chuyên gia ẩm thực từ Pháp, Bỉ... sang tổ chức nhiều lớp dạy nấu món ăn Tây cho các đầu bếp của một số khách sạn, nhà hàng lớn ở Việt Nam.

Phương pháp SGAV đã giúp dỡ bỏ rào cản ngôn ngữ giữa thầy và trò, giúp các đầu bếp Việt Nam tiến bộ rất nhanh. Hai năm sau, ông lại đưa 3 đầu bếp và 3 phục vụ bàn của Khách sạn Đệ Nhất, Khách sạn Kinh Đô và Trường nghiệp vụ Du lịch sang tham dự Tuần lễ ẩm thực Việt Nam tại Bỉ, gây ấn tượng mạnh đối với khách sành ẩm thực ở xứ người.

Mùa hè năm 1996, ông đã vận động và mời được vua bếp Pierre Fonteyne, người đang giữ chức Chủ tịch Hiệp hội các đầu bếp ngoại hạng Vương quốc Bỉ sang Việt Nam biểu diễn và dạy nấu món Tây. Vua bếp Pierre là người nổi tiếng khó tính và... kiêu.

Cộng đồng người Do Thái tại Mỹ tôn sùng danh tiếng của ông, từng mời ông sang Mỹ dạy nấu ăn với thù lao 10.000 USD/ngày nhưng ông không thích nên chỉ sang vài ngày là bỏ về, nài nỉ mấy cũng không ở lại.

Với Việt Nam thì khác. Vua bếp đã sang dạy 3 tuần lễ liền mà không hề lấy thù lao. Mùa hè năm sau, ông lại sang giúp đào tạo đầu bếp chuẩn bị cho Hội nghị cấp cao cộng đồng các quốc gia Pháp ngữ thêm 3 tuần nữa, cũng hoàn toàn miễn phí.

Những buổi tối ở Việt Nam, Vua bếp thường mặc lễ phục, ngực đeo đầy những huy chương danh dự và... sà vào những quán vỉa hè trên đường phố Hà Nội, TP HCM để thưởng thức những món ăn bình dân.

Người ta ngạc nhiên, ông giải thích: “Món ăn Việt Nam tuyệt vời nhất thế giới. Đầu bếp Việt Nam là những nghệ sĩ trứ danh, xứng đáng để tôi phải nghiêng mình kính trọng”. Nó tạo nên niềm say mê, kéo vua bếp sang Việt Nam một lần nữa vào năm 2004 để tiếp tục đào tạo giúp Việt Nam một khóa đầu bếp ngoại hạng. Trước khi lên máy bay về Bỉ, ông đã thốt lên: “Thương quá Việt Nam ơi!”.

Cũng trong năm này, ông Dư Thanh Khiêm đã mời được một phái đoàn khác từ Bỉ sang làm việc với Tổng cục Du lịch Việt Nam để bàn bạc việc phát triển đào tạo tiếng Pháp cho ngành du lịch trong nước. Kể từ đó, ông đi đi về về liên tục.

Con đường hồi sinh cho giống chó Phú Quốc

Biết ông yêu chó, năm 1980, có một người bạn, nguyên là một giảng viên dạy lịch sử mang sang Bỉ tặng ông một bức tranh màu nước vẽ một chú chó Phú Quốc rất đẹp. Con mắt của một chuyên gia cẩu học khiến ông biết ngay đó là một con chó quý. Kể từ đó, ông đã không tiếc thời gian lần theo dấu vết những thư tịch, tài liệu có nhắc đến chó Phú Quốc.

Choáng váng vì những chiến tích của những Xoài, Chuối từng đạt được từ hơn trăm năm trước, Dư Thanh Khiêm cũng đồng thời thảng thốt và lo lắng trước việc chó Phú Quốc đang đi vào giai đoạn mai một cuối cùng, có nguy cơ biến mất.

Trước tiên, những ghi nhận về loài chó quý này lại ẩn chứa rất nhiều sự ngộ nhận và pha tạp. Trong cuốn sách “Tous les chiens - Races et standards”, bác sĩ thú y Hubert Heullet mô tả chó Phú Quốc “dáng con sói có lẽ xuất phát từ Đông Dương nhưng rất giống chó Dingo của châu Úc và chó Berger vùng Alsace”.

Để minh họa, ông bác sĩ này đã mô tả cho họa sĩ Andre Larrarigue vẽ một bức “chân dung chó Phú Quốc" giống hệt chó Berger và dĩ nhiên là không hề có điểm nào giống với chó Phú Quốc. Ba mươi năm sau, NXB Larousse cho xuất bản cuốn “Le chien” (con chó) cũng sử dụng lại tranh minh họa này, gây ra một sự hiểu lầm tai hại về hình dáng loài chó Phú Quốc.

Vào năm 1970, tác giả của cuốn "Larousse du chien" lại dựa vào bài báo của Emile Oustalet cách đó 80 năm để mô tả lại con chó Phú Quốc nhưng lại cho rằng nó có cùng gốc gác với chó hoang Dingo châu Úc, được những tên flibustier (cướp biển vùng Caribe) đưa đến Phú Quốc. Lại một sự ngộ nhận khác, bởi chưa bao giờ có chuyện cướp biển Caribe lại “làm ăn” hay thăm viếng gì vùng đảo Phú Quốc cả.

Ở trong nước, đã có chuyên gia về chó có bài viết cho rằng vào thế kỷ XIX, nhà thám hiểm kiêm cố đạo David Livingston đã mang giống chó có dải lông mọc ngược của Nam Phi đến đảo Phú Quốc, hình thành loài chó đặc biệt này. Ông Khiêm đã lục lọi kỳ hết những tài liệu sách vở của nhà thám hiểm hoặc viết về nhà thám hiểm này để chứng minh được rằng ông cố đạo Tây chưa bao giờ đặt chân đến Việt Nam.

Loài chó Nam Phi được nhắc đến chỉ được lai tạo vào nửa cuối thế kỷ XIX, trong khi cùng thời điểm đó Xoài và Chuối, hai đại diện thuần chủng Phú Quốc đã có mặt tại châu Âu và giành giải quán quân tuyệt đối.

Không chỉ hiểu sai do ngộ nhận, có vẻ như đang có cả “một âm mưu quốc tế” (chữ dùng của ông Dư Thanh Khiêm) nhằm đưa nguồn gốc chó Phú Quốc đặt vào một vùng đất khác. Thập niên 80, thế kỷ XX hàng ngàn con chó Phú Quốc đã được thu gom bán sang miền Đông Thái Lan với giá rẻ bèo: mỗi "cây" thuốc lá Salem đổi ngang một con chó.

Người Thái đã cho chúng lai tạp với một số giống chó địa phương khác và nhờ Hiệp hội chó giống Nhật Bản đăng ký tiêu chuẩn với FCI vào năm 2003 như một loài chó thuần chủng của Đông Thái Lan. Từ đó, họ tung ra luận thuyết là chó Phú Quốc có nguồn gốc từ chó Thái Lan!

Là một người có nhiều hoạt động gắn với ngành du lịch, ông Khiêm nhìn ngay ra mức độ tai hại nghiêm trọng của sự thật bị bẻ cong này, nhất là trong lĩnh vực giới thiệu, quảng bá thương hiệu sản phẩm và hình ảnh du lịch.

Thực trạng chó Phú Quốc thậm chí còn bi đát hơn cả những sai lệch trên tài liệu. Người Việt có một quan niệm tai hại: to là đẹp, ngoại là quý! Chó Phú Quốc bị lai tạp lung tung, phần lớn là lai với loài chó Berger Đức (để tăng kích thước), hoặc lai với chó Thái Lan (nhằm tăng vẻ mượt mà bên ngoài), làm phai nhạt dần những đặc tính thuần chủng quý hiếm.

Những con chó lai dễ bán được giá cao hơn, nhưng lại trở nên vụng về, mất đi phần lớn những đặc tính nhanh nhẹn, linh hoạt, chính xác vốn được coi là điểm đặc biệt vượt trội của chó Phú Quốc.

Ông Khiêm và các cộng sự đã tiến hành khảo sát nhận thấỵ, hiện nay trên đảo Phú Quốc chỉ còn chừng hơn 100 con chó săn thỏ có dải lông mọc ngược đặc trưng ở trên lưng. Nhưng hầu hết đều bị chứng u nang biểu bì. Đây là một sự phát triển bất bình thường của lớp mỡ bao bọc chung quanh lông, chỉ phát hiện được khi chó đã trên 3 tháng tuổi.

Nhiều con trong số này, do cách nuôi dưỡng cẩu thả, đã trở nên ghẻ lở, ốm, đói. Chỉ còn lại khoảng 3-4 con tạm ổn về vóc dáng, mang đầy đủ các đặc trưng theo bản tiêu chuẩn của Bá tước Henri de Bylandt. Như vậy, nguồn gien quý này chỉ còn lại tối đa 1% cá thể. Hai trong số này là con Phèn (chó đực) và con Gái (chó cái) đã được ông Khiêm mang đến buổi hội thảo giới thiệu như một bản chuẩn.

Để cứu loài chó Phú Quốc, ông Khiêm và những người tâm huyết đang tìm cách thiết lập lại bản tiêu chuẩn cho chúng, sau đó tiến hành thủ tục đăng ký với FCI. Tổ chức này (hiện có 84 thành viên, mới gia nhập gần đây là Trung Quốc và Cuba) lại chỉ đối thoại với các Hiệp hội quốc gia chứ không đối thoại và làm việc với cá nhân hay các hiệp hội địa phương.

Ngày 11/1/2007, ông Yves de Clercq đã có thư trả lời nguyện vọng mà ông Khiêm đề đạt: “Cơ quan FCI có hai tập sách của Bá tước Henri de Bylandt và quả thật chúng tôi đã có dịp ngưỡng mộ giống chó này, chó săn Phú Quốc mà hình như hồi xưa khá phổ biến. Tuy nhiên, hiện nay giống chó này không còn nằm trong danh sách những giống chó được FCI nhìn nhận và duy chỉ có Hiệp hội quốc gia chó giống của nước có giống chó được quyền xin phép việc nhìn nhận giống chó bởi FCI. Rất tiếc Việt Nam không phải là thành viên nên không thể làm việc này”.

Vì vậy, bên cạnh những nỗ lực gìn giữ, phát triển một số cá thể chó có dáng chuẩn, ông Khiêm và những người quan tâm đến chó Phú Quốc đang xúc tiến việc thành lập Hiệp hội Chó giống Việt Nam (Việt Nam Kennal Club - VKC) nhằm lấy tư cách đề đạt tiêu chuẩn chó giống với FCI, cứu nguy một loài vật nuôi quý giá.

Theo ông, trong tháng 8/2007, việc này sẽ hoàn tất và đến năm 2011, chó Phú Quốc sẽ đủ tư cách có mặt tham dự triển lãm hoàn vũ tại Paris.

Đó là con đường duy nhất nhằm cứu nguy một loài vật quý đang bên bờ tuyệt chủng đồng thời cũng sẽ làm tăng giá trị của bản thân chúng, cả về kinh tế lẫn văn hóa trên trường quốc tế. Cuộc hội thảo vừa tổ chức có thể coi là tiếng chuông đầu tiên trong hồi chuông báo nguy giúp hồi sinh và phát triển giống chó Phú Quốc này.

Nguyễn Hồng Lam (báo An Ninh Thế Giới)
 
Chó Phú Quốc và trăn trở của một trí thức Việt kiều

Sáng 20.7.2007, tại Hội trường Hội Nhà báo TPHCM, GSTS - Viện sĩ Dư Thanh Khiêm, Việt kiều Bỉ, là Viện trưởng Viện Woluwe-Saint-Pierre đã có buổi nói chuyện chuyên đề “Chó Phú Quốc – niềm tự hào của chúng ta”.

Giáo sư Khiêm đã trình bày về nguồn gốc, đặc điểm cũng như những ưu điểm vượt trội của giống chó Phú Quốc. TS Khiêm cũng cảnh báo nguy cơ tuyệt chủng của giống chó quý này, đồng thời đưa ra những kế hoạch, biện pháp để bảo tồn loài chó Phú Quốc và đưa lên tầm quốc tế để làm rạng danh Việt Nam.

Tại hội thảo, Giáo sư – Viện sĩ Dư Thanh Khiêm cũng bộc lộ ước mơ muốn đưa chó Phú Quốc Việt Nam tham dự giải thi đấu quốc tế tại Paris vào năm 2011. Được biết, trên thế giới hiện nay có khoảng hơn 400 giống chó khác nhau, trong đó có 50 giống phổ biến, chiếm 90% số lượng chó trên thế giới. Thế nhưng, chỉ có ba quần thể chó có đặc tính bộ lông xoáy lưng là chó Phú Quốc Việt Nam, chó xoáy lưng Thái Lan và chó xoáy lưng Phi châu. Chó Phú Quốc là một trong 60 giống vật nuôi nội địa nằm trong “Đề án Bảo tồn quỹ gene vật nuôi quốc gia”, đề án này được tiến hành từ những năm 1990. Tuy nhiên đến nay, nguồn gốc chó Phú Quốc vẫn còn đang tranh cãi...

“Trước đây qua nhiều thế kỷ, luật đào thải tự nhiên đã đóng vai trò giúp chó Phú quốc được bảo tồn qua nhiều thế hệ nhưng hiện nay, chó đã trở thành một “thương phẩm” nên hiểm họa tuyệt chủng có nguy cơ trở thành một thực tế. Trước nhu cầu ngày càng tăng về chó Phú quốc, các nhà nuôi chó sẽ bị sức ép của đồng tiền và sẽ nhân giống đại trà và một cách cẩu thả, trong điều kiện kiến thức còn thiếu sót. Mai đây chúng ta sẽ có vô số chó bị lỗi vì các gene thoái hóa trở nên trầm trọng.

Nhân giống chó Phú quốc hoàn toàn không có nghĩa là bảo vệ giống chó đó mà ngược lại góp phần hủy diệt nó”. TS Khiêm đã cảnh báo như thế!

Hồ Duyên
vietnamnet
 
Người gây dựng thương hiệu chó xoáy

Nói đến Phú Quốc, nhiều người nghĩ ngay đến “đặc sản” chó xoáy trứ danh. Dù ở Đảo Ngọc có không dưới 10 người mở cơ sở nuôi chó xoáy, song chỉ “Tuấn chó”- anh Lê Quốc Tuấn, Trưởng Phòng Hợp tác đầu tư Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Kiên Giang, mới được xem là người gầy dựng thương hiệu chó xoáy Phú Quốc



Từ thị trấn Dương Đông, chúng tôi theo con đường đất đỏ đi về ấp Cây Thông, xã Cửa Dương - nơi anh Lê Quốc Tuấn đang nuôi khoảng 1.000 chú chó xoáy Phú Quốc. Hiện ra giữa rừng điều bạt ngàn là Trung tâm Bảo tồn chó xoáy Thanh Nga của “Tuấn chó” với khuôn viên rộng khoảng 1.200 m2.

Từ một bữa đi săn

Thấy tôi, đàn chó đua nhau sủa inh ỏi. Tôi tần ngần đứng bên hàng rào, không dám bước vào. “Không sao đâu, coi vậy chứ chúng rất hiền, thân thiện với khách”- “Tuấn chó” đẩy vội cửa rào mời tôi vào. Từng đàn chó mẹ, chó con kéo nhau đến đánh hơi, liếm láp chân, tay khách rồi kéo nhau ra vườn đùa giỡn.

Tôi kinh ngạc khi nghe anh bảo trong đàn chó 1.000 con này, anh đều đặt và nhớ tên từng con. Chỉ tay vào một chú chó có lông màu vàng sậm, anh hài hước: “Tôi đặt tên nó là 180, vì khi nó còn nhỏ bị bệnh, tôi mua thuốc trị hết 180.000 đồng”. Xoay qua một chú chó có bộ lông bóng mượt xa xa, anh bảo: “Chú này tên Mù. Dù nó không thấy đường nhưng rất thính, chạy nhảy giỏi, hay đào hang, thích ăn khoai mì”. Dẫn tôi đến một chuồng chó, bên trong nền đất có lỗ đào sâu hoắm, anh Tuấn cho biết: “Con này chuẩn bị sinh nở đây. Dù là giống chó săn nhưng khi đẻ chúng lại lo cho con hết mình, từ chỗ ăn đến chốn ngủ”.

Ở Phú Quốc có không dưới 10 cơ sở nuôi chó xoáy nhưng nói đến trang trại của “Tuấn chó” thì ai cũng biết vì anh là người đầu tiên có công nghiên cứu, bảo tồn, xây dựng thương hiệu chó xoáy. Cơ duyên đưa anh đến với nghề nuôi chó cũng rất tình cờ, đó là lúc anh học phổ thông, trong một lần đi săn bị lạc đường. Tuấn nhớ lại: “Khi ấy, xã Vân Khánh, huyện An Minh - Kiên Giang quê tôi thường bị lũ lụt, mất mùa. Để cải thiện bữa ăn cho gia đình có đến 10 anh em, tôi thường dắt chú chó xoáy đi săn trong rừng tràm. Một lần, mải đuổi theo thú, trời tối lúc nào không hay, tôi đành mắc võng trên cây nằm ngủ giữa rừng. Khuya tỉnh dậy, tôi thấy chú chó săn vẫn dỏng tai nằm phủ phục bên dưới canh cho tôi ngủ. Tôi yêu quý loài chó xoáy Phú Quốc từ đó”.

Mười năm sau, năm 1992, ý định bảo tồn, phát triển chó xoáy đến với Tuấn khi anh tốt nghiệp ĐH về nhận nhiệm vụ tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Kiên Giang. Có nhiều dịp ra Phú Quốc công tác, anh Tuấn nhận thấy chó xoáy là con vật đặc trưng của đảo mà chưa có ai bảo tồn và anh nảy sinh ý định ra đảo khôi phục giống chó xoáy.

Lấy tôm nuôi chó

Anh Tuấn nhớ lại: “Lúc đó khó khăn lắm, tôi phân vân không biết làm sao để có tiền nuôi chó. Suy nghĩ mãi rồi tôi quyết định chỉ còn cách nuôi tôm mới mau có tiền”. Nói là làm, Tuấn thuê đất nuôi tôm sú cạnh biển. Trúng 5 vụ tôm liên tục, thu được vài trăm triệu đồng, anh Tuấn ra đảo Phú Quốc mua 1.200 m2 đất tiến hành dự án nuôi chó mà anh ấp ủ bấy lâu. Anh Nguyễn Ngọc Quyết, bạn Tuấn, kể: “Hồi ấy, cứ cuối tuần là Tuấn lại ra đảo, lùng sục khắp nơi mua chó. Tuy gia đình Tuấn không ai chấp nhận nhưng anh ấy vẫn quyết tâm thực hiện ý định của mình”.

Năm 2000, Trung tâm Bảo tồn chó xoáy Thanh Nga được thành lập. 120 chú chó được anh đưa về nuôi thử nghiệm. Sau một tháng, đàn chó của anh chỉ còn lại... 10 con. “Lúc ấy, vì chưa quen môi trường, chưa biết cách nuôi, chó bị bệnh chết hàng loạt. Tôi cùng 4 người bạn thay nhau chôn không xuể”. Sau lần ấy, Tuấn trắng tay, vợ chán nản đòi ly hôn. Không nản chí, Tuấn về Rạch Giá, cầm giấy tờ nhà đến ngân hàng vay tiền, tiếp tục mua 30 chú chó khác về nuôi. Rút kinh nghiệm lần trước, lần này anh mời bác sĩ thú y ra tận đảo, tiêm thuốc chích ngừa cho từng con. Vài tháng sau, những chú chó xoáy thích nghi với trại và hoàn toàn khỏe mạnh. Thấy thế, anh tiếp tục vào đất liền vay tiền mua chó. Ba năm sau, những chú chó được anh thuần dưỡng bắt đầu sinh con trên đất đảo.

Từ vài chục con ban đầu, đến nay khu bảo tồn chó xoáy của anh Tuấn đã có khoảng 1.000 con. Trung bình mỗi tháng, trung tâm của anh tiếp không dưới 10 đoàn du khách trong và ngoài nước đến tham quan, tìm hiểu về đời sống chó xoáy. Tôi hỏi động cơ nào để anh quan tâm đến công việc này, Tuấn tâm sự: “Ngoài chuyện yêu thích chúng, tôi nghĩ việc bảo tồn, phát triển loài chó xoáy đang có nguy cơ mai một là việc nhất thiết phải làm, nhất là những người sinh ra và trưởng thành ở Kiên Giang như tôi”.

Thành lập Khu Bảo tồn chó xoáy Phú Quốc

Khi bước đầu thành công, Lê Quốc Tuấn đăng ký công trình nghiên cứu về chó xoáy Phú Quốc với Sở Khoa học - Công nghệ tỉnh. Lần đầu tiên, một công trình khoa học nghiên cứu về tính cách, đặc trưng cũng như quy trình nuôi chó được hội đồng thẩm định đánh giá cao. Không dừng lại, anh tiếp tục tham gia hội thi điển hình sáng tạo do Hội Khoa học Kỹ thuật VN tổ chức và vinh dự nhận giải thưởng sáng tạo. Ngày 25-5-2006, thương hiệu chó xoáy Phú Quốc được Cục Sở hữu trí tuệ chính thức công nhận. Năm 2008, thương hiệu chó xoáy Phú Quốc nhận luôn cúp vàng trong Top 100 Thương hiệu Việt.

Anh Lê Quốc Tuấn hồ hởi cho biết UBND tỉnh vừa duyệt dự án xây dựng Khu Bảo tồn chó xoáy Phú Quốc tại Trung tâm Bảo tồn chó xoáy Thanh Nga với tổng diện tích 30 ha. Tại khu bảo tồn, ngoài việc nuôi dưỡng, phát triển đàn chó dành cho du khách tham quan, còn có khu chuyên nuôi chó dành cho các chuyên gia muốn nghiên cứu, học tập kinh nghiệm về loài chó. Trung tâm còn xây dựng khu đua chó, khu vui chơi giải trí dành riêng cho du khách.

Công Thương
Người Lao Động
 
Hình như bác kimkwanlee đang muốn cung cấp càng nhiều thông tin càng tốt. Cảm ơn bác.
Cái giả thuyết người Thái phát triển chó Thái trên nền gien của những con Phú Quốc nghe cũng thú vị. Vậy có thể nói chó Thái góp nhặt những đặc điểm nổi trội của CPQ để làm nên con chó của mình?
 

BUBBA

Super *********
Bác Kim ơi, các bài báo này đều đã được post ở Vietpet rồi, bác chịu khó tìm có thể thấy đấy ạ.

Em xin ghép 3 topic của bác thành 1 để gọn diễn đàn ạ.
 
Bác Kim ơi, các bài báo này đều đã được post ở Vietpet rồi, bác chịu khó tìm có thể thấy đấy ạ.

Em xin ghép 3 topic của bác thành 1 để gọn diễn đàn ạ.
Sorry nhé! vì hôm qua thức xem bóng đá nên port mấy bài cũ về chó PQ mà mình lưu từ hồi lâu lắm.

Cũng tiện thể góp ý về viện hiện nay ACE mình đang quan tâm đến chó PQ nên MOD nào làm siêng chịu khó lập 1 topic mục lục các bài viết về chó PQ để ACE dễ theo dõi thì hay quá

Tks nhiều nhiều!
 
Hẳn bạn Kim đưa bài báo này ra đây cũng muốn ngầm gửi thông điệp đến anh em nuôi CPQ là "hãy lai một con chó ta với RRD để được một con CPQ đẹp" đấy mà.
Nếu bạn thích thì cứ làm! cần thì có thể liên hệ với TrungAC nghe đâu TrungAC cũng đã từng có ý tưởng như vậy!
Chúc thành công:p
Hok phải vậy đâu Bro ChiThanh ơi!

Mặc dù về chủ quan thì mình đúng là có tư tưởng ủng hộ giả thuyết giống chó PQ có nguồn gốc từ nước ngoài và muốn/đã cố gắng thực hiện việc bổ sung lại nguồn gene đó (mình cũng quen 1 số người theo "chủ thuyết" này - nhưng họ thì cốt chỉ để bán cho đắt giá thôi - thậm chí có bạn có đem ra show ở Tao Đàn để "hù" mọi người nữa)

Nhưng việc port 1 loạt các bài báo sưu tầm cũ của mình trên đây là do mình chưa đọc kỹ hết trên Vietpet.com nên cứ tưởng là chưa có vì vậy tranh thủ port lên để mọi người cùng xem

Và quả thực càng đọc càng thấy, "vấn đề" chó PQ ở VN ta đang "lộn xộn" thông tin quá (cái này có thể sẽ ảnh hưởng khó khăn lớn trong việc đăng ký ra ngoài) - Khổ thế Vn mình là cứ thường hay bị vậy!.

Thôi thì cứ cố gắng đọc nhiều nhiều để hiểu rằng thực ra ai cũng tâm huyết, ai cũng yêu nhưng mà vì đa dạng chưa chuẩn hoá nên có "cãi nhau" thì cũng "cười xoà" cả thôi mà.
 
Thấy bài báo có nhiều chỗ mang tinh thần "tự sướng" hơi buồn cười, chọc cái chơi.

Phú Quốc có 22 hòn đảo, nằm ở phía tây nam Việt Nam, trong đó có đảo Phú Quốc rộng 600 km2, bằng cả diện tích nước Singapo. Phú Quốc là một huyện thuộc tỉnh Kiên Giang, cách Rạch Giá 120 km. Từ hàng trăm năm nay, người dân Phú Quốc sống bằng nghề đánh bắt cá trên biển và đi săn (người dân đảo chắc hẳn làm ngư dân là chính, săn bắn có thể chỉ là nghề tay trái). Chính giống chó Phú Quốc đã thích nghi với cuộc sống săn bắt ở đây (hay là săn bắt để tự kiếm sống vì chủ cũng không đủ thức ăn mà nuôi?) và giúp những cư dân này sinh sống. Trên đảo là rừng cây nhiều muông thú, dưới đảo là mênh mông nước biển đầy tôm cá (rừng vàng biển bạc quá!). Người dân ở đây thường nói: Chó Phú Quốc chạy nhanh như sóc và bơi nhanh như rái cá, bởi bàn chân của chúng khác với các loại chó khác, do giữa các ngón có một màng thịt như chân vịt, giúp chúng bơi lội và bắt cá rất tài. Chó Phú Quốc có vóc dáng thanh, ngực nở, bụng săn, mình thon dài, chân cao, tai đứng, rất cần mẫn và tinh khôn trong việc giữ nhà, săn chuột, bắt chim và các loài thú hoang lớn hơn chúng (phần lớn động vật săn mồi đều có khả năng bắt những con mồi to hơn mình, điều này là bình thường). Khác với các loài chó khác, chó Phú Quốc rất thích tắm biển. Phải chăng, đây là đặc tính khiến chúng rất khó thích nghi khi được đưa vào nuôi trong đất liền. Mỗi khi đến kỳ sinh nở, loài chó này thường tự vào rừng đào hang sinh nở, khi sinh xong mới dắt bầy con trở lại nhà (chó cỏ nuôi ngoài bãi giữa sông Hồng cũng duy trì bản năng này). Một đặc điểm quan trọng để phân biệt chó Phú Quốc với các loài chó khác là chó Phú Quốc thường có xoáy trên lưng. Trên những con chó lông ngắn và dày, mầu đen, nâu, xám, vàng... nổi lên những xoáy lưng rất đa dạng và đối xứng theo dọc sống lưng. Các dạng xoáy thường thấy có thể là hình kim, mũi tên, yên ngựa, cây đàn, chiếc lá... Ngoài xoáy lưng, chó Phú Quốc còn có các xoáy ở hai bên cổ, sau mông (xoáy cổ, xoáy mông chó nào cũng có, nhiều ít tùy con). Lúc đuổi còn mồi hoặc gặp đối thủ mạnh tấn công, loài chó này không chỉ có hàm răng nhọn chĩa ra, mà ngay lập tức hàng xoáy dựng đứng lên như cái bờm ngựa khiến con vật to hơn, dữ tợn hơn cũng phải khiếp sợ (nhe răng và xù lông là bản năng của nhiều loài, loài nào sợ CPQ thì loài đó không dữ bằng CPQ, đã dữ hơn thì không sợ). Chó Phú Quốc có trọng lượng trung bình 15 kg/con (trọng lượng này khó săn được thú lớn). Với bản năng săn mồi vào loại xuất sắc và hơn nhiều loài chó khác, chó Phú Quốc thường theo chủ đi săn. Khi gặp mồi săn, người chủ chỉ cần ra hiệu bằng tay, bằng ánh mắt là con mồi không chạy đâu cho thoát.

Trong tự điển Larousse (Từ điển Bách khoa toàn thư của Pháp), chó Phú Quốc đã trở thành một đề mục được giới thiệu đầy đủ. Hiệp hội Bảo tồn chó quý thế giới cũng vừa công bố tài liệu khẳng định rằng: Cả thế giới chỉ có 3 loại chó xoáy lưng hiện còn ở Thái Lan, châu Phi và Phú Quốc (khẳng định vào thời điểm nào? khẳng định này còn uptodate nữa không? Lào cũng có chó xoáy). Gần đây, Thái Lan đã đăng ký thương hiệu quốc tế chó Xoáy Thái Lan (Thai Ridgeback), khiến cho giá chó Thai Ridgeback lên đến từ 1.000-2.500 USD/con. Thái Lan còn cho rằng, chó Phú Quốc có nguồn gốc từ Thái Lan hàng ngàn năm trước. Nhưng trong một cuốn sách viết cách đây gần 150 năm của nhà truyền giáo và thám hiểm David Livingstone đã nói rằng, tiền thân chó Phú Quốc là giống chó Hottentots (rút cuộc là Hottentots hay Rhodesian?). Thời ấy, những thuyền buôn của người Bồ Đào Nha, Hà Lan chở nô lệ đi bán đã cập vào đảo Phú Quốc để tiếp thêm nước ngọt và thức ăn. Chính giống chó Rhodesian Ridgeback đã được các thủy thủ trên tàu thuyền tặng hay trao đổi cho ngư dân trên đảo. Chó Phú Quốc đã được nuôi nấng, sử dụng và được bảo tồn nguyên gốc(bảo tồn nguyên gốc???) trên đảo Phú Quốc, những hòn đảo cô lập xa đất liền hàng trăm kilômét.

.....................................................................
Bác cho thế là tự sướng à?Hay là nhà bác có con Thái lai PQ nên ghen tức mà vào nói vậy?Nhiều câu nói của bác thật sự rất ngớ ngẩn.Chẳng hạn như "nhe răng và xù lông là bản năng của nhiều loài".Vậy chắc bác gặp nhiều loại lúc đánh nhau thì lông ở lưng mọc ngược lên hết để doạ à.Bác biết thì nói cho em ở đâu để em còn mua,mua bằng bất kì giá nào.Rồi "trọng lượng 15kg khó săn được thú lớn".Xin hỏi bác đã ra đảo PQ chưa mà dám kết luận vậy.Bác biết chó săn ngày xưa của các Pharaong ngày xưa nặng bao cân không?Đọc đến đây quả thực thấy bác không đọc nhiều sách báo.Chỉ dựa vào cảm xúc nhất thời mà viết thiếu suy nghĩ.Không những vậy phần trên bác lại cho ngay câu"phần lớn động vật săn mồi đều có khả năng săn bắt những con mồi lớn hơn mình,điều đó là bình thường".Sao mà mâu thuẫn vậy.Cho em xin hỏi bác bao nhiêu tuổi vậy?Em mới có 17 tuổi thôi.Nhưng 17 tuổi ở đây rõ ràng.........^:)^
Trong bài này có 1 số chỗ hơi xúc phạm bác Vũ,Nguyễn.Có thể bài này sẽ bị xoá.Nhưng em xin các bác quản lí để cho bác Vũ,Nguyễn đọc xong bài này trả lời em rồi muốn gì thì tuỳ.Nhưng tốt hơn hết là đừng xoá nó.Em không có ý xúc phạm hay khiêu khích gì cả.Chỉ là góp ý thôi.:-bd
 
Oh, tranh luận thì cứ tranh luận thôi.
Bờm mọc ngược với mọc xuôi chả có giá trị gì khi đánh nhau hết. Nó chỉ đơn thuần là môt đặc điểm. Còn xù lông nhe răng thì ở người cũng có :p. Chắc bạn cũng sống ở đảo PQ nhỉ? nếu tình cờ quay phim chụp ảnh được cuộc săn nào thì Post lên diễn đàn cho anh em mở rộng tầm mắt nhé. Chó sắn của Pharaon săn gì vậy bạn? Sư tử, sói? hay thỏ trên hoang mạc?
Thú lớn theo định nghĩa của tôi thì phải giống như mấy loại mà Dogo Agentino săn cơ.
Săn mồi lớn hơn mình là chuyện thường đối với các loài thú ăn thịt. Nhưng nó chỉ có tỉ lệ tương quan nhất định thôi. Một con cáo không thể săn voi được.
Trong khi có nhiều xu hướng đưa con CPQ lên tận mây xanh thì cũng có người đang tìm cách đưa nó về mặt đất để mà đứng cho vững.
Xúc phạm à? tôi không quan tâm.
 
@tieubavuong: Chó của tôi là chuyện của riêng tôi. Không vì nó không được coi là thuần chủng mà chán ghét nó hay ngược lại. Nếu tìm được một con CPQ chuẩn đúng như mô tả tôi sẵn sàng bắt về nuôi. Chẳng việc gì phải làm trò trẻ con chê bai nó làm gì. Nhưng cái gì cũng nên đặt đúng chỗ của nó, thế thôi.
 

CENTIMET

Member
quá chán với việc tranh luận của bạn...
AI thích tranh luận...xin mời sang YM hay dt nói chuyện.

Không làm sự việc rối ren hơn nữa, những thành viên như tôi ngày ngày trong chờ bài viết , kiến thức mà bạn chia sẻ để tôn trọng bạn hơn .....té ra thất vọng tràn trề!

Bạn là ai, bạn có vui không khi bạn là thuyền trưởng, sai 01 bước đã đưa anh em vào nguy hiểm

Tiêu chuẩn chó PQ sẽ có, đó là đương nhiên....chắc chắn phải vậy!!!

Và mong bạn ý thức rằng, bạn là 01 cá nhân, 01 con người nhỏ bé dù rằng bạn có kiến thức, có chức quyền ...thì khi sánh ngang với họ bạn vẫn chưa là gì...Tôi thật sự hoảng sợ vì bạn đầu độc họ....bạn có chắc chắn là bạn nói ĐÚng !!!



Kính chào và đoàn kêt!
 
Tranh luận mà sai thì tranh luận làm gì?Muốn biết chó của Pharaong săn gì thì lên Google mà Search.Lần sau đề nghị bác cho dẫn chứng về ''Con mồi to hơn" và "Thú lớn" nhé.Em mới học xong cấp 3 được vài ngày nên không rõ.Em thì muốn chó PQ ở mặt đất thôi.Chó PQ mà bay được lên mây xanh thì..... :((
 
quá chán với việc tranh luận của bạn...
AI thích tranh luận...xin mời sang YM hay dt nói chuyện.

Không làm sự việc rối ren hơn nữa, những thành viên như tôi ngày ngày trong chờ bài viết , kiến thức mà bạn chia sẻ để tôn trọng bạn hơn .....té ra thất vọng tràn trề!

Bạn là ai, bạn có vui không khi bạn là thuyền trưởng, sai 01 bước đã đưa anh em vào nguy hiểm

Tiêu chuẩn chó PQ sẽ có, đó là đương nhiên....chắc chắn phải vậy!!!

Và mong bạn ý thức rằng, bạn là 01 cá nhân, 01 con người nhỏ bé dù rằng bạn có kiến thức, có chức quyền ...thì khi sánh ngang với họ bạn vẫn chưa là gì...Tôi thật sự hoảng sợ vì bạn đầu độc họ....bạn có chắc chắn là bạn nói ĐÚng !!!



Kính chào và đoàn kêt!
Trời ạ cái Ông Phước này! anh port có bài báo mà em kêu anh tranh luận và đầu độc! Nặng lời quá vậy em! trả tiền cà fê đi cho vui vẻ :))
 

yennhi

Member
Tranh luận mà sai thì tranh luận làm gì?Muốn biết chó của Pharaong săn gì thì lên Google mà Search.Lần sau đề nghị bác cho dẫn chứng về ''Con mồi to hơn" và "Thú lớn" nhé.Em mới học xong cấp 3 được vài ngày nên không rõ.Em thì muốn chó PQ ở mặt đất thôi.Chó PQ mà bay được lên mây xanh thì..... :((
Chuyện mới học xong cấp 3 được vài ngày thì cũng chẵn có ý nghĩa gì ở đây cả...!VD: ngay cả bác trai nhà bạn bay giờ hỏi đến chó PQ thì cũng còn ậm ừ chứ đừng nói gì bạn ( chỉ VD thoi nhé không có ý xúc phạm người lớn ) quan trọng là kiến thức mà ban có chứ không phải bạn bao nhiêu tuổi vì có ai mà biết tất cả đâu.

Đồng ý với bạn là tranh luận sai thì tranh luận làm gì, nhưng có thực sự những lời nói của bạn là đúng để việc tranh luận đi theo hướng đúng không.

Còn chuyện chó của người ta cái này cái nọ thì cũng là chuyện riêng của người ta, nói ra thì cũng biết tôn trọng người khác 1 tý ( ăn có thể ăn bạy chứ nói thì không thể nói bạy bạn nhỉ ).

Việc tranh luận giờ đây đã lắng xuống vậy mà có người lại cố tình ...........thiệt là ..:yawn:..!

Mùa mưa đến rồi ôm nhau cho ấm nào, sao cứ làm ta xa nhau thế này :p
 
Chán trò tranh luận rồi. Nhưng cũng cố sưu tầm mấy thông tin về Pharaoh Hound cho chú em Tiểu_Bá_Vương:
Tiêu chuẩn của chó Pharaoh Hound:
Height: Dogs 23-25 inches (59-63 cm.) Bitches 21-24 inches (53-61 cm.)
Weight: 45-55 pounds (20-25 kg.)
Chó đực:59-63cm
Chó cái: 53-61cm
Cân nặng: 20-25kg


The Pharaoh Hound is one of the oldest domesticated dog breeds in the world (estimated to have originated around 4000 to 3000 B.C.) The breed's exact origin has been lost in the sands of time, but one belief is it began in Ancient Egypt, where a lithe, red, prick-eared sighthound, undeniably the close and direct ancestor of today's Pharaoh Hound, was used to hunt and chase down small game using its keen eyesight, sense of smell, and acute hearing. Through numerous Egyptian artifacts and writings, we have learned that this unique dog was treasured not only as an adept and able hunter, but also as a loyal and intelligent companion to the royal pharaohs of Ancient Egypt. For the past 2000 years, however, the Mediterranean island of Malta has been exclusively responsible for preserving and developing the breed into the Pharaoh Hound we know today. Since it has been living exclusively in the islands of Malta since time immemorial, the breed's origin is internationally recognized as Malta. The Maltese Islands are situated in the center of the Mediterranean about 50 miles south of Sicily. In Malta the hound is known as the Kelb Tal-Fenek which literally translated means "Dog of the rabbit." The main task of the Kelb Tal-Fenek is to hunt wild rabbits. Ancient Maltese farmers and hunters highly appreciated the Kelb Tal-Fenek as an outstanding rabbit hunter, and still today, many farmers and hunters in Malta take immense pride in owning the Kelb Tal-Fenek. The Kelb Tal-Fenek is both a sight hound as well as a scent hound. His way of hunting its prey is unique, together with its Mediterranean cousins- the Ibizan Hound, the Cirneco Dell Etna, the Portuguese Podengo, and the Podenco Canario. The Kelb Tal-Fenek uses its sense of smell to a marked degree (scent hound) when searching for its prey. When the prey bolts, its sight hound instincts come into play and the hound is in full flight in strong pursuit of its prey. The versatility of the breed does not, however, end here. The Kelb Tal-Fenek is a good guard dog, and also accompanies goats and sheep on their way to the pasture. The Kelb Tal-Fenek occasionally is also used as a gundog to flush and retrieve quail and woodcock. In honor of its importance and heritage, the dog was officially declared Malta's national hound in 1974. Maltese Lira coins were minted in 1977 depicting the Kelb Tal-Fenek on the reverse. During the 1960's Kelb Tal-Feneks were imported to England and to the United States. The breed was recognized by the AKC in 1983.
Cái chỗ bôi đỏ đó nói rằng nó là chó săn thỏ, và nhiệm vụ chính là săn những con thỏ hoang

Phần còn lại tớ ko dịch nốt vì muốn để chú em lao động chút ít.
Đây là nguồn: http://www.dogbreedinfo.com/pharaohhound.htm

Thêm video cho nó sinh động:http://www.youtube.com/watch?v=rFSh1wh_Y88
 
Top